• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ năm, 15/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Thần Cupid: Biểu tượng tình yêu vượt thời đại

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 23/3/2024
bigger smaller Báo lỗi

Charles Timm

Thần Cupid thường khiến người ta liên tưởng đến một vị tiểu thiên sứ đang cầm cung tên, dù rằng điều đó không hẳn lúc nào cũng đúng. Hình ảnh của vị thần này thường xuất hiện nhiều nhất trong tháng Hai và tháng Sáu (tháng của Lễ Tình yêu và mùa cưới truyền thống). Tuy nhiên, khuôn mẫu hiện đại của thần Cupid thì không giống với những gì mà người Tây phương từng biết về ông. 

Không có gì mới lạ khi thần Cupid – vị thần tình yêu trong thần thoại – đã được cải biên. Cũng giống như ông già Noel Santa Claus và Thỏ phục sinh Easter Bunny, thần Cupid đã thay đổi qua nhiều thời đại.

Nguồn gốc Hy Lạp của một vị Thần La mã

Một trinh nữ dắt thần tình yêu Eros đang giàn giụa nước mắt về gặp mẹ là nữ thần Venus. Bà phạt ông vì khơi dậy khao khát của vị thần chiến tranh Mars với một phụ nữ khác. Bức tranh “Eros Punished” (Thần Eros bị phạt) của một họa sĩ người Pompeii, khoảng năm 25 trước Công Nguyên. Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Naples, nước Ý. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Một trinh nữ dắt thần tình yêu Eros đang giàn giụa nước mắt về gặp mẹ là nữ thần Venus. Bà phạt ông vì khơi dậy khao khát của vị thần chiến tranh Mars với một phụ nữ khác. Bức tranh “Eros Punished” (Thần Eros bị phạt) của một họa sĩ người Pompeii, khoảng năm 25 trước Công Nguyên. Bảo tàng Khảo cổ Quốc gia Naples, nước Ý. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Nhiều câu chuyện trong thần thoại Hy Lạp thay đổi tùy theo nguồn gốc và thời kỳ. Thời trước năm 700 trước Công Nguyên, người Hy Lạp gọi thần tình yêu là Cupid hoặc Eros – một vị thần nguyên thủy: Không có sự phối ngẫu giữa nam và nữ khi ông ra đời. Thần Eros bước đến thế giới này mà không có cha mẹ; ông là một sinh mệnh xuất sinh từ những vật chất nguyên thủy ban đầu. Thần Eros không phải là trẻ sơ sinh: Ông là một cậu bé khôi ngô, mảnh khảnh. Ông mang theo pháp khí, nghịch ngợm, và thường xuyên phạm lỗi. Dẫu vậy, ông vẫn sẽ tồn tại để sau này có mối liên hệ với Cơ Đốc Giáo, sự lãng mạn, và cả thương mại.

Sau năm 700 trước Công Nguyên, thần Eros trở thành con trai của nữ thần tình yêu và sắc đẹp Aphrodite. Ông thừa hưởng đôi cánh từ cha là thần sứ giả Hermes. Bao đựng cung tên của ông có hai bộ mũi tên, mũi tên vàng dành cho tình yêu và mũi tên chì dành cho sự khinh thị. Thỉnh thoảng, thần Eros sẽ sử dụng một trong những mũi tên đó cho cùng một cặp đôi. Tuy nhiên, ông được xem là một vị thần chân chính. Ông sở hữu một nửa thánh địa mà nữ thần Aphrodite đã chia sẻ ở bức tường phía Bắc của thành cổ Acropolis. Và Thần vị của ông vẫn tiếp tục.

Vào thời kỳ La Mã, Cupid là thần tình yêu trong mọi phương diện, từ đam mê cho đến khả năng sinh sản, cũng giống như tên gọi thời nay. Cha ông được người La mã gọi là thần Mercury và mẹ là nữ thần Venus. Trong thời kỳ La Mã, hình tượng của thần Cupid ngày càng trẻ hóa. Thời bấy giờ, người ta cho rằng thật may mắn khi nhận được mũi tên của ông. Tuy nhiên, những trò nghịch ngợm của ông chỉ khiến mẹ ông phiền lòng. Thay vì tuân theo mệnh lệnh của mẹ là làm cho nàng Psyche xinh đẹp phải lòng một con quái vật, thì thần Cupid đã tự rơi vào lưới tình của nàng – và biến nàng trở nên bất tử.

Thần Cupid thời Trung Cổ

Thần Cupid bắn mũi tên vào một người đang yêu, hình ảnh sao chép từ một bản thảo có từ thế kỷ thứ 14 “Le Roman de la Rose” (Sự lãng mạn của Hoa hồng). Thếp vàng trên giấy da. Thư viện Quốc gia xứ Wales, Aberystwyth, xứ Wales. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Thần Cupid bắn mũi tên vào một người đang yêu, hình ảnh sao chép từ một bản thảo có từ thế kỷ thứ 14 “Le Roman de la Rose” (Sự lãng mạn của Hoa hồng). Thếp vàng trên giấy da. Thư viện Quốc gia xứ Wales, Aberystwyth, xứ Wales. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Ngay cả những tín đồ Cơ Đốc Giáo mộ đạo nhất cũng không phủ nhận sự hiện diện của vị thần tượng trưng cho sự ham muốn thời Hy Lạp và La Mã, mặc dù ông dường như không có chỗ đứng ở Âu Châu vào thời Trung Cổ. Thay vào đó, họ diễn giải từ mặt đạo đức, xem ông như một cuộc sống tiệc tùng đầy dục vọng.

Nhà văn Theoduff of Orleans, sống trong thời trị vì của vua Charlemagne (747–814), đã biến Cupid thành một nhân vật xấu lôi kéo con người vào những tội lỗi xấu xa. Bao đựng tên chính là tâm trí trụy lạc của ông, những mũi tên độc được bắn ra từ cây cung gian trá, và ngọn đuốc của ông được cho là đốt lên ngọn lửa đam mê dục vọng. Đây là nền văn hóa đầu tiên khắc họa thần Cupid khỏa thân; ma tính của ông khó có thể che giấu.

Thần Cupid thời Phục Hưng

Bức tranh “The Feast of Venus (Buổi Yến Tiệc của Nữ Thần Venus),” của họa sĩ Peter Paul Rubens, năm 1636-1637. Tranh sơn dầu trên vải canvas. Bảo tàng Lịch sử Nghệ thuật ở Viên, nước Áo. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Bức tranh “The Feast of Venus (Buổi Yến Tiệc của Nữ Thần Venus),” của họa sĩ Peter Paul Rubens, năm 1636-1637. Tranh sơn dầu trên vải canvas. Bảo tàng Lịch sử Nghệ thuật ở Viên, nước Áo. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Ad

Vào cuối thời Trung Cổ, những cảnh báo về tội lỗi nhục dục của thần Cupid đã giảm dần khi nhu cầu về tình yêu phong nhã được lý tưởng hóa. Nhiều ví dụ về điều này được thể hiện trong hình ảnh minh họa cho tập thơ “Le Roman de la Rose” (Sự lãng mạn của Hoa Hồng) – tập thơ ngụ ngôn Pháp thuộc thế kỷ 13 của tác giả Guillaume de Lorris và Jean de Meun. Tác phẩm đã được đọc rộng rãi khắp Âu Châu thời kỳ Phục Hưng, và được công nhận là đại diện cho toàn bộ nghệ thuật của tình yêu lãng mạn.

Sau những mô tả đó, thần Cupid đã chuyển sang thời kỳ Phục Hưng. Và rồi các nghệ sĩ đã khắc họa ông như một đứa trẻ ngoài đời thực. Thần Cupid lại tiếp tục trẻ hóa – một em bé mới chập chững biết đi hay thậm chí là trẻ sơ sinh – và nhiều hình mẫu khác.

Khi phương Tây quan tâm nghệ thuật cổ điển trở lại, hình ảnh thần Erotes Hy Lạp – tức Eros ở số nhiều – trở nên rõ nét. Những tiểu thiên sứ đáng yêu được gọi là “amorini” (Thần ái tình) trở thành hình tượng phổ biến trong các khung cảnh thần thoại. Vào thời kỳ Baroque (giai đoạn năm 1600–1750), những nhóm hài nhi Cupid nghịch ngợm, có quyền năng của Thần, đã thay thế cho hình tượng đơn lẻ.

Thần Cupid đã mang đến sự lãng mạn và màu sắc vui tươi giống như vậy vào thời đại Victoria. Những thiệp chúc mừng ở thời này cho thấy sự hỗn loạn trong cảm xúc, nhưng lễ nghi của thời đại Victoria nhẹ nhàng, thanh lịch đã tẩy sạch mối nguy hại của dục vọng đáng sợ.

Tình yêu vượt qua tất cả

Bức tranh “Venus and Cupid,” của họa sĩ Henry Howard, năm 1809. Tranh sơn dầu trên vải canvas. Trung tâm Nghệ thuật Yale Anh Quốc, Đại học Yale. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Bức tranh “Venus and Cupid,” của họa sĩ Henry Howard, năm 1809. Tranh sơn dầu trên vải canvas. Trung tâm Nghệ thuật Yale Anh Quốc, Đại học Yale. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Từ sự khiếm nhã cho đến vui chơi lãng mạn, thần Cupid vẫn trường tồn theo năm tháng. Ông đã mang tình yêu đến tận những ngõ ngách xa xôi nhất của địa cầu với tư cách là đại sứ tình yêu trong thần thoại Tây phương. Mặc dù mối liên hệ của thần Cupid với lòng sùng kính đã phai nhạt, nhưng khó có thể hình dung đây là kết cục của một vị thần từng được tôn thờ. 

Nếu thần Cupid có thể tồn tại trước lớp giáp sắt của thời La Mã, sự tha hóa thời Trung Cổ, sự phóng đại thời Phục Hưng, và sự khiêm nhường thời Victoria, thì ắt hẳn số phận của ông không chỉ giới hạn trên các trang web hẹn hò và những áo T-shirt. Dẫu vậy thì trong mọi sự, tình yêu mới là sức mạnh vĩnh hằng có ảnh hưởng lớn lao, trong khi Cupid chỉ là một biểu tượng. Mặc dù chúng ta đã vẽ ông, nhưng hãy luôn chắc chắn rằng chúng ta tôn vinh những gì mà thần Cupid đại diện.

Charles Timm là một nhà văn sáng tạo đến từ New Jersey; ông thích viết về mỹ thuật và văn hóa truyền thống.

Hoàng Long biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin