Tài liệu để đính chính những bài văn cổ (số 25)
XCVIII Xích bích giải âm (1)
Năm nhâm-tuất mùa thu tháng bảy
Sau ngày rằm hây-hẩy ngọn hiu.
Tô-công cùng khách rập-rìu,
Dưới dòng Xích-bích thuyền chèo dạo chơi.
Thong-thả lại thổi hơi gió mát,
Phẳng-lặng đưa mặt nước êm tờ.
Cùng nhau chuốc rượu ngâm thơ:
Câu thơ tiếng hát sóng đưa rập-rình,
Thoắt bóng thỏ chênh-chênh đầu núi,
Dần-dà lên bến lối sao Ngưu,
Ngang sông sương xuống trắng đầu,
Da giới sắc nước một màu như nhau,
Thuyền một lá buông đâu mặc đó,
Nước muôn trùng bến đỗ nào hay,
Thánh-thênh sông rộng sóng đầy,
Xem như cưỡi gió nương bay lưng giời!
Nhường phơi-phới ra người di-thế,
Tuởng trần-hoàn mấy kẻ đăng tiên.
Liền vui gỡ chén gõ thuyền;
Hạ đưa chèo quế tới miền lưu-quang,
Đêm khuya-khoắt mơ-màng lòng khách,
Người úc lan xa cách bên giời.
Phút đâu có khách lạ đời,
Thời tiêu họa hát như khơi mối sầu!
Khúc ai-oán mỗi câu ruột dứt.
Tiếng véo-von chẳng trật tơ mành:
Hác giao lần múa u tình,
Thuyền li-phụ khóc một mình ai hay !
Ông Tô-công chau mày ngồi ngất,
Hỏi khách rằng: “Sầu chất, vì sao ?”
Khách rằng: “Thơ cổ thanh-tao
Hai câu còn nhớ lúc Tào sang Ngô
Đông Tây giáp hai đô ngảnh lại,
Sơn-xuyên cùng một giải liền không ?
Ấy ai ngăn đón gió đông ?
Chu-lang làm khốn Tao-Công bày giờ?
Tưởng từ lúc xuất sư minh tường,
Phá Kinh-châu rồi xuống Giang-lăng !
Tinh bao sĩ mã pháo đằng,
Thuyền chen nghìn dặm, cờ giăng khắp giời !
Rượu dăm chén có người như cỏ,
Thơ vài câu sao trỏ qua sông:
Người xưa bốn lẻ anh-hùng,
Mà nay ai biết anh-hùng ở đâu ?
Ta vốn những cùng nhau ao ước,
Ngư với tiều bến nước riêng ta,
Bạn-bè mì lộc ngư hà,
Thuyền lan đưa đón chén hoa rước mời;
Cảnh phù-du gửi giời mấy chốc,
Vi coi bằng hạt thóc bà khơi ;
Thương mình bỗng chốc bồi-hồi,
Khen sông khi lở khi bồi xưa nay ?
Muốn chắp cánh mà bay phút thẳm,
Ôm từng giảng ngồi ngắm lại buồn !
Biết rằng đời chẳng nên khôn,
Bao phen gió thảm kinh hồn đôi khi !”
Tô rằng: “Chớ kể chi việc trước,
Khách biết chăng là nước cùng giăng?
Thử xem ngon nước bóng hằng,
Mấy từng đi lại, mâu từng đầy vơi ?
Kể lúc biến thì giời cũng biến,
Chẳng biến thì ta biết ta không ?
Đã không thì phải đèo bòng,
Khen chỉ sông nước mặc lòng phong ba !
Vả giời đất vật đà có chủ,
Chẳng của ta thì chớ tơ-hào !
Trên sông gió mát bằng nao,
Đầu nạn giảng dãi, biết bao của mình;
Tai nghe vẳng như hình thư-thả,
Ngắm trước nhìn, ngỡ ả thanh-tân:
Tiêu không cấm, dụng không ngần,
Của chung giời đất riêng phần đôi ta”.
Khách nghe nói hề-hà nức dạ,
Chén mừng đưa mắt lạ khuyên mời;
Trong thuyền tiệc rượu vừa rồi,
Cùng năm nào biết rằng giời rạng đông.
(Theo quyển Quốc-văn tạp-biên, bách viết bắp chữ nôm).
XCIX Ngũ bảo hoàn khuê (2)
1 Thủy
Huyền-diệu tự-nhiên chỉn khéo vần,
Dương cơ này số hợp sinh thân.
Lưu-khiêm cổn-cổn đua doanh trí.
Ngọc oánh (3) thu-lầu sạch điểm trần.
Thế lớn dồi-dào nhuận mọi vật,
Ẩn sâu chan chứa khắp muôn dân.
Dòm xem tỏ biết lòng cơ-tử,
Dốc tri trung quân thấp bội phần
2 Hỏa
Địa nhị gây nên sáng sở danh,
Sáng vời trác ngọ vận gia-hành.
Thụy-chiêu rờ-rợ tòa tâm dục,
Hiền trước rành-rành chữ bính đinh.
Khắp cả cửa-hoàn nhờ trưởng dưỡng,
So trong ngũ-tự được quân-hành.
Thịnh thay bỉnh đạt ngày thêm thịnh,
Ngọc-trúc hây-hây vẽ thụy trình,
3 Mộc
Lịch toán xưa suy rất hiển thông,
Phu hòa là tự, chấn là cung.
Trăm triệu cử thổ khoe tài lạ,
Mấy phát thi vì xừng việc dùng.
Nghiệm đức cho hành bao thảy-thảy,
Ngợi công thư bố kế trùng-trùng.
Khăng-khăng hằng lấy nhân làm gốc,
Chế-độ ai đâu đảm sánh cùng ?
4 Kim
Trên ảnh đan tiêu thuộc vĩ-tinh,
Vẹn gìn tinh thuận mặc tùy hình.
Kien trinh vốn xiết lê tòng-cách (4)
Cương kính đà tin hiệu thẩm bình.
Bảo trọng tót loài càng tiện dụng,
Phép dùng cầm mực đích tuyên minh.
Nhiều phen giúp sức, nhiều phen lợi,
Luận gia cân xưng át thập thành
5 Thổ
Chiềm-chiễm quyền đang vị chính-trung,
Đành hay tứ quí có hưng long
Tĩnh-đôn chằn-chẵn nào từng chuyển,
Quảng-đại vang-vang uốn chẳng cùng.
Thư phẩm vui-vầy nơi phổ dục,
Bát quang minh thúy thú canh nông.
Tu tường năm ấy giềng vương-chính,
Tri trị nhường bằng thái-cổ phong.
(Thích ở quyền Ngự-đề Thiên-hòa-doanh bách vịnh của Trịnh Căn, 1682-1709, sách viết bằng chữ nôm của trường Bác-cổ, số AB 544, tờ 19a-20b).
(Còn nữa)
Ứng hòe – NGUYỄN VĂN TỐ
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Bài phú Tiền Xích-bích của ông Tô-đông-pha đời nhà Tống đã có ông Phan-kế-Bính dịch ra văn xuôi đăng trong Đông-dương tạp-chí, năm 1916, số 63, phần văn-chương, trang 2970-2972. Những bài dịch Ta lời ca-điện, mà ả-đào thường đem ra bát, thì mới có một bài in ra quốc-ngữ trong bộ Văn-đàn bảo-giám, quyển thứ hai, in lần thứ hai, trang 65-67, đề là Dịch bài phú Xích-bích. Bài dịch mà chúng tôi chép lại trên kia, nhiều người thuộc lòng, nhưng xem như chưa có ai in ra quốc-ngữ. Bản nôm không đề tên dịch-giả.
2) Những bài thơ của Trịnh-Căn in ra quốc-ngữ lần này là lần đầu. Bản nôm của Trường Bác-cổ viết theo lối chữ đời Lê-mật, đọc rất khó; chúng tôi đã hỏi các nhà nho, nhưng làm thế nào cũng còn một vài chữ ngờ, nay chép tạm ra đây làm tài-liệu cho quốc-văn.
3) Bán nôm của Bác-cổ viết rõ là chỉ oánh, nhưng xét ra không có nghĩa gì. Trong quyển Bột-văn vận phủ (quyển 84, tờ 79) thấy chữ ngọc oánh dẫn như thế này: “Bài kỷ của Điền-nhữ-Thành mừng lễ triền cận có câu: “Liền qua Giáp-giang, Tân-kim hai huyện, lúc bấy giờ mặt giăng sáng tỏ, khắp mặt sông phẳng-lặng như ngọc oánh, thuận giòng mà chảy xuôi, lòng khách phiêu-nhiên”. Như thế thì có lẽ là ngọc oánh, chứ không phải chỉ oánh.