Sách lược đối ngoại “mơ hồ” của Trung Cộng trước sự cô lập của quốc tế
Kết quả bầu cử của Hoa Kỳ vẫn chưa rõ ràng, Trung Cộng cũng khá thận trọng trong việc bày tỏ thái độ về việc này. Rõ ràng là giới lãnh đạo Trung Cộng rất sợ việc Tổng thống Trump tái đắc cử. Trước đó, Trung Cộng đã đặt cược hết vào ông Joe Biden, truyền thông Trung Cộng không ngừng tuyên truyền ông Biden dẫn đầu các cuộc thăm dò.
Ông Tập Cận Bình càng ngày càng ý thức được rằng nguy cơ Trung Cộng bị đánh đổ bởi cộng đồng quốc tế đang tăng nhanh, lựa chọn cách co mình lại nhằm tránh nguy cơ sụp đổ có vẻ là lựa chọn lúc này. Tuy nhiên sách lược tránh né tiêu cực như vậy thực có vẻ cũng không nhận được sự đồng thuận trong nội bộ Trung Cộng.
Ông Tập “chơi chữ” trong bản kế hoạch 5 năm lần thứ 14
Gần đây các phương tiện truyền thông Trung Cộng đã công bố một số nội dung chính quan trọng nhất về kế hoạch 5 năm lần thứ 14 tại phiên họp toàn thể lần này của ông Tập.
Nguyên văn phần phát biểu của ông Tập: “Tình hình quốc tế ngày càng phức tạp, sự bất ổn và không xác định ngày càng gia tăng, dịch bệnh viêm phổi do chủng virus corona mới gây ảnh hưởng sâu rộng, kinh tế toàn cầu lâm vào khó khăn, thế giới bước vào thời kỳ biến động hỗn loạn, chủ nghĩa đơn phương, chủ nghĩa bảo hộ và chủ nghĩa bá quyền tạo thành mối đe dọa đối với nền hòa bình thế giới.”
Nhìn bề ngoài thì đoạn phát biểu này có lập luận về cơ bản có vẻ giống với trước đây, nhưng lại thêm vào những từ khóa mới, chủ yếu là “tình hình dịch bệnh ảnh hưởng sâu rộng …, thế giới bước vào thời kỳ biến động hỗn loạn …. tạo thành mối đe dọa”.
Vấn đề “Tình hình dịch bệnh gây ảnh hưởng sâu rộng” ở đây cũng không chỉ là nói về hai lần bùng phát tình hình dịch bệnh hiện nay, điều mà các lãnh đạo cao cấp Trung Cộng lo lắng hơn đó chính là phải đối mặt với việc bị truy cứu trách nhiệm che giấu dịch bệnh. Mộng tranh bá thế giới của mấy năm trước đây giờ đã biến thành tận lực tránh né nguy hiểm, ứng đối với mối đe dọa.
Vì vậy, ông Tập Cận Bình yêu cầu tăng cường “ý thức về nguy hiểm”, “duy trì vững vàng chiến lược, làm tốt việc của mình”, “xây dựng cách tư duy chấp nhận tình huống xấu nhất”, “hướng lợi tránh hại”.
Khi ông Tập giải thích về chính sách “Nội tuần hoàn” (phát triển thị trường trong nước) còn nói, “Theo sự biến đổi của hoàn cảnh kinh tế chính trị toàn cầu, xu hướng trái ngược toàn cầu hóa tăng lên”, “Sự tuần hoàn quốc tế truyền thống ngày càng yếu đi”, “Nhất thiết phải đem cơ sở cho sự phát triển đặt ở trong nước”.
Điều này cho thấy, cái gọi là “Nội tuần hoàn” chính là tình thế bắt buộc phải làm chứ không phải do chủ động. Những nội dung được truyền thông Trung Cộng đăng tải đương nhiên là đã được kiểm soát và cắt bớt. Tại phiên họp Toàn thể lần thứ 5 việc ông Tập Cận Bình nói những nội dung cụ thể nào, ông trích dẫn những ví dụ thực tế nào, thì cũng sẽ không dễ dàng lộ ra bên ngoài.
Kế hoạch về mở cửa đối ngoại bị coi nhẹ
Trong bản Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 vừa được công bố, một số nội dung được trình bày và phân tích hoàn chỉnh, cũng đã cho thấy rõ ràng tư tưởng co mình hướng nội của ông Tập. Trong phần mục tiêu chủ yếu, vấn đề cải cách mở cửa được miêu tả là:
“Hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa càng thêm hoàn thiện, hệ thống thị trường tiêu chuẩn cao về cơ bản được hình thành, chủ thể thị trường trở nên tràn ngập sức sống, cải cách chế độ quyền tài sản và cải cách phân phối các nhân tố trọng yếu theo xu hướng thị trường hóa đã đạt được những bước tiến to lớn, chế độ cạnh tranh công bằng ngày càng thêm kiện toàn, hệ thống kinh tế mở mới theo hình thức mở cửa ở mức độ cao hơn về cơ bản được hình thành.”
“Hệ thống kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” là một khẩu hiệu mâu thuẫn, hoàn toàn không phải là kinh tế thị trường thực sự, trên thực tế ảnh hưởng của nhà nước là rất rõ ràng, bản thân Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 chính là sản phẩm của kinh tế kế hoạch, trong các nền kinh tế thị trường trưởng thành trên toàn thế giới. Vấn đề mở cửa đối ngoại bị bỏ qua, cơ bản là không có xây dựng mục tiêu, chỉ nói là “hệ thống kinh tế mở mới theo hình thức mở cửa ở mức độ cao hơn về cơ bản được hình thành”, sau đó giải thích rõ như sau:
“Thúc đẩy tự do hóa và tạo thuận lợi hóa cho thương mại và đầu tư … tăng cường năng lực cạnh tranh toàn diện của ngoại thương. Hoàn thiện đãi ngộ quốc dân trước khi thương nhân nước ngoài được vào đầu tư và chế độ quản lý các hóa đơn xấu, mở rộng có trật tự các ngành dịch vụ mở cửa đối ngoại … Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các công ty Trung Quốc ở nước ngoài”, “Xây dựng phát triển ổn định tự do mậu dịch cảng Hải Nam”, “Thận trọng và ổn định thúc đẩy quá trình quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ”.
Cái gọi là mở cửa đối ngoại, cũng không có mục tiêu và kế hoạch mang tính đột phá trong 5 năm tới. Chiến lược “Một vành đai Một con đường” cũng biến thành “phát triển chất lượng cao”.
Trong kế hoạch còn nêu, “Xác định rõ quyền quản lý toàn diện của Trung ương đối với đặc khu hành chính”, “Hồng Kông, Ma Cao dung nhập tốt hơn vào phát triển chung của quốc gia, xây dựng vùng vịnh lớn Quảng Đông – Hồng Kông – Ma Cao chất lượng cao”.
Trung Cộng cũng nhất định xem Hồng Kông như một cửa sổ đối ngoại. Trong nội dung kế hoạch còn nêu rằng, “Kiên trì chính sách ngoại giao hòa bình, độc lập tự chủ, thúc đẩy trao đổi ngoại giao các lĩnh vực các cấp”, kiểu nói như thế này giống như là quay trở về hơn 40 năm trước vậy. Sau khi ông Tập Cận Bình cầm quyền, từng lớn giọng khởi xướng “Nguyên thủ ngoại giao” (ngoại giao nguyên thủ quốc gia) với các cường quốc, đặc biệt là ngoại giao với Hoa Kỳ và các nước Âu Châu, hiện giờ kiểu “Tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình” này hoàn toàn không còn thấy nữa, mở cửa đối ngoại chỉ còn lại chỉ là khẩu hiệu đơn thuần mà thôi.
“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Ngày 30/10, Thủ tướng Lý Khắc Cường triệu tập một hội nghị tiểu ban lãnh đạo công tác biên soạn “Đề cương dự thảo” của Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của chính phủ. Các phương tiện truyền thông của Trung Cộng từng đăng tải một phần nội dung bài phát biểu của ông Lý Khắc Cường, nhưng vẫn có sự cắt xóa, Ông Lý Khắc Cường có nhắc đến việc lập kế hoạch cần phải “tôn trọng quy luật kinh tế”, “phát huy hết mức vai trò quyết định của thị trường trong việc phân phối nguồn lực”.
Từ ngày 3-4/11, ông Lý Khắc Cường đến tỉnh Hà Nam để khảo sát, mặc dù truyền thông Trung Cộng có đưa tin, nhưng đã lược bớt không ít nội dung nói chuyện của ông Lý. Tuy nhiên, một số trang web của Trung Cộng “mau lẹ” đăng 4 bài liên tục ghi chép lại nguyên văn nội dung nói chuyện của ông Lý Khắc Cường.
Ông Lý Khắc Cường đến thôn Đông Lộ, tỉnh Hà Nam và hỏi tình hình thu nhập trong việc trồng trọt với những gia đình trồng lương thực: Quy mô gieo trồng lớn bao nhiêu thì mới có thể cân bằng lời lỗ.
Những diễn viên đóng vai người dân nói: “Ngày nay cơ hội việc làm rất linh hoạt và đa dạng: vào ngày mùa nông dân có thể làm thuê cho những nhà trồng lương thực, ngày nông nhàn thì lại có thể đi ra ngoài làm thuê; có một vị tốt nghiệp đại học trở về quê nhà mở một gian cửa hàng tổng hợp, có thể tạo việc làm cho hơn 20 người dân trong thôn; có một vị nông dân mua một cái máy gặt chuyên nghiệp, ngoài việc gặt hái lúa mạch cho nhà mình thì chủ yếu mang máy sang huyện khác gặt lúa mạch thuê cho người khác”.
Giúp đỡ nhau trong ngày mùa vụ ở nông thôn cũng được coi là công việc làm thuê; sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm đành chấp nhận trở về quê mở cửa hàng, nông dân trồng trọt đều không dễ cân bằng lời lỗ, thì lấy đâu ra nhu cầu trong nước; luân phiên thuê một cái máy gặt … những điều này lại được tính là có công ăn việc làm, thì có thể thấy được tình hình thực tế công ăn việc làm của nông dân và sinh viên tốt nghiệp đại học là như thế nào, chính sách nội tuần hoàn có thể giải quyết được vấn đề này sao?
Trên các phương tiện truyền thông của Trung Cộng thì những chi tiết này đều bị lược bỏ, ông Lý Khắc Cường lại kiên trì công bố ra, hẳn là ông đang thể hiện sự không đồng ý với chính sách nội tuần hoàn.
Ông Lý Khắc Cường có lẽ đại diện cho một tiếng nói bất đồng nào đó trong nội bộ Trung Cộng, nhưng đối mặt với sự cô lập của quốc tế, giới lãnh đạo Trung Cộng quả thực không có sách lược gì để ứng phó. Vì để ngăn ngừa sự sụp đổ, Trung Cộng lựa chọn bế quan tỏa cảng, thực hiện “Nội tuần hoàn”, nhưng như vậy cũng không tránh được những khó khăn nội bộ chồng chất.