Tài liệu để đính chính những bài văn cổ V
Tiếp theo của phần 4
XII: Gái quá thì (1)
Nửa đêm sực thức dậy, tiếc cho con người ta rằng: giăng tà xế bóng, nước chảy thấu canh; ngẩn-ngơ nỗi giây tình cát-cứ, buồn tênh thay cái số lênh-đênh !.
Đêm thanh-nhàn tựa gối ngẫm lòng son, tuyết ủ sương sa ngao ngán phận; ngày vắng vẻ đứng soi gương nhăn mặt phấn, mai gây liễu yếu thở-than tình. Nhớ cô mình xưa, răng nhưng-nhức đen, tóc man-mát chải, khăn lượt chảy rõ đường ngôi trắng xóa, xinh gớm xinh ghê, yếm the Tàu in trước ngực đỏ lòe, lịch sao lịch vậy! Cửa cấm, hồng đưa tía dạo, quần chân áo chít mỉa-mai chiều; lầu cao, phấn đánh gương soi, lược giắt, trâm cài chao-chuốt mãi; áo the trắng, giây lưng điều bay bướm, dịu dàng thay nên giá hồng nhan; bộ nhẫn vàng, hoa tai bạc bảnh bao, đằm-thắm nhẽ ra chiều thanh-quí. Chẳng ngọc-ngà, nhưng cũng gái thanh-tân, bạn đào ấy há không phường cát-sĩ ? Những mong nhận-duyên dáng phận, tài sắc cho cân; tiết xuân vừa độ, vườn hạnh gặp tuần.
Xôn-xao mùi huệ bén mùi lan, phải đôi lứa cũng là duyên Tần, Tấn; dìu-dặt tiếng cầm chen tiếng sắt, vẹn ái-ân cho đẹp phận Chu, Trần. Tốt duyên ra máy vớ được đứng anh hùng, cũng thỏa lục vây: màn rủ trướng; xỉ phận nữa gặp phải chàng hàn-sĩ, cho đành khi sửa túi nâng khăn. Ai ngờ rừng mày liễu trên mặt hoa ai-ngại, bởi vì ai ngăn đón gió đông, cho nên nỗi dở-dang phận gái ? Buồn-bã nhỉ, giăng thâu bóng lọt, đêm năm canh sáu khắc những mơ-màng; rầu-rĩ thay, nhị rữa hoa tàn, xuân một khắc nghìn vàng không đổi lại!. Trách ông Nguyệt thực là bất trị, sao cầm giây mà giữ mãi khăng-khăng; giận chị Hằng đáo-để vô-chừng, không chắp mối để làm chi mãi mãi ? Kìa bắc-lý ngựa xe sầm-sập, mối tình-duyên khen khéo dập dìu; nọ đông-tường ong bướm xôn-xao, đường lai-vãng rộn đưa mối lái. Kẻ xui-giục đứa kia nhà phú-túc, ruộng cũng có mà trâu bò cũng có, song mà duyên chẳng ưa, phận chẳng đẹp, mối tơ-tình khôn nhẽ ép lòng nhau; người mối-manh thắng ấy tính chuyên cần, gánh cũng nên mà cày cuốc cũng nên, khéo những tuồng vô dáng, giống vô duyên, bia miệng thế có đâu nên phận cải ?
Tuy rằng rủi may là phận cả, dẫu cho kén chọn khỏi giời du ? Kìa Phan, Trần so-le đà mấy độ, ngoài mười năm trâm quạt mới sum-vầy; nọ Kim, Kiều ghi tạc chắc mười mươi, trượt một bước lửa-hương nên cát-cứ. Tưởng má hồng mà ngao-ngán những vì duyên, đành phận bạc chỉ phàn nàn vì cái số. Không có nhẽ lại đưa vào nơi thảo-dã, vàng lẫn thau chi lụy chủ nông phu; phỏng bày giờ mà đưa đến công bầu, kim khắc mộc lại e người đố-phụ. Giải đắt nhẹ trăm năm đà mấy chốc, nông-nỗi này bởi vì đâu ? Chị em ơi, hai mươi mấy tuổi rồi, tình duyên này ai có thấu ? Những nghĩ tài-tình trong làng nước, ngờ đến lúng tùng mấy năm giờ .
Nhân khi chè chén vui anh em, vậy cũng thở-than vài vần phú.
(Theo Quốc-âm tùng ký, của Hải châu-tử biên-tập, sách viết bằng chữ nôm của Trường Bác-cổ, số AB 383, quyền hạ, tờ 31a-32 b).
XIII: Cung oán
Tươi ủ là giời, có nghĩ đâu ?
Thân này đã hứa chốn cung châu.
Tiếc nghề dạy lấy con em gái,
Vui chuyện khuây cùng đưa chị hầu.
Mở sách ngâm-nga so sự cũ,
Xoang đàn gieo-giắt đỡ cơn sầu
Duyên mình đã vậy thì dù vậy,
Nhớ đến nghiêm-từ ruột quặn đau.
Xuân xanh tiếc nhỉ tháng ngày mau,
Bể ải nguồn ân những ở đâu ?
Mấy tiếng nỉ non đàn cách bức,
Một đôi ríu-rít yến bên lầu.
Giời gần sảng hoa ôi-a,
Bóng về hôm liễu chạm rầu.
Con nhện cớ chi ra trước mắt,
Hay là Hồ-sử đã sang chầu ?
Được chăng là một tiếng cương nhân,
Lần lữa thôi thì xếp chữ quân.
Cầm ngọc biếng xoang tay nguể ngoải,
Cờ tiên càng dở nước bần thân.
Thủ thi đề bản không ai họa,
Chén rượu tiều phiền có kẻ ngăn!
Nào phải lâu-đài phong-vị ít,
Lòng nào cay đắng kẻ muôn phần !
Một mình ngày càng lại canh thâu,
Có thấu chi vui, thấy những rầu !
Bụi lấp đai gương soi đã biếng,
Sương lồng chăn thủy nhắm nào lâu ?
Thẹn lòng với nước khôn gieo lá,
Phải kiếp cùng dê, lọ rắc dâu !
Trẻ mỏ con hầu trưa sớm ấy,
Hương hoa tấp-nập chắc gì đâu ?
Cung cấm phong quang viết mỹ miều,
Riêng mình ngẩn cảnh tủi trăm chiều !
Ba xuân hoa nở oanh không nói,
Chín hạ giăng tàn quốc hãy kêu.
Thu tới, gió càng lau chiếc lá,
Đông về, tuyết trắng rặt mùi tiêu.
Long-lanh rằng có tư mùa ấy,
Còn có bao nhiêu, giận bấy nhiêu
Vò rõ phòng tiêu bấy nhẫn nay,
Doanh Nhâm khôn tả mặt sầu đầy.
Giăng kề cửa sổ mành còn rủ,
Hoa nở bên đường áo biếng lay (3).
Ngán ngẫm trăm chiều cười nửa miệng,
Ngẩn-ngơ chín khúc ủ đôi mày.
Xem gương mình hãy yêu mình lắm,
Còn cậy thừa ân cũng có ngày.
Thoắt thấy trà-mi nở bức lan,
Quặn đau-đớn nhỉ khách hoa tàn!
Cây xơ-xác lá vì thơ chép,
Tường quấn hoen vôi những lệ giàn.
Cung Quảng chẳng tiên đơn gối phượng,
Non Vu luống giấc mắt chăn loan.
Hoa cương khéo nhỉ cầm cân mếch,
Chốn tẻ nơi vui, chẳng xẻ-can,
Khéo ỏi tại thay dế kẽ thềm,
Đã rầu ngày, lại gợi rầu đêm !
Màu tan-tác liễu trôi hằn mực,
Mặt (4) võ-vàng ve sóng bức xiêm.
Hạnh chẳng sương gieo mà ủ dột,
Đào không gió táp hãy run mềm,
Nỗi mình nào biết ai mà tỏ ?
Còn tỏ cho chăng một bóng thiềm
Gang tấc đền phong cách mấy vời,
Song the quạnh-quẽ cánh hoa rơi.
Canh tàn nương gối chiêm-bao ngắn,
Xuân muộn buông rèm nước mắt dai.
Cầm dạo lầu-trang sao dở tiếng ?
Thơ gieo đoành Ngự khó nên lời !
Giá như nông-nỗi là nhường ấy,
Xin chớ phong thanh ngó tới ngoài.
(Trích ở quyển Quốc-Âm thi ca tạp lục sách viết bằng chữ nôm của Bác-cổ, số AB 296, tờ 1b-4b) (5).
(Còn nữa)
Ứng-hòe NGUYỄN-VĂN-TỐ
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Bài phủ này cũng của ông Lê Quý-Đôn, đời Lê Cảnh-hưng, chưa có ai in ra chữ quốc-ngữ. Mong duyệt-giả ngài nào có bản chữ nôm nào khác gửi lại cho chúng tôi để bổ-chính cho đúng.
2) “Tươi ủ là giời, có nghĩ đâu ?” nghĩa là đời người con gái ví như cái hoá, dù tươi dù ủ, cũng là bởi giới, có nghĩ đâu lấy vua mà luống chịu phòng không – Xem cậu ấy đã biết văn tố tuy đơn giản khó hiểu, nhưng vẫn rõ ràng, phải dụng công mới hiểu thấu. Xin nhắc lại rằng bài “Tài-liệu” này không phải làm đề dạy học, nhưng cốt để sưu tập những bài văn cổ. Cho nên, trừ câu đầu, giảng nghĩa để cho ai nấy biết thơ ngày xưa tóm tắt biết bao, còn thì không giải thích một câu nào hay một chữ nào cả.
3) Có một bản sao bằng chữ nôm của một người bạn ở tỉnh Hưng-yên viết là: “Hoa nở bên đường gió biếng lay”.
4) Có bản viết là “vóc”.