Thử viết Việt nam văn học sử (số 25)
Chương thứ năm: Văn-học đời Trần(1225-1399)
Tiết một: Tổng luận
Cơ-sở quốc-gia Việt-nam đến Trần đã vững chắc lắm rồi. Được xây trên nền đá đó, văn-học bấy giờ có vẻ bồng-bột, phát-đạt đủ mọi phương-diện.
Về mặt triết học, ta ăn và tiêu-hóa được tư tưởng của nhà Phật, rồi gây thành một thiền-tông An-nam. Những sách như “Thánh đăng ngữ lục”, “Tuệ-Trung Thượng-sĩ ngữ lục và “Khóa hư” v.v…. đủ làm tiêu biểu cho môn triết-học đời đó.
Về sử-học, ngoài bộ Việt-chí của Trần-Tấn đã thất truyền ra, có bộ “Đại-Việt sử-ký” là pho sử được kể là đầu tiên của nước Việt-nam, do ông Lê Văn-Hưu, hàn-lâm học-sĩ kiêm quốc-sử viện giám-tu, làm xong hồi tháng giêng. Năm Trần Thánh-Tông Thiện long thứ 15 (1272). Bộ sử đó chép từ đời Triệu Võ-đế đến Lý Chiêu-hoàng (207 trước – 1224 sau J. C.), cộng 30 quyển. Chép việc trong khoảng một thời-gian ngót nghìn rưỡi năm, lại là một công-cuộc mới-mẻ lạ lùng, thế mà cũng kiếm đủ tài-liệu, chép thành manh-mối, làm căn-cứ cho các bộ sử ngày sau. Nó thật là một kiệt-tác đối với đời đó.
Về thơ chữ hán, bấy giờ rất thịnh: “gửi hứng rộng rãi, êm-đềm, tỏ tình cao xa nhã-nhặn”, gây thành các phong-trào “thi vị” mạnh-mõ vô-cùng. Cứ như lời một tác giả nói trong bài Lệ ngôn ở đầu bộ Toàn Việt thi tập, thì các vua đời Trần rất thích đề thơ, ai nấy cũng có một thi-tập, nhưng tán lạc thất truyền, chỉ còn được vài mươi bài như có chép trong “Việt âm thi tập” (1) thôi ! Ấy còn chưa kể thơ văn của các tao nhân mặc khách đời đó là khác.
Về phú chữ hán, Lê Quí Đôn phải lên tiếng khen: “Đời Trần có nhiều bài phú lạ kỳ, hùng-vĩ, trôi-chảy, tốt-đẹp; văn trí và cách-điệu thì gần giống lối phú của đời Tống”(2). Thật vậy, những bài như Ngọc tỉnh liên của Mạc Đĩnh-Chi và bài Bạch-đằng giang của Trương Hán-Siêu v.v… (3) đều là những áng văn rất xuất sắc ở đời bấy giờ.
Nói đến sự-nghiệp trước-tác của đời Trần, ta phải thật tình nhận rằng đời đó đã dày công đóng góp vào kho văn-hóa công cộng của xã-hội Nam-việt. Tiếc rắng trải qua trận giặc Chiêm thành đốt cướp ở đời Trần Nghệ-Tông (1370-1372) và nạn Minh Trương-Phụ tàn phá vơ-vét ở đời Hồ (1400-1407) (4), trừ nhiều sách mất bản chỉ còn tên trống ra (5), quyển nào sống sót phần nhiều là tờ tàn, trang vụn, ít được đầy-đủ toàn biên. May thay, bên nhà chùa còn khắc, in và tàng trữ được ít nhiều sách đời đó (6), tặng cho người sau món quà quí-báu vô cùng !. Trước cái công ơn đó, chúng ta phải thật lòng ca-tụng vị Giáo-chủ đại-từ, đại bi !.
Ngoài những sách thành tập và thơ (7), phú (8), biểu (9) sót lại ít nhiều, đời Trần còn có 9 bài (kể theo Lê Quí-Đôn ở đời Lê Trung-hưng) vừa bi, vừa minh khắc vào chuông đồng, bia đá nữa (10).
Ngoài những sách thật có giá-trị như Tuệ-trung thượng sĩ ngữ lục, Khóa hư,đời Trần còn có Việt điện u linh tập, Lĩnh nam trích quái v.v. nữa (11) Đó, về mặt hán văn, đời Trần đã để lại một sự nghiệp vẻ vang rực rỡ là như vậy!.
Đến đây ta phải ghi một dấu lớn trên trang văn-học sử hồi Trung-thể: Cuộc vận động của phái Việt-văn đã mạnh-mẽ và rõ-rệt lắm rồi! Muốn biết cái cớ tại sao phái này gây được lực-lượng trong văn-học giới bây giờ, ta phải xét rõ hoàn-cảnh, tình hình và trình-độ xã-hội khi đó cũng là những cái cận-nhân và viễn-nhân gây nên một cuộc cách mạng về văn-học ở đời Trần:
1 Vì có ngoại hoạn kích thích, dân chúng hồi đó bật tỉnh dậy, biết rằng cần phải hi-sinh để giữ lấy non sông, đất nước, là nơi sinh-sản thóc lúa để họ ăn, chôn-táng tổ-tiên mà họ hương khói, tụ-họp cha mẹ vợ con để họ vui-vầy… Nên họ hết sức đồng lòng với vua quan đề tranh đấu với giặc Nguyên trong ba trận đại chiến. Hà Bổng đem dân binh đón đường chẹn đánh quân Mông cổ và binh-lính bấy giờ thích hai chữ “sát Thát” (12) vào cánh tay đều là dấu hiệu của dân-chúng tỏ lòng hi-sinh đó. Mà cái tinh-thần hi-sinh này tôi cho là một phần chịu ảnh-hưởng bởi cái Phật giáo thuần-túy chân chính từ đời Lý dồn đến đầu Trần.
2 Mấy vua đầu đời Trần, học Phật rất thâm, thực-hành được lòng từ-bi, lợi tha, bác ái, phả độ. Đối với dân chúng, các vua đó coi như con cái người nhà xỏ ngọt, chia cay, một bầu không khi hòa-vui bao-phủ suốt cả trên dưới. Cuộc Diên-hồng hội nghị hỏi ý kiến dân-chúng, thân mật kêu tên gia-đồng, và hát bài “Long ngâm khúc” để công-chúng dẫn ra lấy lỗi phát-dẫn đám tang vua Trần-Nhân.. (13), những việc đó làm chứng với ta rằng đời Trần thờ chủ – nghĩa “dân quí”,
Và, trải qua bao cơn đại nạn, cũng nhờ tấm nhiệt thành yêu nước của phái bình dân, nhà Trần mới hát được bài ca thắng trận. Cho nên, sau lần thứ ba đánh đuổi được quân Mông-cổ, các vua Trần phải nâng địa-vị bình dân lên cái trình-độ khá cao. Chính Trần Quốc Tuấn nói với vua Trần Anh-Tông bằng giọng hấp-hối: “Phải nới sức dân để làm cái chước giữ vững từ gốc”.
3 Từ đời Trần Thái đến đầu đời Trần Anh, mấy vị anh hùng hoàng đế kia còn vụ thực học, chưa say đắm trong giấc mộng hư văn. khoa-cử tuy có mở, song dùng người không câu-nệ trong vòng khoa danh !. Chứng cớ: Phạm Ứng-Mộng và Đoàn Nhữ-Hai đều là thư-sinh là được dại dụng cả. Vì không thiên trọng và khoa-cử như vậy, nền dân chúng không đến nỗi phải chà xát giày vò dưới bàn chân bắt của phái hủ nho trong đầu óc chứa đầy tư-tưởng phong-kiến, lễ-nghi phiền toái cổ-hủ, và học-thuyết ít câu-nệ bất thông.
Bởi mấy dịp tốt và những cớ như trên đã nói, dân khi bây giờ bồng bột lạ thường nên lối văn nôm mới có cơ-hội nở-nang tấn tới lên được. Một khi giác ngộ, thấy lối thơ phú Tàu được thông dụng ở đời bấy giờ, phái văn bình dân bèn lợi dụng mà trau giồi tinh thần An-nam vào: Ôm xứ mạng của Thần Quốc-văn, thơ, phú nôm ra đời. Đứng dưới bóng cờ đại tướng của phái văn nôm này, ta nhận thấy có Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, v.v.
Ngày mà Hàn Thuyên làm được bài thơ nôm đầu tiên chính là ngày mở một kỷ nguyên mới trên trang lịch sử văn học, cũng chính là ngày nghiêm trọng trong cuộc cách-mạng tinh-thần! Tiếc thay, nhiều bài thơ nôm trong Phi-sa tập (14) của Hàn Thuyên và Nguyễn Quốc-ngữ thi tập của Chu An đều mất sạch cả! Nay tôi mới tìm được mấy câu thơ của nàng Điểm-Bích (15) là thất văn môn đời Trần; còn thì chưa dám tin những áng văn ngụy tạo giả khác của người sau (16).
Ngoài cuộc cách mạng văn học nói trên, đời Trần còn có nhạc vũ và lối hát bội (truyện hí) là đáng chú ý: Theo sử chép, thì Trần có mấy lối âm-nhạc, ca vũ này:
1 Lỗi phường hát cởi trần – Một bọn con trai vài mươi người, ai nấy cởi trần cả, nối tay nhau, chân đánh dịp, xếp hàng vòng quanh lại mà ca hát. Hễ một người trong các hàng giơ tay lên thì mười người trong bọn đèn giơ tay lên cả; lại buông tay xuống cũng vậy. Họ hát những bài như Trang Chu mộng điệp, Bạch-lạc-Thiên mẫu biệt tử, Vi-sinh, Ngọc-tiêu…, v. v…. Ca thì có các lỗi đạp ca, hiện ca.
Lối hát này có ngụ ý cảnh thế: khi than thời thế thì giọng hát rất tha-thiết não-nùng ..
2) Lối nam ưu, nữ xướng – Mỗi khi yến-hội ở Tạp-hiền điện, người ta hay thưởng thức đến lỗi bát này. Bên trái tên là nam ưu, bên cái gọi là nữ xướng, mỗi bên đều mười người, ngồi đất mà ca-hát.
Về lối hát này, tôi tưởng, nó tức là lối hát quan họ, hát đúm vì cũng có một bên nam, một bên nữ và cùng ngồi đất một cách bình dân. Mà đến cả lối hát trống quân, có lẽ, gốc-tích cũng tự đấy mà ra nữa. Có khác chăng là từ khi ông Nguyễn-Huệ (1788-1792) đem ứng dụng vào trong vòng quân thứ để làm món chơi mua vui cho quân nhân, nên nó mới được mang cái danh-hiệu là “trống quân” (nghĩa là trung quân nhưng nói trật đi) (17).
3 Lối hát giấu mặt – Mỗi khi đại yến ở trên cung điện, thì đại nhạc hòa tấu ở sau dưới nhà ngang (vũ hạ chi hậu): không trông thấy nhạc khí và nhạc công. Mỗi lần rót rượu người ta lại hô lớn: Họa khúc nhạc mỗ lên! Ứng theo tiếng đó, người ở dưới nhà ngang hòa ngay khúc nhạc trên điện muốn nghe. Lối hát này có những khúc “Giáng hoàng long”, “Nhập hàng đô” “Yến Dao trì”, “Nhất thanh phong”. Âm điệu thì gần giống thời cổ, chỉ hơi khác là ngắn-ngủi và gấp rút thôi (18).
Đó, lối nhạc vũ đạc An-nam của đời Trần đại khái như vậy. Tiếc rằng những bản hát Trang-Chu mộng điệp, Vi-sinh, Ngọc-tiêu và những khúc như Giáng hoàng-long, Yến Dao-trì luôn với bài Long ngâm khúc mà Trịnh Trọng-Tử đã dùng trong dịp ninh lăng vua Trần Nhân, nguyên văn thế nào, nay ta không rõ. Chỉ biết rằng đại để người ta hát từng bài ngắn một, hết khúc này sang khúc khác, chứ không đặt bài dài. Mà khi hát thì gẩy đàn tì-bà và đàn tranh một giây xen vào khiến cho nhịp nhàng thêm vui.
Có điều chắc-chắn là các khác hát, bài ca thế nào cũng phải đặt bằng tiếng An-nam thì người nghe mới hiểu được. Những tên như “Bạch-lạc-Thiên mẫu biệt tử” v. v… đó chẳng qua người ta tóm lấy đạt ý trong bài rồi đặt một cái đầu đề bằng chữ Hán như thế để tiện phân-biệt và cho nhã-nhặn lịch-sự thêm thôi.
Sử chép vua Trần Thánh thường đặt tiệc ở Lan-đình đề mua vui với anh em họ mạc, khi say, cùng nhau đan tay mà ca hát. Lại chép trong nhà ông Trần Nhật-Duật không ngày nào không trèo, hát. Nhân đó là thấy rằng hồi đầu Trần, người mình đã yêu mỹ thuật, và ca hát.
Nhờ có cái hứng thẩm mỹ đó, quốc vẫn được một dịp tốt bật lên. Vì khi một người An-nam hát và đặt bài hát ở đời bấy giờ chắc thế nào cũng dùng đến tiếng nhẹ đẻ. Một khi phong trào ca-hát đã xô-đẩy, tất nhiên tất nhiên người ta phải để ý đến quốc văn và luyện tập nó.
Vì hoàn-cảnh và trình-độ xã hội bấy giờ nhu-cầu như vậy, nên Hàn-Thuyên, Nguyễn Sĩ-Cổ mới xướng ra lối thơ, phú nôm để ứng-phó, cung-cấp cho chăng?
Bài tổng luận này đã dài rồi, không tiện nói nhiều nữa. Vậy xin đến bài kết luận sẽ nói nốt về lối truyện hí ở đời Trầu Dụ Tông.
HOA BẰNG
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Việt-âm thi-tập của Phan-Phu Tiên, người Đông-ngạc, huyện Từ liêm, tỉnh Hà-đồng.
2) Coi mục Thiên-chương trong Kiến-văn tiểu lục của Lê-Quí-Đôn, người Diên-hà.
3) Nguyên văn chữ hán có in trong các sách Đại-Việt sử-ký, Đại Việt sử-ký toàn-thư, Hoàng-Việt văn tuyển v.v….
4) Đầu đời Trần Nghệ, Chiêm thành vào cướp nước ta: đốt phá bóc lột gần hết. Sau đó thu nhặt lại được ít nhiều. Khi Hồ mất, Trương Phụ lấy hết cả sách vở xưa nay của ta đem về Kim-lăng (nay là Nam-kinh bên Tàu). Đến Lê, các ông Nguyễn-Trãi, Tử-Tấn, Phu-Tiên tìm-kiếm lặt-lượm, còn được 4,5 phần 10 (Coi bài tựa mạc Nghệ văn chí trong bộ Đại Việt thông-sử của Lê Quí-Đôn).
5) Những sách sau đây đã mất: Quốc-triều thông chế, 20 quyển: Nam Trần Thái-Tông, Kiến-trung thứ nhất (1225), khảo-sát điền-lễ đời trước, đặt làm phép-tắc thường dùng. Kiến-trung thường lễ, 10 quyển: do vua Trần Thái-Tông sai chư thần biên công việc quốc triều, đặt làm thường lệ.
Hoàng-tông ngọc điệp, 1 quyển: soạn năm Trần Thái-Tông thứ 10 (1234); Công văn cách thức, 1 quyển: soạn và in năm Trần Anh Tông Hưng-long thứ 7 (1299); Hoàng triều đại điển, 2 quyển: do vua Trần Dụ Tông (1341-1369) sai Trương Hán-Siêu và Nguyễn Trung-Ngạn biên đính; Tứ thư thuyết ước, 10 quyển: Chu Văn-An soạn; Việt sử cương mục, 10 quyển: cuối đời Trần, Hồ Tôn-Thốc soạn. Về bộ sử này, Ngô Sĩ-Liên có khen: “Chép việc thì thận-trọng và có phương-pháp; phê-bình thì thiết-thực, xác-đáng và không rườm”; Sấm-lâu tập, 1 quyển: Trần Uy-Văn vương soạn; Quốc-ngữ thi tập, 1 quyển: của Chu Van-An.
6) Nhờ quyển Thiền-uyền tập-anh ngữ-lục của một tác-giả đời Trần, nên nhà Lý mới còn chút dấu-vết trên lịch-sử văn-học. Chính tôi đã căn-cứ ở bộ sách ấy, mới làm được một đoạn văn-học-sử trong khoảng thời-gian hơi 200 năm, như các bạn đã thấy ở hồi Lê, Lý.
7) Trần Thái-Tông còn 2 bài, Trần Thánh-Tông 5 bài, Trần Nhân Tông còn bon 20 bài, Trần Anh Tông còn 8, 9 bài, Trần Minh của hơn 10 bài, Trần Nghệ còn 3 bài, v. v. (Coi mục Văn tịch chí trong sách Lịch triều hiến chương).
8) Đời Trần có 13 bài phủ:
Quan Chu nhạc của Nguyễn Nhữ Bật
Bàn ghế điểu hoàng của Trần-Công Cận
Trảm sà kiếm của Sử Hí-Nhan
Cần-chính lâu của Nguyễn Pháp
Thiên thu kìm giám của Phạm Kính-Khê
Ngọc tỉnh liên của Mạc Đĩnh-Chi
Bạc-đằng giang của Trương Hán-Siệu
Thiên-hưng trấn của Nguyễn Bá-Thông
Cảnh tỉnh của Đào Sư-Tích
Diệp mã phi của Nguyễn Phi-Khanh (?); hoặc Đoàn Xuân-Lôi(?)
Thang bàn – Khuyết danh; Đồng-Hồ bút – Khuyết danh.
Những bài phú kể trên có chép trong Quần hiền phú tập, do Hoàng San-Phu (người đời Lê) biên. (Theo Lê Quí-Đôn trong mục Thiên chương sách Kiến văn tiểu lục).
9) Đời Trần còn 7 bài biểu:
Tạ từ sung đại liên ban sam – Mạc Đĩnh-Chi; Tạ tứ lục kim nghiễn – Lê Bá Quát; Tạ trừ Hàn-lâm viện trực-học-sĩ – Trương Hán-Siêu; Tạ thiên-triều tứ Đại-quang-minh tạng – Khuyết danh; Tạ hạ giá vương cơ – Khuyết danh;
Nghĩ Tô-Thức tạ tứ sơng tích mặc – Khuyết danh; Tạ tứ tế-thần quan nhã nhục – Lê Thủ ( đời Hồ). Những bài biểu trên đều viết bằng lối văn tứ lục, có chép trong bộ Quốc-triều biểu chương tập của Trần Văn-Mô, người đời Lê. (Theo Lê Quí-Đôn trong mục Thiên-chương chí sách Kiến vẫn tiểu lục)
10) Bài bi minh Di-Đà bảo khảm ở Bổng hương thuộc Hồng lộ, do khuyết danh làm dưới triều Trần Anh (1293-1314); Bài chung minh chùa Đại-bi do Văn-tú vương Trần Đạo-Tái soạn năm Trần Anh Hưng-long thứ 2 (1294); Bài chung minh và bi-văn của Đạt-bi làng Mộ-đạo, do sư Sùng Nhân soạn; Bài minh chuông chùa Sùng quang, xã Ý-lan, cầu Ma-lãng, do Đặng Lân-Chủng, hàn lâm thị-giảng, soạn năm Trần Minh Đại-khánh thứ 7 (1320); Bài minh chuông chùa Diên thanh báo ân làng Đông ngạc, do Trần chấn-Khanh, ngự, sử trung-tán, soạn năm Trần Hiến Khai-hựu thứ 4 (1332); Bài ký tháp linh tề, núi Dục-thúy do Trương Hán Siêu, tả tư thị lang, sọan năm Trần Giụ Thiệu phong thử 3 (1343); Bài minh bia viện báo ân làng An đăng, do Hồ tôn Thốc, thủ trung thư lịnh, soạn năm Trần Phế đế Xương phù thứ 7 (1379); | Bài minh bia chùa Phúc minh tàng Man đề do Đỗ nguyên Chương soạn (1377); Bài Đại bi nham kỷ chùa Sùng nghiêm, núi Vân-lỗi do Phạm sư Mạnh, hữu bộc-sa, soạn năm Trần Nghệ Thiện-khánh thứ 3 (1372). (Coi Kiến văn tiểu lục.)
11) Coi thêm sách Lịch triều hiến chương, văn lịch chí; Bulletin de l’Ecole française d’Extrême-Orient, 1934 ; v.v… 12) Giết Thát đát, nghĩa là giết giặc Mông cổ.
13) Ngày 16 tháng 9, năm Trần Anh tông Hưng long thứ 18 (1310) khi sắp phát dẫn tử cung vua Trần Nhấn để đem táng ở Qui đức lăng phủ Long hưng, công chúng nhóm chật ních, đến nỗi tể tướng cầm roi cũng không dẹp quang được. Thấy vậy, vua Trần Anh chỉ bảo Trịnh-Trọng-Tử; “Người đông nghẽn lối thế này thì làm thế nào?” Trọng-Tử bền bảo toàn quân Hải khẩu Hổ-dực hát mấy tiếng trong bài Long ngâm khúc. Mọi người kéo đến xem; cung điện rộng chỗ, mới phát dẫn được
14) Có người nổi thơ nôm của Hàn Thuyên hãy còn ít bài, song trong Lịch-triều hiến chương nói là “thất truyền”.
15) Máy câu này có chép trong sách Tam Tổ Thực Lục. tôi sẽ giới thiệu sau.
16) Trong Đông thành từ số 3 trở đi có đăng 48 bài thơ nôm nói là văn đời Trần vịnh về việc bà Huyền-Chân công chúa. Tôi sẽ có| bài phê phán ở sau.
17) Xem thêm bài “Những bài |thơ tình trong kinh Thi” của ông Nguyễn văn-Tố đăng trong Đông Thanh số 6.