Thử viết Việt Nam văn học sử I
Lời đầu
Từ lâu, tôi theo đuổi việc thử viết bộ Việt Nam Văn học Sử.
Các văn học sử liệu, tôi phải thận trọng lựa chọn; một mặt cứ lượm nhặt góp gom; một mặt phải phê phán cho biết cái thật, cái giả.
Trước khi vào thăm trăm hoa trong “ vườn ” văn học Nam Việt, phải nên nhận rõ phạm vi vườn đó và đường lối tôi đi tới thế nào.
Trong văn học giới Nam Việt, nên chăng chỉ lựa lấy phần quốc bản, hay phải thu nhặt cả phần Hán-văn là một sản phẩm gần như cố hữu của người mình ?
Văn học là gì ? Món phô bày tư tưởng, tinh thần một dân tộc. Hàn tự, quốc văn hay chữ pháp chỉ là hình thức đánh dấu tinh thần đó.
Cái gia tài bằng Hán văn của ông cha mấy nghìn năm nay, vắt bao óc, mòn bao tim, trải bao cơn dâu biển, để lại đến giờ, ta há nỡ quăng đi làm cho thêm nghèo của kho tri thức ?
Vậy, lấy cả Hán văn lẫn quốc văn làm đối tượng nghiên cứu, phạm vi quyền này bao gồm hết thảy những cái gọi là văn chương, học thuật Việt Nam từ thượng thế đến hiện đại. Nhan là Việt Nam Văn Học Sử, khác với Việt Nam Quốc văn Sử, xin các bạn nhận rành cho.
Trước khi cho ra thành sách, tôi hãy lần lượt đăng lên Tri-Tân đề chất chính cùng các bậc thức giả.
H. B.
CHƯƠNG THỨ NHẤT
TIẾT MỘT
Tự Luận
Việt Nam lập nước ở xứ nóng. Phong thổ, khí hậu không thích hợp cho nghề làm bằng tinh thần. Nhiều người dẫu có nghị tục đến đâu cũng khó phấn đấu với khí nóng nực, ầm thấp. Vả thời tiết chóng thay đổi, nóng đấy rồi lạnh đấy, dễ gây cho người cái tính máu sốt sắn, mau chán nản. Cái chưng “phù nhiệt ” chính là bịnh chung của người mình.
Nằm bên bờ biển Trung quốc, bán đảo chữ S không có nhu cầu như Hi-nhã-lạp-bá (Himalaya) rừng đẹp như Bois de Boulogue, thác lớn như Niagara. Phong cảnh nước non đã kém vẻ hùng vĩ, lẽ tất nhiên cái phản ứng của hoàn cảnh cũng thiếu mạnh, mē, hi-kỳ.
Một năm chỉ có hai mùa xuân hạ gồm làm một, thu, đông gồm làm một, chứ không phân rành bốn mùa như các nước ở ôn đới. Sang tháng giêng âm lịch tuy đã kể là đầu xuân, song nhiều cây hãy còn trơ trụi như chết. Vì vậy, cảnh vật mùa xuân thiếu vẻ tỉnh thức, hoạt động, tưng bừng, không đủ đập mạnh tầm mắt, lay động tâm hồn người ta khiến cho như ngủ mới dạy, như chết mới sống lại, dễ hòa theo tiết xuân mà cảm, mà nô nức, mà mong chờ… Cảnh thiên nhiên đã khô khan, nên nguồn cảm hứng của nhà văn cũng khó chứa chan, man mác
Ở xứ ta, nhất là trong Nam kỳ, những sản vật thiên nhiên như ngũ cốc, như cây trái tất dễ trồng và có nhiều. Không cần tốn nhiều nhân lực, cũng được có đủ mọi sự cung cấp, nên người mình không cần suy nghĩ nhiều, phấn dấu dữ đề chinh phục sức thiên nhiên. Vì chịu ảnh hưởng của cuộc sinh hoạt theo lối phóng thậm thiên nhiên đó, văn học Việt Nam ít có tư tưởng sáng tác.
Thêm nỗi: Việt Nam, nước nhỏ, sức yếu, lại ở giáp ranh với Tàu, một nước lớn nhất Á đông và có một nền văn minh sớm nhất thế giới (trừ ra văn minh Ai Cập), nên khó cựa là mà gây lấy một cái đặc tính của mình được.
Từ đời Tần, Hán (246 tr. J C. – 219 s. JC) trở đi, người Tàu không ngày nào không đứng bên kẽ nách ta, dòm rỏ, rình rập! Vi lép vē, ta phải nội thuộc Tàu ngót mười thế kỷ. Trong khoảng thời gian đó, mình phải đồng hóa với họ văn hóa Tàu tức là văn hóa mình, chứ mình chưa có gì đáng gọi là của riêng hết. Từ đời Ngô, Đinh (930-980) tuy đã phát cờ độc lập, song đối với Tàu là một nước lớn, và ở gần kề, ta vẫn phải thân thiện. Về mặt bang giao, vẫn có một giây liên lạc buộc chặt Nam, Bắc nên là phải theo văn học Trung hoa để phòng những khi sang sứ Tàu hoặc ứng phó với họ.
Về mặt quốc phòng, ta mơ nớp sợ Tàu đớn nuốt, nên là lúc nào cũng phải lo đối phó với ngoài, không mấy khi được rảnh rang đem toàn lực dùng vào công việc nội trị. Vì vậy văn-học cũng chịu ảnh hưởng kém sút !.
Về mặt bắc, mình phải lo chống người Tàu, nhưng về phía nam, là lại chăm việc mở mang bờ cõi. Công cuộc Nam tiến của các triều đại, nhất là của các chúa Nguyễn, là một chứng cớ tỏ rằng vấn đề tự tồn cần phải đặt trên các việc khác.
Vậy ta cũng đừng nên khắc trách Việt Nam về việc văn học. | Đã theo văn hóa “ tích cực ” của Trung hoa, lại ăn không tiêu những tư tưởng “ thuật nhi bất tác ” của Không Tử và chủ nghĩa “ vô vi, phóng nhậm ” của Lão, Trang, thành thử người mình ít (ít thôi, không phải không có) có sáng kiến, sáng tác, làm nảy tia sáng chân lý, quét sạch những mậu thuyết và thành kiến không hay, gây lấy cái học thuyết một nhà hoặc
cái học phong một thời đại. Đó là một khuyết điểm lớn trong | văn học giới Nam Việt!
Đấy, địa dư và lịch sử và hoàn cảnh có quan hệ đến văn học là thế ! Phán đoán một việc gì, ta phải dò tận gốc nguồn, mới bao quát được cả toàn thể, và lập luận mới khỏi thiện lệch..
TIẾT HAI
Vài cái đặc điểm trong văn học giới Nam Việt
Trong bài Tự luận, ta đã xét về địa dư, lịch sử và hoàn cảnh, thấy bao nhiêu cớ nó làm cho văn học Việt Nam kém sút lắm rồi ! Dẫu vậy, trong cánh đồng nội, không phải tuyệt nhiên không có cỏ đẹp, hoa thơm.
Bình tâm mà xét, ta thấy trong văn học giới Việt Nam có những đặc điểm này:
1: Giầu phong-dao, ngạn ngữ. – Trước khi học văn tự Trung hoa, người mình đã cả một nguồn văn rất phong phú. Được rèn luyện và tấn tới theo thời gian, nguồn văn đó ngày một đẹp đẽ thêm, dồi. dào thêm, bóng bẩy thêm. Tôi muốn nói về phong dao, ngạn ngữ. Nó mộc mạc nhưng sâu xa; đơn sơ những ý vị; gọn gàng nhưng trầm hùng… Tuy bị Tàu chinh phục bằng quân sự, chính trị và văn hóa trong ngót nghìn năm, nó vẫn nghiễm nhiên đương đầu với chữ Hán, không khi nào chịu nhượng bộ hay phải khuất phục.
Thể lực tố chi phối xuốt cả xã hội Nam Việt. Nó đóng vai ngự sử trong trường chính trị đề đàn-hặc những cái phi pháp, bất công. Nó cầm bút trào phúng trên trường ngôn luận để mỉa mai những hành vi cử chỉ lố lăng của đời. Lại có lúc nó làm một vị thầy tu, thuyết pháp, giảng đạo, khuyên người ăn ở ngay lành. Thỉnh thoảng nó lại giữ chức sử thần, ghi chép những cải biến cố, những việc quan hệ với quốc kế, dân sinh.
“ Con ơi con ngủ cho lành !
“ Đề mẹ gánh nước rửa bành con voi !
“ Trèo lên trái núi mà coi:
“ Kìa ! bà quản tượng cưỡi voi đánh cồng ! ”
Và
“ Thương thay, thân phận con rùa !
“ Lên đình đội hạc, xuống chùa đội bia ! ”
Nhà “ danh họa xã hội ” chỉ phác về mấy nét nghệch ngoạc, sơ sài như trong hai bức tranh trên đó, vậy mà ta nay có thể tưởng tượng được cái tâm lý và tình cảnh của người trong xã hội bấy giờ là thế nào…
2: Biết sáng chế thơ phú nôm và chữ nôm. – Xưa ta, về mặt văn hóa, tuy đồng hóa với Tàu, học hành, thi cử đều theo | khuôn khổ Tàu cả; song các cụ có cái hơn người là: lợi dụng của người làm của mình, chứ không xuốt đời đứng chực cửa nhà giầu, xin đồ bố thí.
Dưới trào Trần Nhân Tông (1279-1293), ông Hàn Thuyên (1) nhân lối thơ phú Tàu sáng chế ra thơ, phú nôm. Từ đó, mỗi người một tay, đắp nên một nền quốc văn ngày càng đẹp đẽ, đầy đủ. Trước cái sáng tạo của Hàn Thuyên đó, chúng ta ngày nay thật đáng ngả mũ, dâng hoa.
HOA BẰNG
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)