• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 01/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Thúc đẩy sự hưng thịnh của kiến trúc cổ điển ở Hoa Kỳ

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 15/5/2021
bigger smaller Báo lỗi

Cuộc phỏng vấn với ông Justin Shubow, Chủ tịch Hiệp hội Nghệ thuật Dân dụng Quốc gia (National Civic Art Society)

Trong một lá thư của vị Tổng thống thứ 3 Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Thomas Jefferson gửi cho ông Pierre Charles L’Enfant – kỹ sư người Pháp vào ngày 10/4/1791 có đoạn: “Mỗi khi có dịp đề nghị một kế hoạch cho Điện Capitol, tôi sẽ lựa chọn mô hình cổ điển đã được công nhận hàng ngàn năm qua”. 

Tại sao Tổng thống Jefferson và những Tổ Phụ Lập Quốc Hoa Kỳ lại coi trọng kiến trúc cổ điển đến mức các tòa nhà liên bang và tòa án Hoa Kỳ cũng được mô phỏng theo phong cách này? Tại sao kiến trúc cổ điển truyền thống vẫn còn phù hợp với người dân Hoa Kỳ ngày nay?

Ông Justin Shubow, Chủ tịch Hiệp hội Nghệ thuật Dân dụng Quốc gia (NCAS) đã giải đáp không chỉ những câu hỏi trên mà còn mở rộng vấn đề. Ông Shubow đồng thời là Chủ tịch của Ủy ban Mỹ thuật Hoa Kỳ (U.S. Commission of Fine Arts), một cơ quan liên bang độc lập gồm bảy chuyên gia được tổng thống bổ nhiệm. Họ là những người chịu trách nhiệm bảo đảm mỹ quan đô thị của Hoa Thịnh Đốn. 

Thúc đẩy sự hưng thịnh của kiến trúc cổ điển ở Hoa Kỳ
Justin Shubow, Chủ tịch Hiệp Hội Nghệ Thuật Công Chúng Quốc Gia, New York (NCAS). (Ảnh: Samira Bouaou / The Epoch Times)

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Shubow chia sẻ tầm quan trọng của việc tôn vinh kiến trúc cổ điển Hoa Kỳ và trao đổi về ý nghĩa của sắc lệnh “Thúc đẩy Vẻ đẹp Kiến trúc Dân dụng Liên bang” (Promoting Beautiful Federal Civic Architecture) do cựu Tổng thống Trump phê chuẩn. 

The Epoch Times: Làm thế nào để mọi người nhận biết một kiến trúc tốt đẹp?

Ông Shubow: Tôi tin rằng con người có bản năng tự nhiên trong việc nhận thức về kiến trúc. Đây là lý do tại sao con người ở các nền văn hóa khác nhau đều đón nhận, yêu thích những công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới, từ Tòa Quốc hội Hoa Kỳ (U.S. Capitol Building) cho đến đền Taj Mahal tại Ấn Độ. Bản năng tự nhiên đó tác động đến những đánh giá kiến trúc của chúng ta.

Trong tâm thức người dân Hoa Kỳ, một số phong cách kiến trúc của những tòa nhà tiêu biểu có sự gắn kết với nền dân chủ. Bạn không cần phải theo học trường kiến trúc để có thể hiểu được tòa án hoặc nhà thờ trông như thế nào. 

Ad

Gần đây, Hiệp hội Nghệ thuật Dân dụng Quốc gia đã thuê công ty The Harris Poll thực hiện khảo sát về thị hiếu đối với kiến trúc liên bang. Cuộc khảo sát cho thấy 72% người dân Hoa Kỳ ưa chuộng kiến trúc cổ điển của các tòa nhà văn phòng liên bang và tòa án Hoa Kỳ. Đây không phải là vấn đề đảng phái; do vậy khảo sát này thực hiện với nhiều tầng lớp xã hội, các đảng phái, chủng tộc khác nhau. Nó thể hiện rõ mong muốn của dân chúng, và đó cũng là lý do tại sao sắc lệnh này lại quan trọng như vậy. Về cơ bản, tính dân chủ của sắc lệnh đã đem lại cho người dân Hoa Kỳ những kiến trúc mà họ mong muốn tại các tòa nhà công cộng.

The Epoch Times: Tại sao những Tổ phụ Hoa Kỳ lại ưa chuộng các thiết kế cổ điển?

Ông Shubow: Tổng thống Thomas Jefferson và Tổng thống George Washington có chủ ý lựa chọn phong cách cổ điển cho các tòa nhà chính của chính phủ và các thiết kế cho Hoa Thịnh Đốn. Họ muốn phỏng theo các kiến trúc La Mã cộng hòa và Hy Lạp dân chủ. Đặc biệt là Tổng thống Jefferson nhìn nhận truyền thống cổ điển luôn trường tồn với thời gian.

Thúc đẩy sự hưng thịnh của kiến trúc cổ điển ở Hoa Kỳ
Thiết kế ban đầu của Tòa Quốc hội Hoa Kỳ của kiến trúc sư nghiệp dư Dr. William Thornton, khoảng năm 1796. (Ảnh: Library of Congress)
Thúc đẩy sự hưng thịnh của kiến trúc cổ điển ở Hoa Kỳ
Tòa Nhà Capitol của Hoa Thịnh Đốn ở Thượng Viện Hoa Kỳ, khoảng năm 1800. (Ảnh: Library of Congress, Prints and Photographs Division)

The Epoch Times: Phong cách kiến trúc Hoa Kỳ đã rời xa lý tưởng của các nhà lập quốc như thế nào?

Ông Shubow: Năm 1949, một cơ quan liên bang mới gọi là Cơ quan Quản trị Dịch vụ Tổng hợp (General Services Administration – GSA) được thành lập để giám sát tất cả các tòa nhà liên bang. Dù đã mặc định phong cách cổ điển cho kiến trúc liên bang, GSA bắt đầu xây dựng theo phong cách hiện đại, du nhập từ Âu Châu, dựa trên tư tưởng coi trọng công năng, nhìn nhận công trình như những bộ máy và xem nhẹ yếu tố thẩm mỹ.

Vào năm 1962, trong một báo cáo của văn phòng liên bang có một trang duy nhất được gọi là “Nguyên tắc Hướng dẫn cho Kiến trúc Liên bang” (Guiding Principles for Federal Architecture). Những nguyên tắc đó chính thức bác bỏ phong cách cổ điển và ủng hộ phong cách hiện đại trong các thiết kế. Các nguyên tắc này cho rằng “các thiết kế phải xuất phát từ giới kiến trúc rồi mới đến cơ quan chính phủ chứ không phải là ngược lại”. Vậy ai có quyền kiểm soát việc này? Chính là nhóm người theo phong cách hiện đại phụ trách các thiết kế. Kể từ thời điểm đó, kiến trúc liên bang gần như hoàn toàn theo phong cách hiện đại và hậu hiện đại.

Các nghiên cứu thực nghiệm đã nhiều lần phát hiện rằng, đánh giá của giới kiến trúc sư và dân chúng luôn có sự khác biệt rất lớn.

Tôi muốn nói rằng giáo dục kiến trúc đã làm lệch lạc, biến dạng, ly khai khỏi bản tính con người; nó hướng đến một vẻ đẹp nhân tạo mà chỉ những người đã qua đào tạo mới hiểu được. Không chỉ là sự khác biệt trong nhận thức thẩm mỹ với công chúng, một số kiến trúc sư cho rằng kiến trúc dị dạng tại tòa nhà nên được ca ngợi. Họ thậm chí còn thừa nhận rằng những tòa nhà đó rất xấu xí. Hệ giá trị đã khác biệt hoàn toàn.

The Epoch Times: Vào tháng 12/2020, cựu Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh “Thúc đẩy Vẻ đẹp Kiến trúc Dân dụng Liên bang” ủng hộ thiết kế cổ điển truyền thống của các tòa nhà liên bang. Điều này có ý nghĩa gì đối với kiến trúc dân dụng?

Ông Shubow: Sắc lệnh định hướng lại kiến trúc liên bang theo phong cách cổ điển và truyền thống. Nó quy định các tòa nhà liên bang mới, tòa án Hoa Kỳ phải phù hợp với thẩm mỹ của công chúng. Sắc lệnh đã nhấn mạnh rằng điều quan trọng nhất là thị hiếu của công chúng chứ không phải sở thích của giới kiến trúc. Bởi vì nhận thức của người bình thường khác rất nhiều so với nhận thức của giới tinh hoa kiến trúc. Giới tinh hoa kiến trúc là nói về một số công ty xây dựng hàng đầu và có quyền lực ở quốc gia, phần lớn họ theo phong cách hiện đại.

Mặc dù sắc lệnh không bắt buộc áp dụng kiến trúc cổ điển hoặc truyền thống đối với cả quốc gia, nhưng nó yêu cầu cần phải có một sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề này. Kiến trúc truyền thống không chỉ là kiến trúc cổ điển mà còn bao gồm các phong cách khác nhau, chẳng hạn như Gothic, Romanesque, và Pueblo Revival. Có những kiến trúc bản địa Hoa Kỳ mặc dù không hoàn toàn là thiết kế cổ điển nhưng vẫn phù hợp với kiến trúc liên bang.

Tuy nhiên, đối với các tòa liên bang mới ở Hoa Thịnh Đốn, sắc lệnh yêu cầu các tòa nhà đó phải có một phần là kiến trúc cổ điển bởi vì các Tổ Phụ Lập Quốc mong muốn thủ đô là một thành phố cổ điển và trang trọng. 

Ad

Khi dân chúng Hoa Kỳ nói đến chính phủ, họ nhớ ngay đến kiến trúc cổ điển. Họ không phân biệt Hoa Thịnh Đốn là một thành phố theo phong cách Thô Mộc (Brutalist) hay phong cách hiện đại. Chỉ đơn giản là tình yêu tự nhiên của họ đối với kiến trúc cổ điển.

Thúc đẩy sự hưng thịnh của kiến trúc cổ điển ở Hoa Kỳ
Đài tưởng niệm Lincoln, và Nhà tưởng niệm Washington tọa lạc tại Trung tâm Mua sắm Quốc gia ở Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Carol M. Highsmith Archive/Library of Congress, Prints and Photographs Division)
Thúc đẩy sự hưng thịnh của kiến trúc cổ điển ở Hoa Kỳ
Toàn cảnh Điện Capitol Hoa Kỳ và phía Tây của Quảng trường Quốc gia nhìn từ trên cao. (Ảnh: Carol M. Highsmith/Library of Congress Prints and Photographs Division)

The Epoch Times: Tại sao sắc lệnh này quan trọng như vậy?

Ông Shubow: Tổng thống Thomas Jefferson đã nói, kiến trúc công cộng không thể tách rời hoạt động chính trị. Những tòa nhà liên bang là hình ảnh của người Hoa Kỳ. Chúng phải có các biểu tượng dễ hiểu; truyền cảm hứng về đạo đức cho người dân. Chúng làm đẹp và nâng cao giá trị cuộc sống, nhắc nhở chúng ta về những lý tưởng của nền dân chủ.

Thúc đẩy sự hưng thịnh của kiến trúc cổ điển ở Hoa Kỳ
Mặt tiền phía tây của Tòa nhà Thomas Jefferson đối diện với Tòa nhà Capitol. (Ảnh: Phạm vi công cộng)
Thúc đẩy sự hưng thịnh của kiến trúc cổ điển ở Hoa Kỳ
Trần của Tòa nhà Thomas Jefferson viết: “Quốc gia này dưới quyền của Chúa nên có một sự khai sinh tự do mới. Có chính quyền của dân, do dân, vì dân bất diệt nơi trần gian”. (Ảnh: Phạm vi công cộng)
Thúc đẩy sự hưng thịnh của kiến trúc cổ điển ở Hoa Kỳ
Cửa sổ kính màu trong góc phòng đọc sách tại Tòa nhà Thomas Jefferson. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

The Epoch Times: Về các khái niệm đạo đức thể hiện trong kiến ​​trúc, xin ông vui lòng đưa ra những ví dụ tích cực và tiêu cực trong kiến ​​trúc liên bang?

Ad

Ông Shubow: Ví dụ nổi tiếng nhất là Điện Capitol của Hoa Kỳ, được xây dựng theo thiết kế lấy cảm hứng từ một ngôi đền La Mã. Nó tạo một cảm giác linh thiêng; rất dễ dàng nhận thấy là sau sự kiện đột nhập vào Điện Capitol, nhiều nhà lập pháp của cả Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ đều lên án đó là việc xúc phạm ngôi đền của nền dân chủ. Tôi nghĩ rằng câu nói đó đã quá đầy đủ. Nếu Điện Capitol của Hoa Kỳ là một tòa nhà theo phong cách Thô Mộc hoặc như một cái hộp bằng kính và thép, thì sẽ không được nói đến như một ngôi đền và cũng không thể nói rằng nó bị xúc phạm. Bởi vì thiết kế theo phong cách hiện đại sẽ không có gì là linh thiêng cả.

Kiến trúc của tòa nhà liên bang San Francisco là một ví dụ trái ngược. Tòa nhà này trông giống một phi thuyền của người ngoài hành tinh, dường như bóp nghẹt bạn bằng chùm laze. Đó là hiện thân của xu hướng giải tỏa kết cấu trong kiến trúc. Trông thật thiếu thẩm mỹ. Nhiều người dân địa phương cảm thấy khó chịu với thiết kế này và chỉ coi nó là một tòa nhà dân dụng thông thường. Kiến trúc của tòa nhà này không theo phong cách Hoa Kỳ, thậm chí là khác biệt với thiết kế chung của liên bang.

The Epoch Times: Một số kiến trúc sư và cơ quan kiến trúc nói rằng lệnh hành pháp quá chuyên chế và kìm hãm sự sáng tạo. Ông nghĩ như thế nào về việc này?

Ông Shubow: Trước tiên, xin lưu ý rằng những lời chỉ trích xuất phát từ bản dự thảo chứ không phải bản chính thức. Phiên bản được cựu Tổng thống Trump ký không bắt buộc phong cách cổ điển phải có mặt trong các tòa nhà liên bang trên khắp đất nước. Các tòa nhà thiết kế theo phong cách hiện đại hoàn toàn được phép sử dụng miễn là chúng đẹp và được công chúng tôn trọng. Vì vậy, luôn có chỗ cho sự sáng tạo và đổi mới. Tất nhiên sự sáng tạo và đổi mới cũng có chỗ trong cả kiến trúc cổ điển. Sắc lệnh này có khái niệm khá rộng về kiến trúc cổ điển, bao gồm mọi thứ từ thiết kế tân cổ điển đến Beaux Arts, Art Deco.

The Epoch Times: Ông muốn nói điều gì với những người muốn các tòa nhà liên bang cổ điển và truyền thống được xây dựng nhiều hơn ở Hoa Kỳ? Họ có thể làm gì?

Ông Shubow: Họ có thể liên hệ với các nhà lãnh đạo chính trị để bày tỏ những mong muốn của mình. Xét cho cùng, các tòa nhà liên bang được xây dựng từ tiền thuế của người dân và để phục vụ người dân Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các kiến trúc sư đã áp đặt sở thích của mình cho công chúng trong một thời gian dài, trong khi đó, lẽ ra, thị hiếu của dân chúng mới là quan trọng nhất.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, trong lịch sử Hoa Kỳ, mọi người thuộc các đảng phái chính trị khác nhau đều nhận ra được sự vĩ đại của truyền thống cổ điển. Ví dụ như tổng thống Franklin Delano Roosevelt đã thúc đẩy kiến trúc cổ điển cho Hoa Thịnh Đốn và chiến đấu với những người theo phong cách hiện đại tìm cách xây dựng theo một phong cách khác biệt. Ông cũng đã nỗ lực thúc đẩy việc xây dựng Đài Tưởng niệm Jefferson, theo kiểu kiến trúc ngôi đền La Mã, mặc dù giới kiến trúc hiện đại phản đối vì cho rằng đã lỗi thời.

Thúc đẩy sự hưng thịnh của kiến trúc cổ điển ở Hoa Kỳ
Theodore Roosevelt đã đấu tranh để Đài tưởng niệm Jefferson được xây dựng theo thiết kế cổ điển. (Ảnh: Carol M. Highsmith Archive/Library of Congress, Prints và Photographs Division)

Tương tự như vậy, thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ Stephen Breyer đã nói rằng các hình thức cổ điển thể hiện bầu không khí công bằng và tôn nghiêm tại các phiên tòa.

Sự kết nối một số kiểu loại hình kiến trúc gắn liền với nền dân chủ đã tồn tại sẵn có trong dân chúng. Bạn có thể nói rằng kiến trúc có một đặc tính cố hữu, xuất phát từ sự hài hòa, trật tự và ổn định của chính nó. Tôi nghĩ rằng, bạn chỉ cần nhìn thấy những tòa nhà cổ điển được thiết kế đẹp mắt, bạn sẽ có cảm nhận về sự vĩnh cửu, trường tồn, và thậm chí là siêu phàm. Bạn cũng cảm nhận được hiện diện của sự lương thiện, cái đẹp, và điều chân thật.

Để tìm hiểu thêm về National Civic Art Society, vui lòng truy cập CivicArt.org

Bài phỏng vấn này đã được chỉnh sửa cho rõ ràng và ngắn gọn.

Lorraine Ferrier
Phương Du biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin