Phương pháp dạy trẻ: Lòng biết ơn là cội nguồn của phúc đức
Chúng ta đều thích cảm giác đầm ấm của gia đình. Chúng ta cảm thấy như trở về ngôi nhà của mình khi phải đến một nơi xa lạ nhưng được mọi người ở đó đối xử giống như cha mẹ mình với mình. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được hưởng những thành quả mà bố mẹ trải qua nỗ lực, gian khổ mới có được. Cái mà chúng ta được hưởng ấy chính là đức của bố mẹ.
Thế nào là đức?

Khi chúng ta ngồi xe buýt, mọi người đều nhường ghế cho người già. Rất nhiều người chúng ta đều có cảm giác không mệt, trái lại cảm thấy rất hạnh phúc, trong tâm rất dễ chịu, cảm giác rất vui. Đó chính là đức; đức có được khi làm việc tốt, từ việc bạn phải mất đi. Bạn mất đi vật chất, mất đi sự thoải mái trong một thời khắc ngắn ngủi; bạn vất vả nỗ lực, bao gồm cả việc người khác làm tổn hại đến lợi ích; bạn thống khổ nhưng vẫn không tính toán với người ta thì đều có được đức.
Chúng ta đều thích cảm giác đầm ấm của gia đình. Chúng ta cảm thấy như trở về ngôi nhà của mình khi phải đến một nơi xa lạ nhưng được mọi người ở đó đối xử giống như cha mẹ mình với mình. Ngay từ khi còn nhỏ, chúng ta đã được hưởng những thành quả mà bố mẹ trải qua nỗ lực, gian khổ mới có được. Cái mà chúng ta được hưởng ấy chính là đức của bố mẹ.
Như vậy người đức dày có phải rất thống khổ? Không phải thế. Nó giống như cảm giác bạn nhường chỗ ngồi. Nó giống như khi tan trường nghe được phụ huynh nói: “Chào cô, cô cả ngày lo cho bao nhiêu trẻ như thế này, vất vả quá. Cảm ơn cô rất nhiều!” Khi đó, bạn cảm thấy rất dễ chịu trong tâm, thay cho mệt mỏi.
Đem lòng biết ơn chính là trân quý đức

Tại sao cha mẹ cảm ơn giáo viên? Bởi vì người thầy/cô đã nỗ lực cống hiến, đã chăm sóc con họ bằng cả tấm lòng. Qua việc tận tâm dạy dỗ trẻ, người giáo viên có được đức; khi nói lời cảm ơn, cha mẹ đã thể hiện cái tâm biết trân quý đức.
Tất cả sự dễ chịu ấm áp chúng ta cảm thấy khi còn nhỏ đều do cha mẹ ban cho. Nếu chúng ta không đem lòng biết ơn lại còn so bì: “Chán, bố mình ít tiền quá, bố nhà người ta kiếm được bao nhiêu tiền”; “Bố nhà người ta có công việc tốt, bố mình phải ở nhà cày ruộng”… thì đây chính là thiếu lòng cảm ân nghiêm trọng. Cha mẹ nếu không chịu lao động cực nhọc thì sao nuôi dưỡng được chúng ta? Do đó chỉ khi có lòng cảm ân, chúng ta mới cảm thấy rằng những gì mà chúng ta được hưởng đều đến từ bao nhọc nhằn gian khổ của cha mẹ. Nuôi chúng ta khôn lớn thật chẳng hề dễ dàng chút nào.
Có được thì phải mất, cái mất này chính là bỏ công sức. Khi bỏ công sức ra thì chúng ta sẽ có được đức. Tối hôm nay có cô giáo đi gặp bạn bè, có cô xem phim truyền hình, có cô lại ở nhà chuẩn bị bài. Cô giáo này viết giáo án, hay nghĩ xem mình nên dạy như thế nào, hoặc làm một số giáo cụ. Người khác xem phim hoặc vui đùa, còn cô thì tìm xem dạy thế nào tốt hơn. Đó chính là bỏ ra công sức, chính là một dạng của “mất”. Hôm sau lên lớp, có thể học sinh không nhận ra. Cô giáo này đã chuẩn bị 5 phương pháp, nhưng lên lớp chỉ chọn dùng 1 phương pháp tốt nhất.
Bỏ công sức ra như thế này tuy người khác khó cảm nhận thấy, nhưng người xưa nói: “Trên đầu 3 thước có Thần linh”, “Người đang làm, Trời đang nhìn”. Sẽ có người nói: “Ôi, cô giáo này sao mà dạy hay như thế nhỉ?” Đó là minh chứng cho những nỗ lực mà cô đã bỏ công sức ra rất nhiều.
Nội hàm văn hóa truyền thống vô cùng sâu sắc, có nhiều điều có thể khai tâm khai trí cho chúng ta: Hãy cho người khác nhiều hơn; Người bỏ ra công sức để người khác có được niềm vui thì đó chính là tạo phúc đức cho bản thân mình.
Ví dụ như cái bàn này, chúng ta ngồi đây, là vì có người đã bày bàn ghế cho chúng ta. Nếu chúng ta rời đi không có ai thu xếp, thì những bàn ghế này sẽ rất bừa bãi. Nếu chúng ta mỗi người đều thuận tay xếp lại bàn ghế của mình, thì cả phòng rất nhanh chóng trở nên gọn gàng ngay ngắn. Nếu chỉ có một người làm, chẳng phải cần mấy chục phút sao. Vì vậy ta nên dạy trẻ em: “Con nhẹ nhàng xếp ghế này chỉ mất 10 giây, người thu dọn phòng sẽ tiết kiệm được 10 giây. Hành động này của con chính là đức.”
Chúng ta dạy để khi trẻ em làm bất kỳ việc gì thì trước tiên nên suy nghĩ đến người khác. Đó chính là đức, là noi gương hành xử của Thánh nhân. Như thế trẻ em sẽ hình thành một thói quen. Nếu bạn là thầy cô giáo, sẽ thấy nhẹ nhàng thoải mái hơn; bằng không khi tan học, bạn sẽ phải nhắc nhở từng em xếp ghế của mình. Có khi chúng không nghe, tất cả đều chạy đi, bạn phải xếp từng chiếc ghế thì thật vất vả. Chớ xem việc này là việc nhỏ. Mỗi lớp học nhiều trẻ em như thế, và xây dựng thói quen tốt cũng không khó lắm.
Trẻ em rất dễ nghe lời; giúp trẻ em hình thành những thói quen tốt như thế này thì các thầy cô giáo chúng ta cũng sẽ bớt nhọc nhằn đi một chút. Như thế các thầy cô có nhiều sức lực hơn để nghiên cứu dạy học. Có thầy cô chuẩn bị bài rất tốt, nhưng vừa vào lớp thì đứa chạy chỗ này, đứa chạy chỗ kia, bạn phải chấn chỉnh trật tự. Bài học sẽ dạy thế nào đây? Phương pháp đó có dùng được không đây?
Hành vi thói quen và phẩm chất đạo đức của trẻ là vô cùng quan trọng. Tại sao chúng ta nói đức dục đứng đầu so với trí dục và thể dục? Tại sao chúng ta thấy sách “Đệ Tử Quy” giảng “Hiếu đễ trước”? Khi có lòng cảm ân, trẻ em mới hiểu được nỗi vất vả của cha mẹ, nỗi vất vả của thầy cô, thì chúng sẽ biết xếp bàn ghế ngay ngắn một chút. Khi mỗi đứa trẻ đều nghĩ như thế, thế thì bạn sẽ là người hạnh phúc nhất. Do đó trước tiên chúng ta cần dạy trẻ em hiểu được hạnh phúc, cảm nhận được niềm vui khi giúp đỡ người khác, khi làm người khác vui. Thế nên chúng sẽ làm một người con ngoan, một người trò giỏi, một công dân tốt. Sau này lớn lên, chúng sẽ biết cách dạy dỗ thế hệ sau. Con tạo cứ thế xoay vần…