Tài liệu để đính chính những bài văn cổ III
V Trung thu vấn nguyệt (1)
Tết thu dạ (2) giời quang mây tạnh (3),
chốn lữ-đình (4) gác tỉnh (5) canh khuya.
Tai nghe văng-vẳng bốn bề.
Gương Nga vằng-vặc soi kề thềm lan (6).
Thấy giăng thêm động (7) lòng vàng,
Ngâm câu “Vấn Nguyệt” mà đoan mấy nhời (8).
Hỡi chị Nguyệt (9) mấy nhời sau trước :
“Duyên cớ sao mà được thảnh-thơi ?”
Nguyệt rằng : “ Vật đổi sao dời,
Gương này (10) giời để cho người soi chung.
Làm cho mỏi mắt (11) anh hùng
Nghìn thu băng tuyết (12) một lòng thanh-quang (13)
Hỏi chị Nguyệt có đường lên tới,
Chốn thiềm-cung cách mấy mươi xa (14) ?
Nguyệt rằng: “ta lại biết ta (15),
Có cây đan-quế, ấy là chị em,
Khách trần (16) thử tới mà xem,
Kia gương ngọc thỏ, nọ rèm thủy tinh”.
Hỏi chị Nguyệt có tình chăng tá, (17)
Chứ niên-hoa (18) phỏng độ nhường bao ?
Nguyệt rằng: “Chút phận tơ đào (19)
Càng lên càng tỏ, càng cao càng tròn.
Mảnh gương (20) vằng-vặc chẳng mòn,
Bao nhiêu tinh đẩu là con cả nhà.”
Hỏi chị Nguyệt Hằng nga mấy tuổi,
Cử năm năm đến tối thì ra, 21.
Nguyệt rằng: “ Ta lại biết ta (22)
Minh-minh trường dạ, ai la (23) biết ai ?
Vậy nên mở mặt rõ soi (24),
Biết nơi nham-hiểm, biết người (25) là giang”.
Nghe Nguyệt nói (26) lòng càng yêu Nguyệt.
Biết lòng ta Nguyệt có hay chăng (27) ?.
Muốn lên cho đến cung giăng. (28)
Kết duyên cho được chị Hằng mới tha !
Một giăng với lại một ta, (29),
Biết nhau chỉ có trống ba điểm thùng (30)
Nguyệt thong-thỏ ướm lòng thử hỏi (31):
“ Cõi trần-gian là cõi làm sao ?”
“Cuộc đời em tựa chiêm bao:
Công, hầu, khanh, tương xôn-xao trong vòng.
Tranh nhau vì chút (32) hơi đồng,
Cướp nhau (33) vì miếng định chung của giời”.
Nguyệt lại hỏi đến người quân-tử,
Cõi vân-lôi (34) đôi chữ (35) kinh-luân.
Ta rằng: “Có đứng thanh-thần ,
Ra tay bát loạn (37), đem công trị bình (38)
Còn phường trục lợi (39) tham danh (40)
Trò đời em cũng ra tình phù xu (41)”.
Nguyệt tại hỏi : “Rừng nho (42) mấy kẻ,
Quyết ra tay (43) bẻ quế Tràng-an ?”
Ta rằng: “Cá nước, (44) chim ngàn,
Đời nào chẳng có phượng-hoàng kình-ngư ?”
Ta hỏi Nguyệt ngẩn-ngơ ngơ-ngẩn,
Nguyệt hỏi ta thơ-thẩn thẩn-thơ. . .
Rèm hoa (45) trước gió phất-phơ,
Gió hiu-hiu thổi, hương đưa ngạt ngào
Canh khuya bóng Nguyệt càng cao (46),
Nguyệt ta, ta Nguyệt biết bao nhiêu tình !
Mấy câu ngâm chốn lữ-đình (47).
Có ai biết Nguyệt, biết mình hay chăng? (48)
(Theo quyển Việt-tuy tham-khảo, sách viết chữ nô, của Trường Bác-cổ, Bộ AB 386, tờ 36a – 37a) (49).
VI Qua thành cổ
Làm chi lẽo đẽo ác tha-la ?
Mấy dặm thành xưa đã trải qua.
Lều quạnh phất-phơ rêu khói tỏa,
Mồ không héo-hắt tuyết tương pha.
Công-danh, sự cũ bờ rêu khắp,
Vương bả nền xưa bụi cỏ già.
Trải mấy nhân-gian hàu dễ biết,
Thấy còn vơ-vẩn một Hằng nga.
Hoa cỏ thành xưa gốc gốc gia,
Biết bao xuân lại mấy đông qua?
Cáo kêu eo-óc giời ban tối,
Quỉ khóc đìu-hiu nguyệt thuở tà.
Công-nghiệp người xưa hòn đá đứng,
Bá vương nền cũ hạt sương sa.
Dài sao rời-rạc thành-đô ấy,
Ấy của tiên-vương của quốc gia.
So lường thuởng rượu say dừ,
Mấy dặm thành xưa trải qua.
Thỏ dãi lâng sâng mồ lởm chởm,
Nhạn về lẻ-tẻ, nguyệt tha-la.
Lầu không tiếng địch dù lều khóa,
Cửa mượn giá-lê mặc gió pha,
Vắng hết còn ai mà hỏi được?
Nào đâu ở Tạ, mụ đài-ca ?
(Theo Quốc-âm thi-ca tập-lục, bản viết bằng chữ nôm của Trường Bác-cổ, sổ sách AB 296, trang 13a-13b (50).
Ứng hòe NGUYỄN VĂN TỐ
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
- Đề theo quyền Quốc-âm thi-văn tập, sách của Trường Bác-cổ, số AB 109, tờ 4a, bản viết bằng chữ nôm. Có bản đề là Bài ca nói chuyện với mặt giăng, có bản đề là Nhan anh nhan nguyệt vấn đáp, hay Nhân Nguyệt vấn đáp ca. Bản quốc-ngữ thi chép theo quyển Đại-Nam quốc-âm ca-khúc, Quốc âm ca-dao, Quốc-âm thi-văn tập; chưa có bản nào đem so sánh với bản chữ nôm chép trong quyển Việt túy tham-khảo là bản mà chúng tôi sao lại trên kia. Tuy không khác nhau mấy, song cũng nên kê ra đây, vì đã đi tìm nguyên-văn thì không có bản nào là bản vô-ích, bản nào cũng phải sưu-tầm, thì mới đủ tài-liệu mà chất-chính.
Từ đây giở xuống là dị-bản: