• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 12/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Quang Trung và Ngọc Hân Công Chúa III

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 19/01/2021
bigger smaller Báo lỗi

Tiếp theo của phần II

Ngày nay đọc lại chuyện Ngọc Hân công chúa ta thấy kính cần nghiêng đầu chào chưa đủ, và lòng thấy nao nao như sợ hãi nỗi đoạn trường của người vị vong còn xuất sắc. Ấy thế mà đời, – ngan thay ! – còn có kẻ dám bôi nhọ một khuôn mặt được gọt đẽo trong ngọc thạch, phải tắm trong lệ đau thương. Kẻ thì nói:

“ Gái đâu có gái lạ lùng: 

Con vua mà lấy hai chồng làm vua? ”

Kẻ lại thêm: “ Nhất kinh chiếu lưỡng vương”. Đó là nói văn vẻ, chứ thực tình người ta chỉ muốn bảo rằng công chúa Ngọc Hân sao lại ( bước đi bước nữa ) với vua Gia Long.

Có thể thế được không ?

Đành rằng công chúa chỉ là người đàn bà như mọi người đàn bà ở mọi thời, ở mọi nơi: dù có được giáo huấn kỹ càng, dù có được đức Quang Trung sủng ái, lòng công chúa có đau thương song cũng còn chỗ cho sự yếu hèn. Đành rằng đức Gia Long cũng có thể chuẩn cho Ngọc Hân công chúa lại “chầu”, nhưng biết căn cứ vào đâu ?

Câu “con vua mà lấy hai chồng làm vua ?”  Chỉ người dễ tính lắm mới tin nồi câu ca này. Vì biết đâu đấy chẳng chỉ là một việc đặt ra, – chính sử hay dã sử không thấy đâu nói đến,- để giảm dư uy một “nguy triều” ở trong lúc tàn quân Tây sơn còn kháng chiến đó đây? Cũng như khi Quang Toản bị bại rồi, cơ nghiệp nhà Tây Sơn sụp đổ, đời cũng truyền tụng câu “sấm” :

Ad

“Đầu cha lấy làm chân con, 

Mười bốn năm tròn hết số thì thôi “

Nhận thấy trên chữ “Quang” 光 (Quang Trung) và dưới chữ “Cảnh” 景 (Cảnh  Thịnh), niên hiệu của (Quang Toản) đều có chữ “Tiểu” và thấy nhà Tây Sơn làm vua vừa được mười bốn năm (từ 1788 đến 1801), hẳn người ta đã đặt ra câu “sấm” đó đề yên lòng người. Số giời chỉ có thể thôi, than tiếc mà làm gì, kháng chiến nữa mà làm gì. Một số đông chiến sĩ của Tây Sơn lười suy xét hay quá tin dị đoan chắc đã ngừng tay phấn đấu để vâng theo “mệnh giời”. Xưa kia, lúc vua Lê Thái Tổ khởi sự cụ Nguyễn Trãi thấu tâm lý người mình lắm, nên không cần cả tính Thái Ất của “đạo sĩ”  am Bạch Vân mà cũng đặt vô số sấm ngôn: “Lê Lợi vì quân” … Trần Thắng đời Tân lại còn đi trước cụ Nguyễn Trãi về 1ổi tuyên truyền này. 

Câu “Nhất kinh chiểu lưỡng vương” ? Càng khó tin lắm. Hoặc câu này chỉ là một cậu bịa đặt ở cửa miệng người đã đặt những câu sấm lục bát về thời vận nhà Tây Sơn. Hoặc câu này chỉ là một sự nhầm lẫn lớn của tiền nhân. Nguyên về triều Mạc, họ Nguyễn ở làng Kiệt Đặc huyện Chí Linh (Hải Dương), có ngôi mả tổ táng tại núi Trì Ngư cũng thuộc địa phận làng ấy Tướng Hoàng Phúc nhà Minh xem cục đất, bảo ngôi mộ này vào cách “Nhất kinh chiếu tam vương”. Sau họ Nguyễn sinh một gái tên là Nguyễn Thị Du. Bà Du học giỏi, người đẹp, được phong làm hoàng phi phà Mạc. Khi Mạc mất, bà bị quân Trịnh bắt được đem dâng cho chúa Trịnh. Dương vương Trịnh Tạc (1657-1682) rất yêu dấu, bà xin với chúa để đi tu. Sau chúa Khang Vương Trinh Căn (1682-1709) nối ngôi, cầu khắp bậc nữ học sĩ để dạy cung nhân, bà được mời về làm chức giáo thụ trong cung, cung nữ tôn trọng gọi bà là Lễ phi. Trước sau bà trải ba đời chúa, nên người đương thời cho là ứng với kiểu đất; “Nhất kinh chiếu tam vương”. Biết đâu đấy không là đầu mối câu chuyện “nhất kinh chiếu lưỡng vương” của Ngọc Hân công chúa ? Chỉ cần nghe sao tin vậy và chỉ cần nhầm một chữ “tam” ra chữ “lưỡng”: hai điều ấy không phải “không chịu được thủy thồ” đất này.

Vå, còn một tài liệu nữa để phá tan hắn mối hoài nghi: bài Ai tư vãn. Trong lúc trốn tránh, Ngọc Hân công chúa đôi phen đối cảnh mà ai hoài ; trông “hoa héo don don”, ngắm đầu non khói tỏa, mãnh lực của tinh thần trong chốc lát phải thoái bộ để mặc sức cho tình cảm tràn ngập cõi lòng. Một giây thôi, công chúa không là người mẹ thắt lưng buộc bụng nữa: Công chúa lại trở lại người quá phụ. Sóng dĩ vãng dồn dập tới, lớp lớp lại lớp lớp; con ốc thu mình vào trong vỏ đề ôn lại nỗi thầm kín của lòng. Chính lúc ấy là lúc công chúa lần lượt đi từ cái hiện tại phũ phàng sang cái quá khứ xa xăm, từ tấm lòng yêu thương của chồng sang nổi mình bơ vơ đất khách, từ cảnh con cui cút đến tuổi chúng ấu sung thiếu cả di mưu: cuộc “lữ hành” càng xa, lệ rơi càng nhiều, tiếng nức nở càng lắm, như bấy nhiêu hành tung trên con đường sầu thảm. Bài Ai tư vãn chỉ là một xâu những hạt lệ ấy, một tràng những nức nở ấy. Đọc suốt một trăm sáu mươi tư cấu, – bài Ai tư vãn có một trăm sáu mươi tư câu, – thấy lời lẽ thống thiết, từ tiệu du dương, tấm chí tình của công chúa như đề bộc lộ ra ánh sáng. Không nghi ngờ gì nữa: người đã viết nên những lời đẫm lệ ấy không dễ và không thể làm lại cuộc đời với bất cứ một ai nữa. Công chúa bấy giờ đang đứng trong cảnh:

“ Nửa cung gẫy phím cầm lành, 

Nỗi con côi cút, nỗi mình bơ vơ”.

(Ai tư vãn)

Đến đây cần phải đặt một câu hỏi : có thực bài Ai tư vãn là của Ngọc Hân công chúa viết không ?. Vì chút tài liệu bài ấy mang lại chỉ có giá trị khi nào chính công chúa viết ra bài ấy; vì có thể một nhà văn thấy cảnh ngộ công chúa xúc động hồn thơ, đã thác lời công chúa mà truy mộ người anh hùng Đống Đa, cũng như bây giờ thi sĩ Thượng Tân Thị viết bài khuê phụ thán. Trong câu hỏi này, phần quan hệ ngang phan trở ngại. Song trong văn chương Việt Nam, còn nhiều văn phẩm khác cũng chỉ biết dựa theo truyền tụng mà định tác giả; vì ở nước ta không mấy khi còn bút tich để khảo cứu. Vả, bài Ai tư vãn viết vào đầu Nguyễn triều: ai người dám giữ lại nguyên cảo của một “nguy hậu”?. Chứng cớ là về sau người ta đốt cả văn thơ của Cao Bá Quát vì Cao nghịch với triều đình. Cố nhiên bài Ai tư vãn  không thể nhờ ngọt bút, tờ giấy mà đề lại đời sau. Người thương cảnh ngộ công chúa, yêu văn công chúa chỉ còn một nơi tàng trữ: trí nhớ; chỉ còn một cách cho người thưởng thức: truyền mồm, – truyền trong lúc vắng vẻ.

Vậy ta khó lòng mà hưởng sự tìm tòi về phía tự tích, mà chỉ nên hỏi công chúa có phải là người có thể viết nên một trăm sáu mươi tư câu thơ não nùng, thảm thiết ấy không. Tôi tin là phải: Công chúa, khi còn là con gái, đã thông suốt đồ sử; sau gặp thảm cảnh, thân góa bụa, con côi cút, sống lẩn lút với nguy nan. Đã có một học lực uyên thâm, lại gặp một cánh huống bi đát, bài Ai tư vãn là một kết quả tất nhiên, như một mầm tốt gặp chỗ phù sa có đủ khí trời, hơi nước, khí nóng. Trong lúc chờ đợi một chứng cớ xác thực, chúng ta có thể kết luận mà không sợ lầm rằng Ngọc Hân công chúa đã viết ra bài Ai tư vãn.

Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa hài lòng: nếu công chúa là một người tiết liệt, sao không chọn con đường thiên cổ của các vị tiết liệt ? .Nghĩa là sao công chúa không tuẫn tiết đi ? Có phải miệng lưỡi thiên hạ không tìm được một chỗ mà bao biếm không ? Những công chúa đã có cớ đề mà “kéo lê”mấy năm luân lạc : “Còn trứng nước thường vì đôi chút.

Chữ tình thâm chưa thoát được đi!

Ad

Vậy nên nấn ná đôi khi, 

Hình tuy còn ở, phách thì đã theo”.

(Ai tư vãn ) 

Gần đây, ông Sở Bảo về làng Phù Ninh, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc

Ad

Ninh, quê làng bà Nguyễn Thị Huyền tức Chiêu Nghi Hoàng thái hậu, vợ vua Hiến Tôn và mẹ đẻ bà Ngọc Hân, có được mấy vị bô lão kể cho nghe kết cục thân thế bà Ngọc Hân, Theo lời Ông Sở Bảo đã thuật trong Trung Bắc chủ nhật số 53, thì sau khi nhà Tây Sơn mất, Ngọc Hân công chúa đem hai con về ẩn trốn một nơi ở tỉnh Quảng Nam, người con giai đổi tên là Trần Văn Đức, người con gái đổi tên là Trần Thị Ngọc Bảo, còn chính bà cũng trá xưng là vợ góa một lái buôn ở Bắc, gặp loạn, chồng chết, mẹ con phải lưu lạc. Chẳng bao lâu, chân tướng cũng lộ, ba mẹ con bị bắt giải tỉnh, rồi bị triều đình dùng “tam ban triều điển”  xử tử cả. Bấy giờ bà tuổi mới ba tuổi, con gái mười ba, con giai lên mười. Kế đó, bà Chiêu Nghi cho người đi lấy thi hài con cháu về chôn ở làng Phù Ninh và lập đền thờ. Vài năm sau, nhân việc ghen ghét thường xảy ra sau lũy tre xanh, triều đình giáng chi trị tội những kẻ cường hào đã công nhiên cho xây lăng và đền thờ “nguy hậu”, Thế rồi đền phải phá, lăng phải đào xương. Ba mẹ con bà Ngọc Hân phải quăng xuống sông. 

Nhưng họ Nguyễn ở làng Phù Ninh cũng có một người con gái xinh đẹp, tên là Nguyễn Thị Ngọc Bình được chầu vua Cảnh Thịnh. Được vài năm, nhà Tây Sơn mất, bà Ngọc Bình trốn đi tu. Chút tư sắc đã đưa bà đến bệ rồng chẳng bao lâu lại đem bà từ chỗ già lam về bệ rồng. Một vị quan đem bắt bà tiến chầu Đức Gia Long nói bà có quý tướng trong mình không hề đeo hương hoa gì, mà đứng đâu cũng thấy thoang thoảng mùi thơm mát dịu.

Nếu quả Ngọc Bình cung tân mới chính hợp với câu “Nhất kinh chiếu lưỡng vương” thì càng hay. Sau trên một thế kỷ mang oan, Ngọc Hân công chúa phải được phục hoạt trong cái băng tuyết của tấm lòng tiết phụ.

Không phải thế chăng nữa, cũng không sao. Câu “nhất kinh chiếu lưỡng vương” cùng câu “con vua mà lấy hai chồng làm vua” đã chỉ là “con đẻ” của một sự vụng dại hay của một vu hãm nhuốc nhơ, giờ này là lúc nên lấy nước trầm hương mà rửa mặt lại khuôn mặt ngọc người xưa; giờ này là lúc nên lấy hết tinh tú mà kết lên khuôn mặt ấy một chiếc miện muôn muôn năm sáng tỏ

HẾT

TAM GIA

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin