Thử viết Việt Nam văn học sử (số 19)
Tiết mười: Đàm Khí (1019-1088)
Đàm Khí, đó là tên và họ Ông Ngộ-Ấn thiền-sư. Hồi 10 tuổi, khi còn là một cậu học trò nhỏ: học hành tấn tới, lại giỏi về lối chữ Phạm (sadscrit).
Kể từ năm 19 tuổi, ông xuất gia, giữ “giới” và “định” theo phương pháp nhà thiền. Về mặt kinh Viên-giác và kinh Pháp- hoa, ông nghiên cứu tinh thông lắm. Sau khi được tâm ấn của sư Quảng-Trí ở chùa Quán-định, ông kết lều tranh, tu ở núi Ninh-sơn thuộc phủ Ứng-thiên.
Để cắt nghĩa về “vô-thượng pháp-vương”, Ông có nói: “ở thân, là Phật; ở miệng, là pháp; ở tâm, là thiền. Dầu chia làm ba bậc, nhưng rốt lại chỉ là một thôi. Ví như con sông chia làm ba chi: mỗi chi mỗi tên một khác, song chất nước sống thì vẫn giống nhau.
Coi vậy đủ biết ông là người hiểu sâu Phật-học, chắc có nhiều phương tiện dẫn người vào cửa triết-học cao thâm.
Hư vô màu-nhiệm lẽ khôn dò !
Lòng ngộ, dễ hiểu lẽ hư-vô.
Ngọc cháy trên non, màu vẫn nổi;
Sen sinh trong lửa, nhựa chưa khô. (Dịch)
Đó là bài ông làm trước khi vĩnh biệt môn-đồ nhằm ngày 14, tháng 8, năm Quảng hựu thứ 4 (1088) đời vua Lý Nhân Tông. Thọ 69 tuổi, Ông người thôn An-lý, làng Kim bài. (1)
Tiết mười một: Bà Ỷ Lan (?- 1117)
Sau bà Ngọc-Kiều, trên trang văn-học sử đời Lý, ta lại được hân-hạnh ghi tên một bậc nữ lưu. Đó là ai ? Ba Ý-Lan, phong hiệu là Linh-Nhân (1073), thụy hiệu là Phù-thánh Linh-nhân (2) hoàng thái-hậu (1117), vợ vua Lý Thánh-Tông và là mẹ vua Lý Nhân Tông.
Bà là người tinh thâm Phật học, có tài kinh-luân, nhưng vì lòng ghen ghét một lúc, bà đã làm cho Dương thái-hậu (vợ cả vua Lý Thánh Tông) và 76 người thị nữ phải chết oan (tức vụ Thượng-dương cung xảy ra năm 1073).
Niên hiệu Thiên-chúc bảo tượng thứ hai, 1069, trong khi vua Lý Thánh Tông đi đánh Chiêm-thành, bà lấy tư cách một người nguyên phi, giúp việc nội trị, làm cho dân hòa hiệp, nước yên ổn, khiến vua Lý Thánh dấy lại lòng hăng hái, đặt thêm lửa nhiệt thành, quay vào lần nữa, kỳ hái cho dược đóa hoa chiến thắng tốt tươi (3). Đó là nhờ ảnh hưởng tốt của bà, khách anh-hùng làm nên sự nghiệp.
Năm Quảng-hựu nguyên niên 1085, bà đi chơi khắp nơi danh thắng non sông, ngắm nghía bức tranh hoa gấm thái-bình treo vững dưới trời Đại-Việt.
Năm Quảng-hựu thứ ba 1087, mùa xuân, bà bỏ tiền trong nội-phủ ra chuộc những con gái nhà nghèo phải đi ở đợ, rồi gả cho những người góa vợ. Tấm lòng nhân-từ đó thật xứng đáng với cái danh-hiệu bấy lâu dân chúng vẫn tôn tặng bà: “Quán Âm nữ”.
Vốn mộ Phật, lại biết hỏi những điều chưa hiểu hoặc còn ngờ, bà dần dần bước sâu vào nơi tam-muội (chỗ sâu nhiệm huyền diệu) của Phật giáo,
Vì lòng tín-ngưỡng quá sâu, chính là dã đứng làm đến hơn một trăm nóc chùa. Cũng chính bà đã hiệp ý với vua Lý Nhân, cho đón sự Mẫn-Giác vào trụ ở một ngôi chùa bên cung Cảnh-hưng để tiện hỏi dạo.
Ngày 15 tháng 2, năm Hội phong thứ 5 (1096), bà thân đến chùa Phổ-minh ở Từ liêm, hỏi Thông-Biện thiền-sư về nhiều điều trong Phật-giới. Nhờ đó, bà có sở đắc.
Khi đã ngộ đạo, bà có làm mấy câu này để tỏ cải bước tấn-tới của mình:
Sắc là không, không tức sặc;
Không là sắc, sắc tức không.
Sắc ? Không ? Thoi mặc cá,
Mới thấu được chân tòng. (Dịch)
Bài này mộc-mạc, không son phấn, nhưng tỏ ra là người có học lực cao sâu mới ngộ được Phật học là một món cao xa, sâu sắc như vậy:
Bà mất ngày 25 tháng:8 7, năm Hội-tường đại-khánh thứ 8 (1117). Qua tháng 8 năm đó, nhà nước làm lễ hỏa táng, rồi ninh-lăng tại Thọ-lăng phủ Thiên-đức.
Tiết mười hai: Dương Không Lộ (? -1118)
Bỏ chài lưới là nghề-nghiệp thế truyền của ông cha, Không Lộ, người Hải-thanh, xoay theo học Thiền, trụ-trì ở chùa Hạ-trạch.
Không hề cầu cạnh chút gì với dời, ông chỉ chăm tu thiền định. Ai mặc thế nào cũng xong (4), Ông hi-sinh trọn vẹn về phần vật-chất, miễn sao giữ được cái tinh thần tự tại tiêu dao. Ông thích cái thú quê-mùa, do đó ông kiếm lấy cái vui nêu-sái, thanh-tao, điềm-đạm.
Trên những ngọn núi cao, đẹp, vắng-vẻ, ông thường thơ-thẩn một mình, buông hồn theo gió, trăng, mây, khói. Trước con mắt người đời bấy giờ, Quả là một nhân-vật thần-bí, kỳ-quặc, không mấy ai lường biết được.
Ngày mồng 3, tháng 6, năm Hội-tường Đại-khánh thứ mười 1149, đời vua Lý Nhân-tông, ông mất. Người ta chỉ kiếm được một bạ “Ngon hoai” là tiêu-biểu cho hồn thơ của ông
Nhà lựa làm trên đất rắn rồng,
Suốt ngày mải-miết thủ quê đồng !
Có khi lên ngọn non côi ngất:
Một tiếng dài kêu lạnh khoảng không… (Dịch).
Tiết mười ba: Lý Nhân Tông (1064-1127)
Nói đến vua Lý Nhân-Tông, húy kiền-Đức, ai cũng phải cảm động trước đức-tính nhân-từ, tiết-kiệm, khoáng-đạt và phải kính phục trước sự-nghiệp oanh-liệt phi thường của ngài.
Nối đời thịnh-trị của vua cha Thánh-Tông, ngài thêu thêm những nét “sùng văn, chất võ” vào bức tranh gấm vóc non sông cho ngày càng huy hoàng, sán-lạn.
Như trước đã nói, ngài là một vị hoàng-đế anh-hùng có dày công trong cuộc kiến-thiết văn-học: Lập Quốc-tử-giám, (1076), bổ văn thần vào làm việc ở đó. Tổ-chức Hàn-lâm viện (1086), đề su3g vào đấy những người văn-học đã được lựa-chọn bằng một kỳ thi. (6) Đặt kỳ thi lại-viên, chương trình thi có viết chữ, làm tính và hỏi về bình luật.
Song, có việc quan-trọng này cần phải nhắc lại đề đánh dấu đặc-biệt vào trang văn-học sử: Mở khoa thi cho nhà nho.
Các trào-đại trước – từ đời vua Đinh tiên-Hoàng đế đời vua Lý Thánh-tông – khuynh-hướng hẳn về mặt Phật học; Ai có tài-bộ tới đâu cũng phai do đường thiên ma ra ca. Nay, vua Lý Nhân mở khoa thi “minh-kinh, bác-học” (1975): ai vào lọt ba kỳ thì được đỗ. Đó là vô tình gieo vào Phật giới một cái mầm phản động: Vì người ta đã nhờ khoa-cử làm cái thang mây, lẽ tất nhiên không cần đến Phật học là một phương thuốc tu luyện thân tâm nữa, Quả nhiên đến Trần, mấy bậc danh nho, như Phạm-sư-Mạnh, Trương-hán Siêu… đều hùa nhau bài Phật ! Thế là từ đó, phái nho đã mạnh thể lực, dần dần nhảy lên địa vị độc-tôn ở nước ta.
Ngoài mặt văn-trị như trên đã kể, vua Lý Nhân đáng được liệt vào bậc nhất trên đài kỷ niệm võ công: Gióng trống, mở cờ, đường hoàng sại tướng sĩ sang kể tội mà đánh nhà Tống bên Tàu, rồi hát khúc khải-ca với giọng đại thắng. Đó còn chưa kể những việc hoặc thân chinh động Ma-sa hoặc sai tướng đi đánh Chiêm-thành là khác.
Đối với Phật-giáo, ngài là một tín-đồ nhiệt thành mộ-đạo. Thường lui tới với các vị cao tăng, tắm gội trong tư tưởng bình đẳng, bác-ái, hi-sinh,
(Còn nữa)
HOA BẰNG
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Thuộc huyện Thanh-oai tỉnh Hà-đông
2) Trong sách “Thiền-uyển tập anh” nói là Phù Thánh Cam-linh nhân hoàng thái-hậu.
3) Trận này Lý-Thánh bắt được …-Cú, chua chàm, luôn với 5 vạn quân chúng Chiêm-thành. Lần đầu đánh mãi không hạ được, vua ngã lòng, kéo quản trở về. Khi đến Cư-liên châu, nghe tin bà Ỷ-Lan trị nước có kết quả tốt, ngài nói:
“Nàng là một người đàn bà còn làm được như vậy là đây là trai sao xoàng thế này!”. Thế rồi, ngài lại tiến quân, kết quả được thắng. Sư ký bản kỷ, quyển 8 tỷ 6b-7a.
4) Trong sách “Thiền-uyển tập anh” nói ông “Ăn cỏ, mặc cây” ý nói lấy tàu cỏ làm đồ mặc, trái cây làm đồ án.