Tại sao lại gọi là núi Cai Kinh ?
Cai Kinh là một dãy núi thuộc tỉnh Bắc Giang, có nhiều ngọn núi đá cao tới 500 thước tây, khởi từ phía bắc sông Thương, rồi chạy sang địa hạt Lạng Sơn. Núi xếp từng hàng tựa như các bức trường thành bao bọc những thung lũng hẹp và sâu. Dãy núi Cai Kinh chạy từ đông bắc đến đông nam, giữa đường có nhiều đoạn khúc khuỷu đi quanh nhiều khu vực địa thế khác nhau. Các khu này bình thản, có chất phù sa. Nhờ địa chất, cây cối mọc thành rừng, phong cảnh rất đẹp !
Mặt nam và mặt đồng, núi cao bích lập, trên ngọn cây cối xanh rì.
Mặt bắc và mặt tây, tuy có nhiều đoạn hình răng cưa, nhưng vẫn kéo dài và liên tiếp với các đoạn sau, chứ không đứt quãng.
Về phía tây nam, núi Cai Kinh xòe ra như cái tán, phân ra nhiều chi chạy xuống sông Thương và chi lưu sông ấy là sông Sỏi.
Cảnh trí núi Cai Kinh thực là u nhã. Các nhà du lịch Pháp đã ví vùng này như phong cảnh Thụy Sĩ: núi cao cao ngất lưng trời, rừng xanh xanh biếc ngàn mây, tiếng suối reo róc rách, lòng nước trong veo, lại thêm bộc bố trắng phau phau ầm ầm từ trên cao đổ xuống !
Những ai lên xứ Lạng, khi xe hỏa qua miền Thanh Muội chắc đã thưởng thức cái xảo diệu của Hóa Công đã an bài ra một giải núi trùng trùng điệp điệp.
Ấy chính trong miền sơn cước này, dưới triều Tự Đức, hai anh em Vũ Văn Kinh và Vũ Văn Cương từ Thanh Hóa đã di cư đến làng Thuốc Sơn, châu Hữu Lũng (Bắc Giang), rồi ít lâu nổi tiếng hùng trưởng, chiếm cứ một phương. Hai anh em thu phục thổ dân rồi làm chủ quyên gồm hai làng Đường Yên và Giàng Thường gọi là quyên Cai Kinh.
Sau Vũ Văn Kinh làm Cai tổng, nên gọi là Cai Kinh. Cai Kinh, rất nhiều thủ hạ, lại có đủ dũng lược, hùng cứ riêng một sơn hà. Kế đến em Cai Kinh làm Cai tổng tức là Cai Cương. Cai Cương cũng rất hào hùng, không kém gì anh. Một lần vua Tầu cho tải súng đạn sang giúp vua ta. Đoàn áp tải đi qua quyên Cai Kinh, bị Cai Cương đem thủ hạ ra đánh úp và cướp mất cả. Quân Tầu chốn về Tầu, cáo với quan nhà Thanh. Quan Tầu xin quan ta truy nã Cai Cương. Cai Cương bị bắt giao cho quan Tầu. Quan Tầu bắt trả lại hết súng đạn, tha chết, nhưng cắt hai tai để làm răn.
Kịp đến khi vua Hàm Nghi đi lánh nạn thì Cai Kinh đã lập đồn ở Phố Toóng (châu Hữu Lũng).
Đoàn hộ giá từ Lào về tới Văn Bàn, rồi thẳng tiến lên miền Cao Bằng.
Quan quân đóng trong thành Cao Bằng, thấy đại binh đến gần, tưởng là quân địch, bèn bắn ra một phát đại bác, nhưng không chết một người nào.
Tôn Thất Thuyết giận lắm, thúc binh sĩ nhảy vào trong thành, bắt trói các quan trong thành, sai chém tất cả.
Vua Hàm Nghi hét lên can rằng: “ Hoàng thúc không nhớ câu: Quân trung văn tướng quan lệnh, bất văn thiên tử chiều ? Một phần lỗi tại hoàng thúc. Trước mấy hôm, sao hoàng thúc không hộ chiếu cho chúng biết” ?
Vua truyền tha cả. Nhưng bấy giờ đao phủ đã chém mất quan Tuần phi Cao Bằng rồi.
Nhà vua chú tất ở Cao Bằng mấy hôm, hoàng thúc Tôn Thất Thuyết sai rước loan giá về Phố Toóng tức là đồn Cai Kinh là một nơi hiểm yếu.
Cai Kinh tích trữ lượng thực rất nhiều, đủ cung tiếp đoàn bộ giá. Làng Đường Yên sữa gạo trâu, bò, lợn, gà nộp cho Cai Kinh.
Vua Hàm-Nghi đến Phố Toóng được ít lâu, có thám tử phi báo: độ 1000 người tùy theo đường Bắc Lệ lên đánh,
Vua hội các quan để bàn phương pháp đề phòng. Tất cả các quán triều thần và các đạo binh thẩy đều lo sợ. Sau Cai Kinh tiến lên, tâu rằng: “ Việc này, xin cử Thống Luận là người đã am hiểu địa thế và có đủ dũng lược )
Tôn Thất Thuyết bùn giao cho Thống Luận 500 quân ra ngoài thành cự địch.
Cai Kinh bảo Thống Luận: “Ông đương làm tiểu tướng mà nhất đan lên cầm quyền chủ súy, nếu không có sắc lệnh của Thiên tử thì hiệu lệnh sao được các quan
Thống Luận nghe nhời, trở vào thành tâu vua. Vua cho là phải, bèn ban cho một lá cờ lệnh và một thanh bảo kiếm.
Thống Luận lĩnh mệnh, ra ngoài thành bầy trận ở Suối Dọc thuộc địa phận tổng Chi Quan. Suối này cạn, thành một con đường độc đạo ở giữa hai bên rừng rậm, núi cao. Thống Luận sai quân đẵn một cây to để nằm ngang suối, còn quân cho mai phục bai bên.
Sáng hôm sau binh Pháp tới chỗ ấy, mắc cây không đi được, hậu quân dần dần tụ cả lại.
Liệu chứng quân Pháp đã kéo hết cả vào trong suối rồi, Thống Luận bèn ra lệnh cho quản bản bộ hai bên bắn xuống. Trận này binh Pháp vì không am hiểu địa thế, nên bất lợi.
Vua phong Thống Luận làm Chánh Đô đốc. Sau lại có thế thám tử về báo: ước 5000 quân Pháp do đường Bố Hạ kéo đến. Vua sai Thống Luận đem 500 quân đi án ngữ ở đồn Khôn Lâu trên bờ sông Rong.
Thống Luận sai lấy bao nhồi cát, lấp mạn thượng lưn con sông ấy lại và vót chông cắm trong bãi cỏ tranh gần đây. Binh Pháp đi tới thấy nước nóng, kéo nhau lội sang cắm trại! ở một bãi không khoáng, gác súng tấn nướng ăn. Đương khi họ ăn uống Thống Luận hô quân ra đánh. Binh Pháp trong lúc không đề phòng, bỏ cả lương thực khí giới, chạy vào rừng có tranh, vấp phải chông, bị thương rất nhiều. Đến khi qua sông, bao cát đã lôi lên hết, nên nước mạn thượng lưu kéo về, người ngựa thiệt hại không phải là ít.
Thống Luận được phong chức Thống xuất ngũ quân Đề- đốc. Vì ở đồn Phố Toóng không được yên ổn, nên sau hai tháng, vua truyền các quan hộ giá lên Cao Bằng, vào nhờ chúa Bảo Lạc, song lại sang châu Quy Thuận thuộc tỉnh Quảng Tây bên Tầu.
Ấy cũng nhờ địa thế hiểm trở, lại nhân đoàn hộ giá vua Hàm Nghi án tranh ở đồn của Cai kinh, rồi giao chiến vài trận oanh liệt, mà giải núi trong có quyên của Cai Kinh được nhận cái tên núi Cai Kinh, rồi từ mấy chục năm gần đây, ta vẫn công nhận Cai Kinh là một tên tướng hùng cứ một phương. Nhưng sự thực Cai Kinh chỉ là người cho đoàn hộ giá vua Hàm Nghi mượn quyên làm sào huyệt, là người cung cấp quân nhu, chiến mã cho đoàn hộ giá trong khi vua ngự tại đó, rồi nhờ mấy trận mà Cái Kinh được tên ghi vào giải núi đá trùng trùng điệp điệp của miền Giang Bắc.
Trong khi thu dụng các thủ hạ, Cai Kinh thường giết bố rồi lại dùng con, giết anh rồi lại dùng em, thành ra nuôi ong tay áo, nên bị đầy tớ em dâu (vợ Cai Cương) ám sát. Khi đó, Cai Cương cũng đã bị thủ hạ là Đề Cỏn giết chết.
Giòng giõi hai anh em Cai Kinh tới nay không còn người nào, duy cái tên Cai Kinh vẫn cùng non sông trường tồn.
NHẬT NHAM