Thử viết Việt Nam văn học sử VIII
Tiếp theo phần VII
Tiết VI
TIẾNG NAM (1)
Mỗi nước của riêng mà thứ ngôn-ngữ nên mỗi nước có riêng một thứ văn-tự.Về vấn đề cội gốc tiếng Nam trước giờ nhiều nhà nghữ học đã cả cứu.
Tiếng Nam mượn dùng chữ Hán rất nhiều và có nhiều tiếng do âm chữ Hán trật ra chẳng hạn như:
Chữ hán | Tiếng nam |
chủ
xa thâu lữ lư li hợp bi |
chúa
xe thua lừa lừa lìa họp bia |
Vì thế, nhiều nhà ngữ-học phương ấy cho rằng cội rễ tiếng nam ra từ tiếng tàu: hoặc trực tiếp ra từ tiếng quảng-đông, hoặc trực-tiếp ra từ tiếng bắc-bình… Họ căn cứ ở một ít tiếng như “tim” với “sin”,心; “vằn” với “vện” 紋; và “vải” với “ wai”, 緯 v.v..
Trong cuốn Les origines de la langue annam le, tác-giả E.S. lại so sánh tiếng nam với tiếng mã lai, tiếng dioi (2), tiếng tày, và thấy có nhiều tiếng giống nhau như:
Việt-nam | Dioi | Tày |
cưỡi
kim cái ừ hết chàm chuôn ít |
koi, kuoi
kim kai cu, ơ het cham chuang it,et |
khuy
khêm ka ò hẹt – – – |
Hồi năm 1885, Kari-Himly, một nhà bác-học Đức, cho rằng tiếng an-nam có họ-hàng với tiếng môn. Môn là một xứ ở tây-bắc nước Xiêm, tên gọi Pégon. Ông Henri Maspero đoán rằng: Trong tiếng việt nam chắc có nhiều chữ gốc ở tiếng mô-men (môn-khmer). Ông có so sánh hai đằng với nhau, thấy trong tiếng ta, những chữ thuộc về thiên-văn, địa-dư, nhân, vật, nhà cửa, nghề nghiệp và thảo mộc, v. v. đều giống về bề ngoài với tiếng môn-mên. Nhưng khi xét kỹ, ông H. Masper lại nhận rằng, kỳ thực, tiếng nam không có gì giống với các tiếng môn-mên, vì âm-vận và cú-pháp của nó đều khác hẳn.
Khi sánh nó với tiếng thái, ông lại cho rằng bộ não của tiếng nam cũng có pha ít nhiều chữ gốc ở tiếng thái (tiếng thổ, tiếng lào, tiếng xiêm, v. v.). Vả, cung-bực của tiếng ta lại giống hệt của tiếng thái từng cái chi-tiết, chứ không phải chỉ giống đại-cương thôi đâu. Đến cả thanh-âm tiếng ta cũng giống tiếng thái. Mà nhiều chữ ta cũng mượn của Thái nữa, Song ông H. Maspero kết luận: Khó lòng dám đoán quyết tiếng an-nam là đồng tông, đồng loại với tiếng thái, vì hiện nay chưa nghiên-cứu được tường tận các tiếng ở Tàu và ở Ấn-độ Chi-na.
Về phần tôi, tôi nhận thấy rằng ở Bắc-kỳ là xứ tiếp-thụ hán-học trước tiên, và là nơi trung-tâm-điểm của nền văn-hóa nam-việt.
Khi xưa bị Tàu chinh-phục, ta phải học chữ hán,nên trong cách phát âm chữ hán, ta đọc nhiều tiếng na-ná giống tiếng của Tàu:
Tiếng hán-việt: | Tiếng quan-thoại | Tiếng quảng-đông |
Trunh-hoa
khai-hóa thiên hải |
Trung-hoa
khai-hóa thiến hải |
Trúng-và
hối-phá thin hổi
|
Như vậy, ta có thể đoán: ban đầu, người mình học chữ hán là đọc theo tiếng quan-hỏa, hơn là cho rằng đọc theo tiếng quảng-đông.
Lâu ngày người mình biết chữ hán lại dạy-bảo lẫn cho nhau, nên dần dần mới đi xa với lối phát-âm của Tàu mà thành ra thứ tiếng hán-Việt ngày nay.
Những chữ hán học theo giọng ta đó lâu dần trộn lẫn vào tiếng bản-quốc, càng ngày càng làm giàu cho ngôn-ngữ văn-tự của ta. Cũng như từ ngày ấn-hóa đến nay, trong tiếng nam đã có biết bao những tiếng lại pháp; dao díp, mũ phớt, giầy giôn, ba-toong, bi-loong, lắc-lê, tông-đơ, v. v. đều là một lệ đó cả.
Vì tiếng tàu và tiếng ta được buộc với nhau bằng sợi giây liên-lạc mật-thiết như thế, nên chữ hán mới lẫn nhiều vào tiếng ta và tiếng ta rất tiện dung nạp những tiếng hán-việt.
Còn Trung và Nam-kỳ nguyên xưa là đất Chiêm-thành và Chân-lạp. Khi đã đồng-hóa với ta, chắc họ phải học theo ta và nói như ta, nên về mặt ngôn ngữ văn-tự này có cái kết-quả tốt đẹp là Nam, Bắc nhất trị.
Về những tiếng thổ-âm khác nhau ta nên cho chúng thuộc loại “đồng nghĩa”, chứ không nên phân-biệt Trung, Nam, Bắc chi hết:
quả dứa
na hoa thuyền hòm lạy |
trái thơm
mãng-cầu bông ghe rương sá |
Còn cách phát âm có chỗ nặng nhẹ, khác nhau là do địa-dư, phong-thổ và tập-quán mỗi nơi một khác, cũng như người Mỹ nói tiếng ăng-lê tuy hơi khác giọng người Anh, nhưng khi viết thì viết đúng nhau cả.
Từ thế-kỷ mười bảy trở đi,nhờ sự kế-tiếp cộng-tác của các giáo sĩ ngoại-quốc, nhất là các ông Alexandre de Rhodes, Pigneau de Béhaine, Antoine Barbosa và Gaspar de A maral, chữ quốc-ngữ được thành lập. Ta dùng nó làm lợi-khí để giới-thiện học-thuật và truyền bá tư-tưởng rất tiện-tiệp, dễ-dàng.
Sách, báo quốc-văn ngày một thịnh-hành và phổ cập, làm đạt được cái mục đích rất thiệng liêng, rất cao-quý: đặt cái ngạch ngang nối giữa tiếng nói ba kỳ.
Lại nhờ có đường xe lửa nổi suốt Đông dương, tiếng nói và chữ viết của ta ngày càng liên lạc thống-nhất như cái đường rày chạy suốt từ Bắc vô Nam, không còn có gì cản-trở và chia rẽ được nữa (3).
TIẾT VII
ĐỊNH NGHĨA VÀ THUYẾT MINH VỀ PHONG-DAO,
TỤC-NGỮ
Không cứ ở dân-tộc nào, văn vần bao giờ cũng có trước văn xuôi. Chung một công-lệ đó, văn vần việt-nam cũng theo cuộc sinh-hoạt của dân xứ này mà ra đời. Trình-tự tiến hóa của dân tộc ta bước tới đâu, nó cũng đi tới đó. Trong trận văn-chương, nó là đội quân tiên-phong dọn đường mở lối cho văn xuôi, rồi họp sức cùng nhau, nó với bạn nó -văn xuôi- đắt dân Việt Nam lên trên vũ-đài văn-hóa tốt-đęp.
Nói đến văn vần việt-nam, ta phải công nhận tục-ngữ, phong dao là thứ “nội hóa”. Nay tôi xin đặt một cái danh-từ mới để tặng nó; “văn vần tổ truyền”.
Đây, bước đường trải qua của thứ “văn vần tổ truyền” đó:
Trước tiên còn là những câu tự-nhiên, đơn-sơ, ngắn-ngủi; sau mới đến những câu bóng bẩy, văn-hoa. Căn-cứ vào đó, ta có thể nói: Tục-ngữ đẻ trước phong-dao.
Nhưng, về lõi “văn vần tổ truyền” này, có nhiều thể lắm: tục-ngữ, ngạn-ngôn, phong-dao, ca-dao và sấm-ngữ, v, v. Trước hết ta phải định nghĩa chúng đã, rồi sau mới thuyết minh được.
Tục-ngữ, – Một thứ văn vần không hạn chữ, không buộc vần bằng hay trắc, ra đời từ lúc mới có dân-tộc này. Lâu ngày, nó tiêm-nhiễm vào phong-tục, nhuần-thấm khắp cả quần chủng (Có cấy, có trông; có trồng, có ăn).
Ngạn-ngôn. – Hình-thức giống lối tục-ngữ, nhưng tinh thần thì chú-trọng về mặt đạo-đức, luân-lý: dạy cách tu thân xử thế tùy theo trình độ và hoàn cảnh từng thời-đại. (Ăn quả nhở kẻ trồng cây). Dẫu vậy người ta cũng có thể gồm tục-ngữ và ngạn ngôn làm một.
Phong dao – Tiếng của tâm hồn nam-nữ ở những nơi đồng nội, đồi, núi, rừng rợ … Trước gió, dưới trăng, bên suối, nó bày-tỏ những tình yêu-thương, nhớ tiếc, buồn tủi căm hờn… Hầu hết là lối văn lục-bát, trừ ra những khi biến lệ, nó mới không chịu bó-buộc theo toàn vần bằng và đúng số chữ như lối trên sáu dưới tám. (Sông sâu, nước hiểm làm vầy ! Ai xui em tới chốn này, gặp anh ? Đào tơ sen ngó xanh xanh, ngọc lành phải giá, vải lành phải duyên).
Ca-dao. – Với lối trên, nó không khác mấy, vì hình-thức câu văn hoàn-toàn giống nhau. Có phân-biệt chăng, là vì nó không thiên về mặt phong-tình, nhưng bao-gồm cả mọi phương diện; chính-trị, kinh tế, xã hội, tôn-giáo, v.v. (Ở đời, muôn sự của chung, hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi). Nhưng, nếu không cần phân biệt kỹ-càng như đây, người ta vẫn có thể hợp nhất phong-dao với ca-dao được.
HOA BẰNG
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) theo thứ tự, bài P.N.V.B.S. ra kỳ này là số 8, Kỳ đăng ở T.T. 14 là số 7.
2) Dioi hay diăi là một thử thổ-ngữ của tiếng thái ở miền tây nam Kong-Tchéou.