Thử viết Việt nam văn học sử XI
Tiếp theo của phần X
Tiết hai: Hán-học truyền-bá bởi nhiều người Nam
Hồi Bắc-thuộc, ta có nhiều người tinh thông hán-học, cũng thi, cũng đỗ. Ảnh-hưởng của họ thế nào cũng đủ thúc-giục, dấy-dức người nước nô-nức học-tập hán-văn. Ấy còn chưa kể nếu họ, sau khi thành tài, về nước, trực-tiếp truyền-bá chữ hán, giúp-đỡ dạy-bảo bà con học tập là khác.
Xét theo lịch-sử, ta kể qua một bản danh-sách ra sau đây:
Lý-Tiến, người Cao-hưng, đất Giao-chỉ, thông Kinh, Truyện, làm thứ-sử khoảng niên-hiệu Trung-bình (183-189) đời Hán Linh-đế (168-189). Ông có đưa thư lên vua Hán yêu-cầu về việc bổ dùng người Nam. Trong thư có vin dẫn nhiều điều, lời-lẽ rất thiết-tha, cảm-động. Ông lại đưa sứ yêu cầu nhà Hán đối-đãi người Nam có đậu hiếu-liêm cũng ngang với các bác-sĩ trong 12 châu bên Tàu.
Lý-Cầm, người Giao-châu xuất thân từ khoa-mục, làm túc-vệ trong triều Hán (206 tr. J. C. – 219). Thấy người Hán không chia đều ơn-huệ cho người Nam, ông có cực lực kêu-nài về việc đó. Về sau, ông làm đến chức tư-lệ hiệu-úy.
Trương-Trọng, người Hợp-phố, lanh trí, có tài biện-bác. Sau khi đã đỗ, ông vào Lạc-kinh. Nhằm lễ đại-hội ngày tết Nguyên-đán, vua Hán có hỏi Ông: “Dân Nhật-nam đều hướng về phía bắc, chầu mặt trời, phải không ?”. Câu hỏi này rất có quan-hệ đến phong thế một dân-tộc. Nếu ông không đáp cách khôn khéo thì sẽ nhắc hợm người Tàu !. Lanh-lợi, hoạt-bát. Ông trả lời: “Tên quận cũng có nơi kêu là Vân-trung, hoặc Kim-thành, nhưng nào có phải đúng như thực đâu. Quận Nhật-nam, mặt trời cũng mọc ở đằng đông… Còn chỗ ở của quân và dân thì tùy ý hướng, bội, hoặc đồng, hoặc tây, hoặc nam, hoặc bắc, chứ không nhất định hướng về phía nào.” Coi vậy đủ biết ông là người mẫu-tiệp, biết trong danh-dự cho quê-hương. Sau Ông được làm thái-thứ ở Kim thành.
Còn Khương-Công-Phụ ?. Trước đây các nhà làm sử sách bằng chữ hán đều công nhận Công Phụ là nhà văn-học việt-nam. Song tôi không đồng ý. Đành rằng Khương-Thần-Dực, ông nội Công Phụ, có di cư sang ở Ái-châu (Thanh-hóa). Nhưng đến đời cha Phụ lại về làm quan và sinh cơ lập nghiệp ở Tàu. Công-Phụ sinh trưởng tại bên ấy, thi đỗ và làm bình-chương-sự dưới triều Đường Đức-tôn (780-804), rồi chết tại quê-hương ông là làng Tuân-hóa thuộc Khâm-châu. Như vậy ông là người Tàu trăm phần trăm, ta sao dám thấy sang nhận quàng làm họ ?
Khương-Công-Phụ, khi đậu tiến-sĩ, có bài chế-sách rất lạ nhưng mất rồi, chỉ còn bài “Bạch vân chiếu xuân hải phủ” rất xuất sắc. Nay xin trích dịch một ít đây: “Mây trắng rung-rinh vờn bóng xuân trên mặt biển xanh. Khoảng không trắng sạch, sông Hán dập-dềnh !. Bóng mờ-mờ khi lấp-ló hé vừng nhật, nét nhè nhẹ khi tỏa sáng rọi thiên đình. Ban đầu: Cửa trời mở, bóng dương tỏa, đã phớn phở bay theo rồng, lại lẹ-làng thổi lướt đá ! Ra khỏi núi đề lượn cao, vượt qua sông rồi chạy tả… Nên chi biển ánh mây mà nổi xuân, mây soi biển mà trắng xóa; hoặc ngồn ngộn chồng nếp trắng trên trời cao, hoặc lìm lịm, doành vẻ biếc giữa biển cả… (Nguyên văn chữ hán có in trong bộ Uyên Giám của Tàu và Đại Việt sử ký v. v. , lại có dẫn trong tập “Khương Công Phụ sự-trạng khảo” của Nhữ Đạm| Trai đoạn năm Nhâm thìn (1832) đời Minh mạng).
Nếu nhận Công Phụ là người Việt nam, tất phải kể bài phủ đó của ông là một sản phẩm trong văn học giới Nam việt. Thế rồi theo thứ tự thời đại, ta sẽ phải kể đến những bài phú đời Trần ở sau. Như vậy sẽ lộn sộn hết cả cái trình tự tấn hóa của văn học. Vì, Trần cách Đường những 320 năm; Công Phụ (nếu nhận là người Nam, đã có bài phú đặc Tàu và hay như vậy, thế sao phú đời Trần lại không bằng bài “Bạch Vân chiếu xuân hải” kia !. Chẳng hóa ra lối phú đột nhiên phát đạt một chốc rồi lại giật lùi, đến nỗi đời sau không bằng hồi hơn ba trăm năm trước ?.
Vậy, chẳng những quốc sử, đến cả văn học sử của ta cũng không nên nhận Khương Công Phụ là người Việt nam và là nhà văn Việt nam nữa.
Trên đài kỷ-niệm người Nam góp công vào việc truyền-bá hán-học, ta cũng nên ghi tên Tính-Thiều, người đã dự cuộc chống lại nhà Lương (505-543). Ông là người giàu từ-tảo, không thèm làm chức Quảng-dương môn-lang do Sái-Tỗn, thượng-thư nhà Lương, bổ dùng, tức thì đi về quê-hương giúp Lý-Bí (544-548), mưu việc đánh đuổi thứ sử Tiêu-Tư, lập nước Vạn-xuân.
Phàm những người Nam trong hồi Bắc-thuộc đã có học-thức danh-tiếng như vậy thì đối với công-cuộc truyền-bá hán-văn, thể nào họ cũng có ảnh-hưởng đến nhân-dân bấy giờ chẳng nhiều thì ít. (1).
Tiết ba : Hán-học truyền-bá bởi các Phật-đồ
Trước khi nói đến Phật-đồ góp công trong việc truyền bá hán-học ở xứ này, ta phải xét rõ nguyên-ủy Phật-giáo tràn vào Việt-nam từ bao giờ và bước đường lịch-trình của nó ra sao đã.
Đạo Phật truyền vào Việt nam do hai đường: Một đường từ Tàu truyền sang, một đường theo Ấn-độ dương (Océan Indien) tràn vào. Nay chia trình-tự đạo Phật thâu nhập trong Thời Bắc thuộc làm ba thời-kỳ lớn:
1) Thời-kỳ thứ nhứt (từ đầu thế-kỷ thứ III đến hết thế kỷ thứ VI). – Ban đầu, Khang tăng-Hội (Sogdien Seng-houei: 280), thứ đến Khương-lương Lâu-Chí (Indoscythe Kalyand-ruci: 255 hoặc 256), rồi tới các thầy tu Ấn-độ Ma-la-kỳ-vực (Marsjiveka) và Khấu-Đà-La (Ksudra: 204) đều là những người đầu tiên sang truyền Phật-giáo tại đất Nam-việt. Kế đó, Mâu Bác (Meou Po), người Tàu, vì nghiên-cứu Phật-giáo, cũng đến Bắc-kỳ.
2) Thời kỳ thứ hai. – Sư Ti-Ni Đa-lưu-Chi (Vinitaraci) từ năm 580, đến Bắc-kỳ, giảng dạy về Thiền-tông, lập thành ở Bắc-ninh một tông phái mà người ta kêu tên theo danh-hiệu sư đó.
3) Thời kỳ thứ ba. – Vô-ngôn-Thông (họ Trịnh) người Quảng-châu (Kouang-tchéou) sang trọ chùa Kiến-sơ làng Phù-đổng (Tiên-du, Bắc-ninh) hồi tháng 9 năm Đường Nguyên hòa thứ 15 (820). Tu theo lối “bích-quan” của Đạt-Ma (Bodhidharma), ông lập ở chùa đó một thiền-tông mới (nouvelle école du Dhyana)
Đấy, trong vòng ngót 700 năm, đạo Phật truyền vào Việt Nam lúc ban đầu đại khái là thế. Theo sách “Thiền-uyển Tập Anh”, thì sau sư Vô-ngôn-Thông, nước Nam có nhiều cao tăng ra đời, gây thành cái xu-hướng Phật-học ở xử là từ thế kỷ thứ XI trở đi.
Trong hồi Bắc thuộc, các vị cao tăng người Nam như Cảm thành, Thiện-hội và Vân-phong v.v. muốn nghiên-cứu Phật-gia, tất phải nhờ hán-học làm cái chìa khóa để mở cửa Thiền-Vả, khi giảng dạy kinh tạng cho đệ tử, các ông đó tất phải tinh thông hán-học lắm mới có thể cắt nghĩa được những chỗ mầu nhiệm uyên-vi.
Lại trong thiên “Thiền dật” sách “Kiến văn Tiểu lục”, tác giả Lê-quý Đôn nói: dưới triều Đường (618-905) nước Nam có bốn vị cao-lăng (2) Trừ vị Nhật năm tăng trường trụ ở núi bên Tàu ra, còn Vô-Ngại tu ở chùa Sơn-tĩnh hạt Cửu-chân (Thanh-hóa), Phụng-Định và Duy-Giảm đều có sang Tàu giảng kinh ở trong cung nhà Đường, khi già lại trở về nước. Như vậy các Ông đó chẳng ít thì nhiều, thể nào cũng có ảnh-hưởng về hán học đến dân Nam việt. Vậy có thể nói: các nhà Phật-học bấy giờ, đối với hán học, chẳng những có công gián tiếp là nghiên-cửu nó để làm lợi khi truyền bá đạo Phật, mà lại có công trực-tiếp là góp những câu kệ, bài thơ thần bí vào kho văn-học hồi đó nữa (3)
HOA BẰNG
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Sách tham khảo: Bách Việt Tiên Hiền Chí quyền II, tờ 7a, 11b – 12a; Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tiền biên, quyền II, tờ 26-28.
2) Tác giả Lê-quý-Đôn trích trong sách “Loại ham Anh hoạ” của Tàu.