• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 06/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Thử viết Việt Nam văn học sử (số 20)

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ hai, 29/3/2021
bigger smaller Báo lỗi

Trước những tấm gương chân-tu hoặc cái chết giải-thoát của các thiền-sư bấy giờ, vua Lý-Nhân không thể làm lơ mà không lên tiếng khen tặng hay bùi ngùi thương cảm, nên đã thốt ra mấy vần thơ đầy vẻ mộc-mạc nhưng huyền-bí:

Tặng Ông Vạn-Hạnh 

Vạn-Hạnh thông ba cõi,

Thực hợp lời sấm xưa. 

Làng ở gia Cổ-pháp; 

Cắm gậy chấn kinh sư. (Dịch)

Khen Giác Hải thiền-sư và Thông-Huyền đạo nhân

Long Giác-Hải như biển; 

Ad

Đạo thông Huyền lại huyền. 

Thần thông kiêm biến hóa: 

Đằng Phật, đằng thần tiên ! (Dịch) 

Và bài viếng sư Sùng-Phạm như đã chép trong “Thiền Uyển Tập Anh” v.v…

Ngoài mấy bài thơ đó, vua Lý Nhân Tông còn có một bài

di chiếu tức lời trối-trăng, cũng viết bảng Hán-văn nhằm năm ngài 63 tuổi, nghĩa là bài ấy làm khi ngài sắp thăng-hà. Lời văn chân-thành, chất-phác nhưng cảm động lắm. Nay xin Trích dịch một ít ra sau đây. Còn ai muốn coi toàn bài nguyên văn thì cứ kiếm ở trong – Sử-ký và tập Hoàng Việt Văn Tuyển.. 

“ … Hậu táng đến hỏng cơ nghiệp để trở cho nặng đến hại than tinh, ta cho là rất không nên.

Ta đã ít đực, không có gì làm cho trăm họ được yên ! Đến khi qua đời lại để cho dân chúng, mình sống, khóc hôm sớm, kém ăn, giảm uống, bỏ cả cung tế, để ta lại thêm nặng tội, thì thiên hạ sẽ bảo ta ra sao ?

Tang: hết ba ngày thì bỏ đồ trở, ngừng thương khóc. Táng: theo đường tiết kiệm, giản dị của Văn đế nhà Hán, không xây lăng riêng, nhưng nên để phụ ở bên Tiên đế (mộ vua Lý Thánh Tông)…” 

Đọc hết mấy câu di chúc đó, ta phải ngạc nhiên trước cái tinh-thần hi-sinh đến cực điểm của ngài ! Suốt cuốn lịch-sử đế vương Việt-nam, thật ít ai được như ngài chịu sả thân và duy tha đến thế ! Đó cũng do thiên tính và bởi ngài chịu ảnh hưởng lớn của Phật-học,

Tham khảo: Đại-việt sử-ký tiền biên bản ký quyển 1, tờ 43 và Thiền uyển tập anh, Toàn việt thi lục v.v.. 

Tiết bốn mươi: Đoàn Văn Khâm

Về lịch-sử ông, sách-vở xưa chỉ nói là Công bộ thượng-thư đời vua Lý Nhân Tông. Dẫu vậy, nhờ mấy bài thơ còn sót của ông, ta có thể biết Ông là người học thông cả nho thích. Sinh-bình khuynh-hướng về mặt Phật học, nên ông thường giao-du với khách thiền lâm, có ý muốn từ quan, quấn khăn vải, bận áo nâu, theo học một vị đại đức. Ngặt về việc đời hẫy còn chất nặng trên vai, nên chưa có dịp thực hành được cái nguyện đó ! 

Ad

Ông rất có cảm tình đối với các vị đại-đức hồi bấy giờ. Nay  ta thử đọc mấy vần thơ của ông sau đây cũng đủ tưởng-tượng được tấm lòng hiếu học, mộ đức đó là thế nào ?

Tặng Khổng Lộ thiền sư 

Cắm gậy non cao, rũ sau trần, 

Lặng tìm ảo mộng, hỏi phù vân. 

Ad

Khát – khao, nhưng khó theo Trừng (1), Thập (2). 

Vì vướng đàn cò: đai với cân (Dịch)

Dưới triều vua Lý Nhân-Tông, làn sóng Phật-học vô-cùng mạnh-mẽ, nó trùm ngập cả vương, hậu, sĩ phu, nó lôi cuốn bao người học rộng, tài cao đến núp ở dưới bóng cờ “đại-từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn”. Đọc bài thơ của Đoàn văn-Khám trên dây, ta thấy rõ tâm-sự ông thường bứt-rứt áy-náy vì phải theo đòi quan-liêu Trong triều-ban (lộ quần),vướng víu áo-mão cân đai, không thực hành được cái ý muốn nương mình của Phật !

Khi nghe tin sư Quảng-Trí, một vị đạo cao, đức trọng bấy giờ, tạ thế, ông có viếng một bài thơ: 

Lâm tuyền, đầu trắng, lánh phồn-hoa, 

Mũ áo non cao, hương bay xa !

Những muốn trùm khăn theo cửa Phật; 

Bỗng nghe treo dép, khóa then Già ! 

Nhà trai, dưới nguyệt, chim kêu rộn! 

Bên tháp, bài minh, ai biết a ? 

Bạn đạo thôi đừng thương nỗi biệt, 

Trước chùa, non nước bóng sư già ! (Dịch) 

Cùng một giọng thiết-tha chân-thành đó, ông viếng Chân-Không thiền-sư ở núi Phả-lại: 

Gương sáng cao treo cả nội, triều. 

Gậy rồng, mây quấn: họp đông sao! 

Thương ôi, từng đạo cây tùng đổ

Ngán nỗi nhà nhân cột tuệ xiêu 

Tháp mới, dưới máu, mầu cỏ ánh ! 

Dáng xưa, trên nước, bóng non gieo ! 

Cửa thiền quạnh-quẽ, ai người gõ ? 

Chiều đến, buồn nghe chuông dai kêu… (Dịch) 

Đời bấy giờ hãy còn thuần phác, văn thơ không chuộng chạm trổ, giũa gọt; vậy mà ông có nhiều câu kể cũng đẹp đẽ. Thật là người có văn tài !

Tiết mười lăm: Nguyền Khánh Hỉ (1066-1142)

Nối dòng tĩnh hạnh, chắc ông được hưởng cái giáo-dục của nền Phật-học từ thủa bé. Mà quả thật, từ bé ông đã ăn chay.

“Yêu thầy nhưng cũng phải yêu chân-lý”, chính ông là người biết thực-hành lời đó: khi thấy kiến-giải mình không hợp với Bản-Tịch thiền-sư là thầy học, tức thì ông bỏ Bản Tịch, đi tìm chân-lý nơi khác. Nhưng lúc đã tỉnh biết rằng mình sai quấy, ông không ngần ngại lại quay về với thầy cũ: xin lỗi việc mình đã làm. 

Nhân đó ta thấy ông là người biết yêu chân-lý và biết hối quá, phục thiện.

Vì nổi tiếng trong tùng-lâm, Ông được vua Lý Thần Tông (1128-1138) vời vào cung khuyết; những lời ứng đối vừa ý rất được nhà vua khen ngợi, kính trọng.

Ông có bài này đáp đệ tử  Pháp-Dung hỏi thế nào là thánh với phàm:

Ở đời, đừng hỏi sắc mà không: 

Học đạo, chi bằng hỏi tổ-tông. 

Lòng giác ngoài trời (?); khôn định thể ! 

Bụi cát cõi thế: dễ đâu trồng ! 

Vo tròn nhật nguyệt trong nhân cải, 

Cắm chặt kiền khôn ở ngọn lỏng. 

Tay năm này đây bao đại dụng ! 

Ai hay phàm, thánh với tây, đông ? (Dịch) 

Ông mất ngày 27, tháng giêng năm Đại-định thứ ba (74 février 1142) (3) thọ 76 tuổi,

“Ngộ đạo ca thi tập” (4) là một tác-phẩm về thơ ca của ông Khánh-Hỉ, họ Nguyễn, người Cổ-giao, huyện Vĩnh-khang

(Tham khảo Thiền uyển tập anh và Gaspardope trang 861 số 40)

Tiết mười sáu: Nguyễn Nguyên Ức (1079-1151)

Ông đạo hiệu Viện-Thông, người làng Cổ-hiền, xưa thuộc tỉnh Nam định, nay thuộc Hà-đông, là một ngôi sao sáng trong phật-học giới, văn-học giới và chính-trị-giới ở đời Lý.

Nối dòng văn-học và tu-hành, ông là con ông Huệ-Dục, tả hữu-nhai tăng-lục dưới triều vua Lý Nhân (1072-1127).  

Tư-chất thông sáng, ông học đến chốn, đến nơi, nên thấu được tới chỗ tinh diệu.

Sau khi đã đậu kỳ thi “thiên hạ hoành tài”, lại đỗ đầu khoa  thi Tam-giáo (Hội-phong thứ sáu, 1097), ông không chịu nhận chức làm quan. Chỉ làm chân “nội cung-phụng pháp”, ông tùy cơ mà diễn dạy. khiến người giác ngộ, nhận-lĩnh được chỗ yếu-chỉ, tránh được điều lầm, chữa được cái dại. Nhờ tay ông đào-tạo, nhiều người thụ-nghiệp đều được nổi tiếng ở đời bấy giờ.

Về chính-kiến, ông chủ-trường cải thuyết nhân trị. Ông cho rằng vận-mệnh một nước quan-hệ ở như hạng người cầm quyền. Nếu hạng người đó tốt thì trước thịnh-trị, trái lại, tất phải suy vong. Cái cớ thịnh hay suy, trị hay loạn là do nơi đế-vương dùng quân-tử hay tiểu-nhân. Có thể ví một nước như cái đồ dùng: nếu đặt vào nơi yên ổn thì yên ổn; bằng để vào chỗ nguy thì tất nguy. Mà cái cơ hưng, vong, trị, loạn bao giờ cũng phải dần dần, chứ không một chốc, một lát mà xảy ra đâu. Ví như bốn mùa và thời-tiết nóng rét cũng phải chuyển-vần ngầm ngầm, há phải thình-lình mà thay đổi hẳn ?  Vậy, ông vua muốn cho trong nước thịnh trị thì phải theo gương trời đất, cố gắng không ngừng, giữ đức tốt: sửa mình, yêu người.

Cái chủ-trương của ông về mặt chính-trị (1130) đại-khái là thế.

(Còn nữa) 

HOA BẰNG

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

1) Phạt-đồ-trùng

2) Cưu-ma-la-thập.

3) Trong Thiền uyển tập anh có chua thêm: theo Sử-ký (?), thì trái lại, ông mất năm Thiên-chương bảo-tự thứ ba (1135).

4) Trong Lịch-triều hiến chương, quyển 43 nói là Ngộ đạo tập.

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin