Tác dụng khó tin của hiệu ứng giả dược
Có thể bạn chưa biết ăn đường cũng chữa được bệnh? Nước muối sinh lý có thể thay thế morphine?
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, bác sĩ gây mê người Mỹ Henry Bigger đã hết morphine (chất được dùng để giảm đau cho binh lính) và thay vào đó họ đã tiêm nước muối. Ông rất ngạc nhiên khi thấy rằng hơn một phần ba binh sĩ phản ứng như thể họ được tiêm morphine.
Mười năm sau, năm 1955, Tiến sĩ Bigger công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí nổi tiếng của Hoa Kỳ, và các nghiên cứu về “hiệu ứng giả dược” bắt đầu.
Nhà tâm lý học nổi tiếng Bruno Klopfer đã ghi lại một trường hợp kỳ lạ trong bài báo Psychological Variables in Human Cancer (Các Biến Số Tâm Lý trong Ung Thư ở Người) trên tờ Journal of Projective Techniques năm 1957.
Ông Wright là một bệnh nhân bị ung thư hạch giai đoạn cuối. Các khối u to bằng quả cam nằm rải rác trên cổ, ngực, nách, bụng và bẹn. Lá lách và gan sưng khá to. Ông bị thiếu máu nặng, bác sĩ Wei Philip West cho rằng ông ta sắp chết và không còn cách nào điều trị cho ông nữa. Nhưng Wright vẫn muốn sống, trong thời gian nằm viện, ông được biết bệnh viện đang thử nghiệm một loại thuốc chống ung thư mới tên là Krebiozen, tin này đã mang đến cho ông nhiều hy vọng.
Ông Wright cầu xin Tiến sĩ West chích loại thuốc mới này cho ông ta, Tiến sĩ West khuyên can ông rằng Krebiozen không phù hợp với ông và không đạt các quy định về thuốc.
Nhưng ông Wright vẫn không ngừng năn nỉ, và cuối cùng bác sĩ West cũng đồng ý để ông ta thử.
Ba ngày sau khi tiêm loại thuốc mới, vào thứ Hai đầu tuần, bác sĩ West quay lại bệnh viện để gặp ông Wright, bác sĩ West đã bị chấn động. Ông thấy “người bệnh đang hấp hối và nằm liệt giường với mặt nạ dưỡng khí” hôm trước thực sự đang đi lại trong phòng và trò chuyện với y tá.
Tuy nhiên, những bệnh nhân khác trong bệnh viện cũng được sử dụng Krebiozen thì không có tiến triển gì, thậm chí một số còn trở nên tồi tệ hơn. Bác sĩ kiểm tra các tổn thương của ông Wright và phát hiện ra rằng khối u của ông đã thu nhỏ một nửa chỉ trong vài ngày.
Tiến sĩ West mô tả rằng “khối u đã mềm ra giống như một quả cầu tuyết trên bếp lò nóng”. Những người trong bệnh viện không thể tin được, nhưng họ không thể phủ nhận những gì họ nhìn thấy. Tuần đó, bác sĩ West đã hoàn thành hai mũi tiêm khác cho ông ta sau quá trình điều trị bằng Krebiozen.
10 ngày sau, tất cả các triệu chứng của ông Wright biến mất và ông ta được xuất viện về nhà. Vài tuần trôi qua, ông vẫn rất khỏe mạnh. Sau khoảng hai tháng, ông Wright bất ngờ xem được tin tức báo cáo rằng Krebiozen đã được thử nghiệm và không có tác dụng chống ung thư.
Khối u của ông nhanh chóng tái phát và trở lại tình trạng nghiêm trọng trước đây, ông lại nhập viện với tâm trạng u uất, buồn bã.
Tiến sĩ West hiểu rõ bản chất lạc quan của ông Wright, và nghĩ rằng không có cách nào để giúp ông ta, vì vậy ông West cũng đành thực hiện tiếp một thí nghiệm vô hại. Ông nói với ông Wright: Đừng tin vào những tin tức trên báo, thực tế thì Krebiozen là loại thuốc chống ung thư hứa hẹn nhất.
“Vậy tại sao tôi lại tái phát?” ông Wright hỏi.
“Vì sau một thời gian, tác dụng của thuốc đã mất dần.” Bác sĩ nói: “Hiện đã có lô thuốc phiên bản siêu cải tiến mới nhất, hiệu quả gấp đôi so với ban đầu. Bệnh viện sẽ nhận đợt thuốc này vào ngày mai.” Ông Wright nghe xong rất vui mừng, hy vọng đã quay trở lại lần nữa.
Tiến sĩ West cố tình yêu cầu ông ta đợi một vài ngày để nâng cao kỳ vọng của mình. Vài ngày sau, bác sĩ West giả vờ tiêm cho ông ta một liều thuốc “hiệu lực kép” (thực chất là giả dược mà không có bất kỳ tác dụng nào của thuốc). Kết quả của lần “điều trị” này thậm chí còn ấn tượng hơn lần đầu tiên, và khối u của ông Wright đã biến mất một lần nữa. Tràn dịch màng phổi cũng hết. Ông xuất viện lần thứ hai và sống rất khỏe mạnh trong hai tháng nữa.
Rồi một ngày, ông Wright nhìn thấy một tin tức khác: Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (AMA) chính thức thông báo rằng sau một số lượng lớn các thử nghiệm lâm sàng về Krebiozen đã xác định nó không có tác dụng chống ung thư. Sau khi xem báo cáo, khối u của ông Wright tái phát trở lại, ông ta nhập viện vài ngày sau đó rồi tử vong sau hai ngày.
Có thể thấy rằng một lý do lớn để giả dược có tác dụng là bệnh nhân tin vào tác dụng của thuốc – yếu tố căn bản của hiệu ứng giả dược.
Trên thực tế, hiệu ứng giả dược không phải là một phát hiện mới trong y học hiện đại; ở đời thường, hiện tượng này cũng thường xảy ra. Nếu một đứa trẻ bị đứt tay thì ngay khi đặt một miếng băng vào, nó không còn kêu đau nữa. Nhưng thực chất băng không có tác dụng giảm đau, hay thậm chí là chữa bệnh.
Ông Deepak Chopra, một người ủng hộ ‘thuốc thay thế’ nổi tiếng đã trích dẫn hai trường hợp đáng buồn trong hai cuốn sách “Peace Is the Way” (Bình Yên Là Con Đường) và “Creating Health: How to Wake Up the Body’s Intelligence” (Cải Thiện Sức Khoẻ: Cách để Đánh Thức Trí Thông Minh của Cơ Thể).
- Một phụ nữ trẻ đã chụp X-quang phổi và phát hiện thấy một bóng mờ giống ung thư phổi, nhưng chưa chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, sự việc này khiến cô rất hoang mang, sức khỏe của cô giảm sút nhanh chóng và qua đời vì bệnh ung thư phổi sau đó vài tháng. Về sau, khi ông Chopra kiểm tra bệnh sử của cô, ông tìm thấy các phim X-quang 5 năm trước đều có cái bóng giống nhau, chỉ là hơi nhỏ hơn một chút. Ông Chopra suy đoán rằng bác sĩ trước đây của cô không nói đến và cũng không nói với cô rằng điều đó không quan trọng.
- Một người nghiện thuốc lá 64 tuổi đã đến Qiaobula để khám sức khỏe định kỳ. Vì sức khỏe tốt và không có bất kỳ triệu chứng bệnh tật nào nên ông Chopra chỉ chụp X-quang phổi và phát hiện có một tổn thương lớn ở thùy dưới phổi bên trái; ông được tiến hành thêm các bước xét nghiệm ung thư phổi. Sau khi người nghiện thuốc biết được chẩn đoán, cơ thể của ông đột nhiên suy sụp nhanh chóng; trong vòng chưa đầy ba ngày, ông bắt đầu ho ra máu, sau đó ông khó thở và ho không ngừng trong ba tuần. Một tháng sau, người đàn ông này qua đời vì ung thư phổi.
Ông Chopra chỉ ra rằng các trường hợp này chứng minh hiệu ứng tinh thần: việc báo động về sự nguy hiểm của bệnh cho bệnh nhân khiến bệnh phát triển và gây tử vong nhanh chóng. Bệnh nhân đơn giản là qua đời vì chẩn đoán chứ không phải vì bệnh.
Ông Chopra nói: “Đây là hiệu ứng Nocebo. Có thể nói, vấn đề nằm ở những suy nghĩ trong đầu: ‘Tôi bị ung thư và tôi sẽ mất mạng.’ Cơ chế kết nối suy nghĩ và sinh lý trong cơ thể bệnh nhân biến ý tưởng đó thành một loạt các thay đổi bệnh lý; vì vậy bệnh của họ bắt đầu xấu đi nhanh chóng.”
Bác sĩ phẫu thuật, Bernie Siegel tin rằng suy nghĩ và tinh thần ảnh hưởng đến sức khỏe, còn yêu thương có khả năng vượt qua bệnh tật và đau đớn thể xác. Tâm lý bình ổn gửi tín hiệu “sống” đến cơ thể; nhưng trầm cảm, sợ hãi, xung đột và oán giận lại gửi tín hiệu “chết”.
Vì vậy, mọi phương thức chữa khỏi bệnh tật đều phù hợp với “khoa học”, kể cả những “kỳ tích” mà khoa học hiện đại không thể giải thích được.