Thử viết Việt Nam văn học sử III
Tiếp theo phần II
Nay nên phân biệt: Đồng thoại có hai thứ, một là “ Dân tộc đồng thoại ”; hai là “ Truyện ngụ ngôn ”.
Dân tộc đồng thoại, do bước trải qua trên đường phát triển của một dân tộc, làm ra cách tự nhiên như truyện bánh chưng, bánh dầy, truyện trầu cau…)
Ngụ ngôn là do người trong dân tộc đặt ra một cách có ý (như truyện Thằng Cuội với Con Hồ, V. V.)
Dẫu là lối nào mặc lòng, hễ nó đã được truyền khẩu từ người nọ qua người kia, thì khi truyền bá ra đó, chắc nó thế nào cũng nhuần thấm vào trong phong khí của một dân tộc, nên, về mặt văn học, nó cũng có giá trị trước những cặp kính “ khảo cứu ”
Đây trở lên tôi đã kể ra bốn cái đặc điểm trong văn học giới Nam Việt. Ấy còn chưa kể những cái mới nhập tịch từ sau khi Âu hóa. Chúng ta, ai nấy nếu chịu khó hết lòng, hết sức vun bón cho cây quốc-văn thì bông trái tương lai của nó sẽ rực rỡ tốt tươi biết đâu mà hạn lượng…
TIẾT BA
Hán học truyền sang nước ta.
Hán học, đổi với ta nay, đã đóng một vai quan trọng trong
văn học giới. Trong rừng văn tự, nó đã đâm rễ ăn sâu, hút được bao đồ tu-dưỡng để nuôi cây “ quốc văn ” cho ngày càng tốt tươi, bát ngát với nó quốc văn đã chung một mạch máu sinh tồn, phát đạt, lẽ tất nhiên ta phải biết công nó, yêu mến nó.
Theo sử chép: Hán học thực liên lạc khăng khít với văn học ta mấy nghìn năm nay. Kể từ hồi Bắc thuộc lần thứ nhất (năm 111 trước I. C) đến năm bãi bỏ thi Hương (Bắc-kỳ bãi thi Hương từ 1915; Trung-kỳ từ năm 1918) trong khoảng hơn 2000 năm đó, Hán học đã chi phối xuốt cả xã hội Nam Việt. Nó nghiễm nhiên như một đám thực dân thoát ly hẳn chính quốc mà độc lập rồi. Các cụ ta xưa học chữ Hán, viết văn Tàu, coi chữ Tàu như một thứ chữ bản quốc. Cho nên phàm các công văn và tư thế, từ trong triều đến ngoài nội, đều dùng chữ Hán cả. Vậy, như trên đã nói, chẳng những ta không nên thoát ly Hán tự, mà lại còn cần phải nhận nó là một tên dân đã chính thức nhập tịch trong làng văn học Việt Nam.
Để biên tập thành bộ văn học sử, ta nay cần phải thu thập các tác phẩm bằng Hán văn của các cụ xưa: cái nào có giá trị, tức là tài liệu đó. Vậy, Hán văn cũng như Việt văn, nên tác phẩm nào đã là con đẻ tinh thần của người Nam Việt thì đều là đối tượng (objet) cần phải khảo cứu. Nhà văn nào đã trước tác bằng Hán văn cũng được qui như những ai đã làm được các sách bằng Quốc ngữ hoặc chữ Pháp, chứ chúng ta quyết không nên đãi họ bằng con mắt lạnh lùng. Chỉ có điều này đáng tiếc: khi muốn giới thiệu tác phẩm của họ, ta phải tốn công phiên dịch chữ Hán ra nôm mà thôi.
Đó, Hán văn quan hệ với văn học ta là thế. Vậy đối với dòng cuộc truyền bá Hán-học vào sử này, ta cần phải biết rõ nguyên ủy và cái lịch trình ra sao.
Trước nhất Bắc kỳ – Cứ như sử chép thì người mình học chữ
Hán bắt đầu từ hồi Bắc thuộc lần thứ nhất (từ năm 111 trước đến năm 39 sau J. C.). Thấy ta chưa biết văn tự, Hán Vũ Đế sai thái thủ các quận dạy ta học chữ nho. Đời Hán Quang Vũ, Tích Quang thái thú Giao Châu (vào khoảng đầu Tây lịch), dựng trường dạy học. Ta có trường học Hán tự là từ đó. Nhưng về việc vỡ lòng học chữ Hán này, nhiều người cãi rằng ta biết chữ Hán từ đời Triệu Đà kia rồi, chứ có đợi đâu đến bây giờ mới học. Phải, tôi cũng công nhận như vậy. (1) Vì dân Việt Nam từ khi bị Triệu Đà thống trị, sống dưới trị quyền những kẻ đã từng thở hút không khí Hán văn, chắc thế nào cũng phải học chữ Hán đề giao thiệp trực tiếp với họ. (2) Chẳng qua đến khi nội thuộc nhà Hán thì quay lại Tàu lại dạy thêm cho biết rộng, hiện nhiều đó thôi.
HOA BẰNG
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
(1) Coi bài tường luận ở chương thứ ba.