• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 11/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Tại sao chính quyền Trung Quốc lại liên tục tấn công nền văn hóa Nam Hàn?

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ hai, 09/5/2022
bigger smaller Báo lỗi

Lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa đông tại Bắc Kinh hồi tháng Hai đã khiến khán giả khắp thế giới không khỏi phẫn nộ, mà đặc biệt hơn cả là khán giả Nam Hàn. 

Trong màn trình diễn khai mạc này, một người phụ nữ Trung Quốc bước ra trong bộ trang phục truyền thống hanbok (Hàn phục), một loại cổ phục mang đậm dấu ấn văn hóa Nam Hàn. Khi được yêu cầu bình luận, Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul nhấn mạnh rằng người biểu diễn này chỉ đơn thuần là đang đại diện cho những nhóm [dân tộc] thiểu số của Trung Quốc. 

Tuy nhiên các nhà phê bình không chấp nhận lời giải thích này của đại sứ quán. Thay vào đó, họ đã biện luận rằng người biểu diễn nói riêng (và cả màn biểu diễn này nói chung) đại diện cho một điều không gì khác hơn là “chiếm đoạt văn hóa”. 

Các nhà phê bình đã đúng. “Vụ hanbok” này không phải là chưa từng có tiền lệ; trong nhiều trường hợp, Trung Quốc đã chiếm đoạt bản sắc và văn hóa Nam Hàn; tất cả đều là để gây thù địch với một quốc gia mà họ xem như một mối đe dọa cho nghị trình Á Châu của mình. 

Bây giờ, trước khi đi sâu vào vấn đề, điều quan trọng cần làm là đưa ra một số bối cảnh. Không phải tất cả các hình thức chiếm đoạt văn hóa đều được xem là đồng đẳng. Một vài người tranh luận, cũng khá thuyết phục, rằng mọi thứ đều là văn hóa và tất cả mọi thứ, ở một chừng mực nào đó, sẽ bị chiếm đoạt. Tất cả các hình thức nghệ thuật, từ âm nhạc đến trò chơi điện tử, đều là các sản phẩm của sự chiếm đoạt. 

Tuy nhiên, khi nói tới việc tấn công vào bản sắc của Nam Hàn, thì những hành động chiếm đoạt của Bắc Kinh giống với việc ăn cướp giữa ban ngày hơn. Vụ trộm cướp này không phải diễn ra một cách vô ý thức; đây rõ ràng là có chủ tâm và được thiết kế nhằm mục đích khiêu khích người dân Nam Hàn. 

Nỗ lực ngầm phá hoại bản sắc Nam Hàn của Bắc Kinh là những gì được biết đến như là chiến thuật cắt lát salami – một chiến thuật chia-để-trị được sử dụng để làm suy yếu đối phương. Chiến lược này liên quan đến việc tước bỏ quyền tự trị của một quốc gia, từng chút từng chút một. 

Tôi đã liên lạc với ông Gilbert F. Rozman, một nhà xã hội học người Mỹ chuyên nghiên cứu về Á Châu, để bình luận về vấn đề này. Tôi đã hỏi ông Rozman, một người đã dành phần lớn sự nghiệp chuyên môn của mình để đào sâu nghiên cứu mối bang giao Trung Quốc–Nam Hàn: tại sao Trung Quốc lại có nhã hứng trong việc chiếm đoạt văn hóa Nam Hàn và tại sao Trung Cộng lại chú tâm vào việc tước đoạt bản sắc chung của Nam Hàn.

Ad

“Nam Hàn,” ông nói, “là thử thách hàng đầu về bản sắc lịch sử của Chủ nghĩa Dĩ Hoa vi Trung, Vương quốc Trung tâm (Trung Quốc), và hệ thống triều cống của Trung Quốc.”

Dành cho những ai chưa biết, hệ thống triều cống Trung Hoa đòi hỏi các quốc gia lân bang, trong đó có Bắc Hàn, phái cử đoàn sứ giả mang cống phẩm đặc biệt cung tiến Hoàng Đế Thiên triều. Sau đó Hoàng Đế sẽ đánh giá các cống phẩm này và quyết định liệu có cho phép quốc gia nói trên được tiến hành hoạt động thương mại ở Trung Quốc hay không. Hệ thống này đòi hỏi tất cả các chính thể ngoại quốc thừa nhận – dù là ngấm ngầm hay công khai – rằng Trung Quốc là lực lượng chiếm ưu thế ở Đông Á. 

Theo ông Rozman, ngày nay Nam Hàn “được xem là đang phó mặc di sản của mình cho người phương Tây.” Đối với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các đồng nghiệp của ông ấy, sự kính cẩn nghiêng mình của Nam Hàn đối với các nước phương Tây – đặc biệt là Hoa Kỳ – đang nằm trên ranh giới mong manh với sự bội tín. 

Các cuộc tấn công của Trung Quốc vào bản sắc Nam Hàn không có gì là mới lạ. Như ông Rozman lưu ý, “Năm 2004, lịch sử triều đại Cao Câu Ly (Koguryo) từng là tâm điểm” trong những cuộc tấn công này của Bắc Kinh. Từ thế kỷ thứ nhất trước công nguyên đến thế kỷ thứ bảy sau công nguyên, người Cao Câu Ly (Koguryo, hay Goguryeo) đã cai trị vùng phía bắc Triều Tiên (tên gọi Korea được sử dụng ngày nay xuất phát từ tên của nhà nước Cao Ly vì âm đọc gần giống với Goryeo). Năm 2004, Trung Cộng tuyên bố rằng vương quốc này là một phần không thể tách rời trong di sản của Trung Hoa, chứ không phải của Nam Hàn. 

Vào năm 2017, vì bất bình trước hiệp định với Hoa Thịnh Đốn của Seoul nhằm xây dựng hệ thống phòng thủ hỏa tiễn, Trung Cộng đã quyết định cấm một số sản phẩm của Nam Hàn, bao gồm gà rán và các bộ phim truyền hình Nam Hàn (K-drama). 

Năm 2020, Trung Cộng cố gắng thuyết phục thế giới rằng kimchi, có lẽ là món ăn được ưa thích nhất của người dân Nam Hàn, thật ra là món rau củ muối của Trung Quốc. 

Tại sao chính quyền Trung Quốc lại liên tục tấn công nền văn hóa Nam Hàn?
Bộ sưu tập các món kimchi, từ bắp cải napa (bắp cải thảo) đến củ cải vàng. (Ảnh: Crystal Shi/The Epoch Times)

Năm ngoái, BTS, một trong những nhóm nhạc pop nổi tiếng nhất thế giới, đã phát hiện ra mình đang nằm trong tầm ngắm của Bắc Kinh. 

Cũng vào chính thời điểm Trung Cộng tấn công các nghệ sĩ nhạc pop Nam Hàn, thì Baidu, công cụ tìm kiếm của Trung Quốc giống như Google, đã khiến công chúng Nam Hàn thật sự phẫn nộ khi công cụ này giới thiệu một thi nhân lẫy lừng người Nam Hàn là “người Trung Quốc”. 

Đây là một trường hợp kinh điển về những gì các nhà tâm lý học gọi là “gaslighting”, trong đó kẻ lạm dụng cố gắng thuyết phục những người khác rằng màu đen thật ra là màu trắng, phía trên thật ra là phía dưới, và những nhân vật quan trọng trong lịch sử của Nam Hàn thật ra là người Trung Quốc.

Theo những chiêm nghiệm mới được đề cập bên trên của ông Rozman, cuộc tấn công vào bản sắc Nam Hàn bắt nguồn từ một niềm tin rằng Seoul đang hành động, và vẫn đang tiếp tục hành động, theo một cách “bất tuân”. Với việc Trung Cộng đang nhọc công tìm cách tạo ra một câu chuyện dĩ Hoa vi Trung mạch lạc ở Đông Á và xa hơn, sự bất tuân này không thể và sẽ không được dung thứ. 

Tuy nhiên, nếu chỉ bởi vì lý do là Trung Cộng sẽ không tha thứ cho điều đó, thì ta cũng không nên trông chờ “sự bất tuân” này dừng lại. Vào ngày 10/05/2022, ông Yoon Suk-yeol, người giành chiến thắng trong cuộc tranh cử tổng thống sát sao này bằng sự tự nhận định bản thân là một ứng cử viên cứng rắn với Trung Quốc, sẽ trở thành tổng thống mới của Nam Hàn. Ứng cử viên có quan điểm bảo tồn truyền thống này sẽ không quỳ phục trước Trung Quốc. 

Trong nỗ lực bảo vệ lý tưởng và giá trị của Nam Hàn, ông Yoon đã hứa nới rộng khoảng cách giữa Seoul và Bắc Kinh. Ông đã cam kết hợp tác chặt chẽ với giới chính trị ở cả Hoa Kỳ lẫn Nhật Bản. Và dĩ nhiên là, những tuyên bố như vậy đã khiến Trung Cộng nổi giận. 

Ad

Nếu ông Yoon giữ lời, thì chắc là sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Nam Hàn sẽ leo thang. Và khi căng thẳng leo thang, thì chắc là các hành vi chiếm đoạt và thao túng tinh thần ‘gaslighting’ sẽ là một chủ đề muôn thuở. 

Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được những hãng thông tấn như New York Post, Sydney Morning Herald, Newsweek, National Review, The Spectator US cùng những tờ báo danh tiếng khác xuất bản. Ông cũng viết về tâm lý và các mối quan hệ xã hội, rất quan tâm đến vấn đề rối loạn chức năng xã hội và sự thao túng của truyền thông.

Thanh Nhã biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin