Tại sao hạt quế lại rơi ra từ Mặt trăng? Mặt trăng có phải là phi thuyền vũ trụ?
Đan Nghi Dương & Lý Dực Vân
Kể từ khi phi hành gia Armstrong đáp xuống Mặt trăng và tuyên bố không nhìn thấy Hằng Nga hay Thỏ ngọc mà chỉ thấy một sa mạc mênh mông, thì đôi mắt sáng ngời của những đứa trẻ thường nghe Thần thoại Tết Trung thu không khỏi hiện lên nét hoang mang nghi vấn.
Tuy nhiên, không gian và thời gian trong vũ trụ rất phức tạp, còn mắt người thì có giới hạn; những gì mắt thường không nhìn thấy được thì chưa hẳn là không tồn tại. Trong sách cổ cũng có rất nhiều sự tích thần kỳ về Mặt trăng, và cũng diễn giải truyền thuyết vĩnh hằng và bất tử của Cung trăng từ một góc nhìn siêu việt tư duy thị giác của con người.
Hạt Quế giữa trăng, điều kỳ diệu của Trung thu
Tương truyền, vào đêm Trung thu khi trăng sáng vằng vặc, Cung trăng thỉnh thoảng sẽ rơi ra từng hạt từng hạt Quế – đây chính là kỳ tích có thể gặp nhưng không thể cầu.
Tống Chi Vấn, một nhà thơ vào thời nhà Đường, khi đến thăm chùa Linh Ẩn đã viết lại câu thơ nổi tiếng “Quế tử nguyệt trung lạc, Thiên hương vân ngoại phiêu” (Tạm dịch: Trong trăng lơ lửng quế, ngoài mây phảng phất hương). Bạch Cư Dị với câu thơ “Dao tưởng ngô sư hành đạo xứ, Thiên hương quế tử lạc phân phân” (Tạm dịch: Thiết nghĩ nơi xa thầy hành đạo, Thiên hương quế tử trùng trùng mây) cũng để lại một chú thích rõ ràng về sự tích hạt quế rơi từ Mặt trăng xuống trong dịp Tết Trung thu. “Quế tử nguyệt trung lạc” ngụ ý sự liên hệ kỳ diệu giữa thế giới Thần Tiên và những người tu hành, đồng thời vẽ ra một loại thăng hoa ở cảnh giới khác.
Tuy nhiên, chính xác thì “quế tử” là gì? Có người nói rằng đó là quả của cây quế rơi từ trên trời xuống khi Ngô Cương chặt cây. Bì Nhật Hưu, thi nhân thời Đường, đã viết một bài thơ về mưa quế tại chùa Thiên Trúc; ông tưởng tượng rằng: Quế tử có lẽ là quả của cây quế được Hằng Nga ném từ trên Trời xuống khi chơi bên cạnh cây quế.
Vào giữa những năm Cảnh Đức thời Bắc Tống, tiến sĩ Trương Quân Phòng, cũng là một người tu Đạo, đã từng chứng kiến cảnh tượng kỳ diệu của mưa quế rơi từ trên bầu trời. Chuyện xảy ra trong thời gian ông làm Tiền Đường Lệnh. Vào Tết Trung thu năm đó, ông đang nghỉ đêm ở chùa Nguyệt Luân Sơn thì đột nhiên có một tăng nhân đến báo tin rằng có một trận mưa quế ở trên tháp Lục Hòa gần đó. Ông vội thức dậy xem thì thấy dưới trăng tròn có một cơn lốc xoáy rất nhanh, trời đầy sương khói, bỗng có rất nhiều thứ giống như hạt đậu nhỏ rơi xuống. Hôm sau nhìn lại thì thấy hạt quế vương vãi khắp nơi, trông giống như hạt của Bìm biếc, có hạt màu vàng, có hạt màu trắng, ngửi không thấy mùi gì cả.
Vào đêm Trung thu năm Thiên Thánh thứ 5 triều Tống (năm 1027), tăng nhân Tuân Thức cũng đã bắt gặp cảnh tượng kỳ diệu của hạt quế từ trên trời rơi xuống ở chùa Thiên Trúc. Hạt quế to bằng hạt đậu, tròn như ngọc, với các màu trắng, vàng và đen, vị cay nồng. Lúc đó, Tuân Thức đã đem chúng gieo dưới rừng cây và viết một bài thơ về Quế tử.
Vào một đêm Trung thu năm nọ, Chu Quốc Trinh, Thượng thư bộ Lễ triều Minh đã nhìn thấy hạt quế rơi từ Mặt trăng xuống ở chùa Thiên Đài Sơn, ông còn lệnh cho đồng tử theo hầu nhặt hai thăng hạt quế. Hạt quế có kích thước như hạt cây Long não, không có da, ở giữa có nhân, màu trắng như ngọc bích, có hoa văn chim sẻ, nhai thì thấy có mùi hạt mè. Đem trộn chung với hoa cúc làm gối thì sẽ rất thơm. Những hạt quế nằm rải rác giữa các vết nứt của hàng gạch có thể lớn lên thành cây chỉ trong vòng mười ngày, lá mềm và dài, trời đông vẫn xanh tốt không héo. Chu Quốc Trinh đã ghi lại những điều kỳ diệu này trong cuốn sách “Dũng tràng tiểu phẩm”, để lại manh mối quý giá cho thế hệ sau về sự kỳ diệu của Mặt trăng.
Tình cờ gặp Tiên nhân
“Minh nguyệt kỷ thời hữu?
Bả tửu vấn thanh thiên”
Dịch nghĩa:
Trăng sáng có từ bao giờ,
Cầm chén rượu hỏi trời xanh
Ngay cả Tô Thức cũng không khỏi thắc mắc về nguồn gốc của Mặt trăng. Trong “Dậu dương tạp trở” đời Đường có ghi lại một câu chuyện, mô tả hai người thời Đường tình cờ đã gặp một Tiên nhân tạc Trăng trên núi.
Vào giữa những năm Đại Hòa thời Đường Văn Tông, em họ của Trịnh Nhân Bổn và tú tài họ Vương đã đi vân du đến núi Tùng ở Hà Nam. Họ băng qua rừng và khe núi, sau khi trời tối thì lạc đường, đang tìm đường thì bỗng nghe thấy tiếng ngáy phát ra từ bụi cây phỉ.
Họ gạt bụi cây sang một bên, nhìn thấy một người đàn ông mặc y phục vải trắng tinh đang ngủ ngon lành, đầu gối trên một bọc quần áo. Hai người đến đánh thức ông ta và hỏi đường: “Ngài có biết làm sao đi ra đường chính gần đây không?” Người đàn ông đó ngước nhìn họ, không trả lời rồi lại ngủ thiếp đi.
Hai người gọi nhiều lần, người đàn ông đó mới ngồi dậy, quay sang họ và nói: “Lại đây!” Sau đó hai người ngồi xuống đối diện với ông ta và hỏi ông ta đến từ đâu?
Người đàn ông đó mỉm cười và nói: “Các cậu có biết rằng Mặt trăng là do bảy loại Bảo vật hợp thành không? Hình dạng của Mặt trăng giống như một quả cầu, những cái bóng trên Mặt trăng là do tia sáng mặt trời chiếu vào các vùng nhô cao trên bề mặt của nó. Tôi chính là một trong 82,000 gia đình chịu trách nhiệm tu sửa Mặt trăng.”
Vì để thuyết phục họ, người đàn ông mặc y phục trắng đã mở bọc ra và cho họ xem một số dụng cụ như rìu và đục ở bên trong. Trong bọc còn có hai viên Gạo Ngọc bích; người mặc áo trắng đưa Gạo Ngọc bích cho hai người và nói: “Các cậu chia nhau Gạo Ngọc bích mà ăn, cho dù không thể trường sinh bất lão nhưng có thể suốt đời không mắc bệnh.”
Nói xong, ông ta đứng dậy chỉ cho hai người họ: “Chỉ cần các cậu đi theo con đường này, tự nhiên có thể tới đường chính.” Nói xong, người đàn ông áo trắng liền biến mất.
Ghi chép về cuộc gặp gỡ với Tiên nhân tạc Nguyệt được người đời sau xem như chuyện thần thoại. Tuy nhiên, khi nhân loại tiến vào xã hội hiện đại, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy cả truyền thuyết và sự thật đều đưa ra cùng một câu trả lời: Mặt trăng có thể được các vị Thần cổ đại tạo ra.
Các khoa học gia phát hiện ra bản chất “siêu thường” của Mặt trăng
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người hiện đại ngày càng có nhiều khám phá về Mặt trăng hơn.
Đầu tiên, thời gian Mặt trăng tự quay một vòng bằng khoảng thời gian mà nó quay quanh Trái đất một vòng; do đó Mặt trăng luôn quay một hướng về phía Trái đất. Các khoa học gia phát hiện ra rằng, mặt đối diện với Trái đất của mặt trăng khá nhẵn, trong khi mặt sau lại gồ ghề và dày đặc các miệng núi lửa – điều này trùng khớp với những gì tiên nhân tu sửa Trăng đã nói.
Thứ hai, quỹ đạo của hành tinh vệ tinh thông thường là hình elip, trong khi quỹ đạo của Mặt trăng là hình tròn. Chúng ta biết rằng chỉ có quỹ đạo của vệ tinh nhân tạo bay quanh Trái đất mới là hình tròn.
Hơn nữa, vào năm 1969, khi phi thuyền “Apollo 13” tiến vào quỹ đạo Mặt Trăng, họ đã thiết kế một thí nghiệm để tên lửa giai đoạn ba của phi thuyền va vào Mặt trăng. Máy đo địa chấn đặt trên bề mặt Mặt trăng đã đo được cơn địa chấn kéo dài khoảng 3 tiếng, giống như dùng búa đập vào một chiếc chuông lớn, rung động kéo dài một thời gian rất lâu rồi mới từ từ biến mất. Hiện tượng rung động kéo dài này đã khiến các khoa học gia không thể không suy đoán rằng: Bên trong mặt trăng có thể là rỗng.
Ngoài ra, sau khi phân tích 380 kg mẫu đất Mặt trăng do các phi hành gia mang về, các khoa học gia nhận thấy trong đó thực sự chứa sắt và titan nguyên chất, vốn là những khoáng chất kim loại tinh khiết không có trong tự nhiên. Những phát hiện này bất ngờ lặp lại những gì mà Tiên nhân tạc Nguyệt đã nói – mặt trăng là một hình cầu do bảy loại kim loại tạo thành.
Những khám phá của khoa học hiện đại đã không ngừng khẳng định sự kỳ diệu của Mặt trăng, làm mới sự hiểu biết của con người về vũ trụ và các thiên thể. Ngay từ số tháng 7 năm 1970 của tạp chí Travel Companion, hai khoa học gia Liên Xô cũ Vasin và Shcherbakov đã đưa ra giả thuyết về nguồn gốc của Mặt trăng rằng: “Mặt trăng là một phi thuyền vũ trụ khổng lồ.” Họ cho rằng mặt trăng là một tinh cầu được điều khiển bởi sự sống thông minh, và nó thực sự là một phi thuyền rỗng.
Những khám phá của khoa học hiện đại này cũng tương tự những ghi chép trong các sách cổ, quả là trùng hợp kỳ lạ. Quá trình này giống như câu danh ngôn của Robert Jastrow, người đi tiên phong trong chương trình không gian của Hoa Kỳ: “Khi một khoa học gia leo lên một ngọn núi, anh ta thấy rằng nhà Thần học sớm đã ngồi ở đó rồi!”
Bí ẩn về Mặt trăng quả là cánh cửa để nhân loại nhận thức về vũ trụ, và được chiếu sáng bằng trí tuệ của Đấng Tạo Hóa.
Tài liệu tham khảo
“Hàng châu phủ chí”; “Tống nguyên địa phương chí tùng thư”; “Hàm thuần lâm an chí”; “Dũng tràng tiểu phẩm”; “Dậu dương tạp trở”; “Võ lâm linh ẩn tự chí”.