Phong giao chia loại và giải nghĩa VI
Tiếp theo của phần V
Năm canh thì ngủ lấy ba,
Hai canh lo-lắng việc nhà làm-ăn
Thể phú. Xưa ta chia ban đêm làm năm canh: canh một, canh hai, canh ba, cánh tư và canh năm. Nên ta thường nói: “Đêm năm canh, ngày sáu khắc”.
Như trước đã nêu, dân ta có cái đức tính hoạt động, rất đáng quí. Hoạt động cả ngày, hoạt động cả đêm, chỉ trừ những giờ ăn ngủ. Có sống chung chạ với nông dân, ta mới nhận thấy những nỗi làm ăn vất vả nhọc nhằn của họ. Sớm dậy từ gà gáy, quấy quá ngấu nghiến ăn uống cho đủ lệ cái thói quen của dạ dày, rồi già có việc già, trẻ có trẻ, ai lo phận sự nấy: hoặc ra đồng làm ruộng, hoặc chăn trâu, hoặc cắt cỏ, hoặc dệt vải…, tới tấp hoạt động suốt từ gà gáy đến nửa đêm. Cho nên họ khuyên nhau rằng mỗi đêm có năm canh, chỉ nên ngủ trong ba canh thôi, còn hai canh vào lúc chập tối và gần sáng thì nên hoạt động làm việc hoặc lo tính sinh kế gia đình, hoặc làm lụng công này, việc khác…
Chính tôi đã biết một chuyện: một nhà nông kia, vì thức khuya, dậy sớm, hoạt động một cách rất hăng, đến nỗi, có lần, dưới ánh đèn lù mờ, cả gia đình đã ăn một bữa cơm thổi lẫn hoa hòe mà không biết! Nguyên nhà ấy vừa làm ruộng, vừa làm nghề nhuộm giấy vàng. Hôm ấy, dậy từ đầu canh năm, trong bóng nhá nhem, người ta cầm đầu đong gạo, chẳng ngờ trong đấu còn đựng ít hòe, thành thử cứ trộn cả hòe vào gạo mà thôi nấu. Sáng ra, thấy nồi cơm vàng khè, bấy giờ cả nhà mới biết rằng mình đã ăn một bữa cơm trộn hòe đắng !
O
Mặt trời tang tảng rạng đông,
Chàng ơi, thức dậy ra đồng chẳng trưa !
Thể phú. Tang tảng rạng đông là lúc phương đông hãy còn mờ mờ, sắp sáng mà chưa sáng rõ, tức là trước khi mặt trời gần mọc.
Đây là lời người nông phụ đánh thức chồng dậy để làm công việc đồng áng.
Hằng ngày từ chồng gia đình ấy cày sâu, cuốc bẫm, hết sức hoạt động theo tư tưởng trọng nông.
Vì xưa chưa có đồng hồ như ngày nay, nên ở nơi dân dã, người ta chỉ theo bóng mặt trời mà sinh hoạt: mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì nghỉ. (Nhật xuất nhi tác, nhật nhập nhi tức).
Theo thói quen ấy, người nông phụ kia, khi thấy mặt trời mới rạng đông, đã lay tỉnh kêu gọi chồng ra đồng làm ruộng. Nàng lại không quên kèm thêm mấy lời giục giã: “Đi làm đi thôi ! Đừng chùng chình nữa, kẻo trưa bây giờ !”
O
Đom-đóm bay ra, trồng cà, tra đỗ
Tua-rua bằng mặt, cất bát cơm chăm.
Thể phú. Đom-đóm, có nơi kết là “đôm-đốm” Tháng hai Âm lịch là mùa đom-đóm sinh-nở rồi bay ra. Tua-rua là một đám sao li-ti kết thành như hình bàn tay. Những đêm trời quang, mây tạnh, tua-rua thường mọc ở đằng đông, rồi lặn về đằng tây. Phong dao còn có những câu nói đến tua-rua, như:
“Tua-rua đã đến đỉnh đầu,
Em còn đứng lại làm giàu cho cha !
Giàu thì chia bảy, chia ba,
Phận em là gái được là bao nhiêu ?”
Ý nói: nông-dân xem thời-vật mà lo cách hoạt-động trên trường sinh-sống. Thấy mùa đom-đóm bay ra thì liệu tính đến việc trồng cà, trồng đậu; thấy tua-rua mọc đã ngang mặt thi trở dậy thổi nấu rồi lo việc canh-nông.
Nhà nông, mùa nào việc ấy, thường thường hoạt-động không ngừng tay, như tháng giêng thì giồng củ-từ, tháng tư thì giồng đầu củ-cải, tháng chín thì giồng bầu, nên có những câu:
“ Tháng giêng giống từ, tháng tư giồng đầu (củ cải)”. Và “Muốn ăn bầu, giồng đầu tháng chín”.
O
Vừa đi, vừa đợi, vừa chờ:
Nhanh chân thì kịp, lờ-đờ thì thôi
Thể phú. Đây là lời người đi trước thúc-giục kẻ đi sau: phải hoạt-động, phải tiến-thủ cho kịp bậc tiên-tiến.
Ý nói: tôi đang nhanh chân bước trước đây, tôi cứ vừa đi vừa chờ-đợi, nếu anh có nhanh nhẹn hoạt-động, cố-gắng tiến thủ, thì mới có thể kịp tôi mà cùng nhau thích cánh chen vai được. Vì bằng anh chỉ lờ đờ lạch-đạch, không chịu hăng-hái tiến bước thì, ôi thôi, anh phải chịu tiếng đi sau bước muộn. lạc-hậu mãi mãi, chứ đừng còn oán trời, trách người gì nữa.
O
Đã sinh ra kiếp đàn ông,
Đèo cao, núi thẳm, sống cùng, quản chi !
Thể phú. Thẳm nghĩa là thẳm u sâu thẳm. Cùng nghĩa là cùng kiệt,
Ý nói đã là tài trai, sinh ở đời, thì phải hoạt-động, mạo hiểm, không hề lùi bước trước một trở-lực nào hết.
Vời-vợi đèo cao ư ? Cứ hoạt-động ! Thăm-thẳm núi sâu ư ? Cũng hoạt-động ! Sông cùng, thủy tận ư? Vẫn luôn hoạt động ! Thế là bực đại-trượng phu đối với bất cứ những nỗi gian-nan hiểm-trở gì cũng không quản-ngại, miễn sao cho khỏi thẹn với hai chữ “tu mi” và khỏi mang tiếng là hư-sinh trong vòng trời đất.
HOA BẰNG