Tôi bào chữa cho Dương thái hậu
Nói đến Dương-thị, một vị hoàng-hậu trước đã đẹp duyên với Đinh Tiên hoàng-đế, sau lại nối giây cầm sắt Với vua Lê Đại-Hành, nhiều người in trí rằng bà là một gái phụ-tình, một nàng dâm-phụ, nồi, vì thành-kiến đã in sân hàng nghìn năm nay, người ta vội cho ngay là một vết nhơ trên lịch-sử.
Cài án ấy quả có đúng không, công bằng không, ta này cần phải lập một tòa-án công-luận, xét lại các hồ-sơ mà phúc xử mới dược.
Dương hậu là một trong năm hoàng-hậu của Đại-thắng minh hoàng-đế (tôn-hiệu của vua Đinh Tiên-hoàng) và là mẹ đẻ của Vệ-vương Đình Toàn. Năm kỷ-mão (979), vua Đinh băng, Vệ-vương lên nối ngôi; bà được tôn làm Hoàng thái-hậu. Qua năm nhâm-ngọ, Niên-hiệu Thiên-phúc thứ ba (982), bà được vua Lê Đại Hành lập làm Đại-tráng minh hoàng-hậu (Khâm định việt-sử thông giám cương mục, chính biên quyển 1, tờ 90, 18a).
Trước khi xử lại cái án này, cần phải nhắc lại những điều mà người ta gọi là “tội-ác” của bà.
Sử chép: Vệ-vương Toàn nối ngôi, lên sáu tuổi. Bọn Nguyễn Bạc đến lấy tư cách là đại-thần mà phụ chính. Lê Hoàn thì chuyên giữ việc binh, ra vào trong cung-cấm. Thấy Hoàn bà ưng ý, rồi phải lòng Hoàn, sai Hoàn làm công việc như ông Châu-công. (1) Hoàn cậy được bà yêu, không còn e-dè kiêng-sợ gì cả.
Khi nghe biết các ông Nguyễn Bặc, Đinh Điền và Phạm-Hạp đấy binh, chia hai đường thủy lục cùng tiến, chực đánh lên kinh sư để giết Hoàn, thì Thái-hậu bảo Hoàn rằng: “Bọn Bặc nổi loạn, mà quan-gia (chỉ Vệ-vương Toàn) thì thơ-ấu, chưa từng-trải hoạn-nạn rối-ren. Ông liệu mà lo-tính đấy !” Hoàn đáp: “Tội ở vào bực nhiếp-phó (2), sống chết thế nào cũng phải cáng-đáng lấy.” Rồi Lê Hoàn sửa soạn quân-lữ, cùng bọn Bặc, Điền đánh nhau ở Ái-châu (Thanh-hóa). Rút cục: Điền chết trận; Bặc và Hạp lần lượt bị bắt đem về kinh đô rồi bị giết cả,
Nếu việc Dương-hậu chỉ đến đó thôi, thì dư-luận dù khắc-nghiệt đến đâu cũng không đến nỗi buộc tội quá gát-gao như ta đã thấy.
Con nữa. Sử lại chép: Nhà Tống dùng Hầu-Nhân-Bảo làm Giao-châu thủy-lục chuyển vận sứ, bọn Tôn-Toàn-Hưng, Trần Khảm-Tộ, Lưu-Trừng, Gia Thực đều làm binh mã do bộ thự, hẹn ngày sang xâm nuớc ta..
Lạng-châu (nay là tỉnh Lạng-sơn) cấp bảo việc đó lên Triều đình. Dương-hậu sai Lê-Hoàn lựa lọc dũng-sĩ để đi chống-cự, dùng Phạm Cự-Lang làm đại-tướng quân, bày phương-sách đem quân ra trận. Cự-Lạng cùng chư tướng đều mặc nhung phục, vào thẳng trong sân đền, bảo quân-chúng rằng: “Nay, phép hành binh, phải thường người có công và phạt kẻ không vâng mạng. Nay, chúa-thuợng thơ-ấu; chúng ta dẫu hết sức liều chết, họa có lập được tấc thước công-lao đi nữa, cũng nào có ai biết cho ! Chi bằng chúng ta trước hãy sách lập Thập-đạo tướng-quân (chỉ Lê Hoàn) làm thiện-tử, rồi sau hãy xuất sư ? ”.
Quân-sĩ đều tung hô vạn tuế. Dương-hậu thấy mọi người đều đẹp lòng và vâng-phục, liền sai lấy áo long-cổn khoác vào mình Lê-Hoàn, rồi chính bà khuyên mời Hoàn lên làm vua. Đến đây, chúng ta hãy tạm ngừng để nghe những lời xưa nay đã từng lên án bà Dương-hậu một cách khắt-khe nghiệt-ngā,
Phái người mạt-sát Dương-hậu, đại khái cho rằng bà là một vị mẫu-nghi trong nước, đáng lẽ phải nên giữ mình theo khuôn khổ đạo-đức, chính-đính ở nơi khuê-khổn, để dìu-dắt cho Vệ-vương được đến trưởng-thành. Đằng này lại không, bà chẳng nghĩ gì đến chồng cũ và con thơ, lại đi tư-thông với Lê Hoàn là bày tôi, rồi đào mận sớm hôm, đem áo hoàng-bào mà khoác cho tình-nhân để đến nỗi bất lợi cho con thơ, rồi cơ-đồ nhà Đinh cũng theo bông lau mà tàn-lạ !
Rồi người ta thảy có câu thơ mai-mỉa rằng: “Đông miễu tu khan lão-phụ duyên !” nghĩa: Thấy cái duyên của người đàn bà gia cúng thờ ở trong một cái miêu kia thật đáng thẹn cho lắm !
Về sau, có nhà học-giả lại dựa vào chuyện dân-tục lập dền, to ba pho tượng “bai vua Đinh, Lê và một bà Dương-hậu cùng ngồi” ấy mà đoàn ráng có lẽ do có rồi mới có chuyện vua bếp hai ông một bà như thế, tục thường nói, do vì những bậc thức-gia đương-thời bất bình đối với cách hành-động ấy của Dương-hậu, nên mới bày-đặt ra chuyện vua bếp để trào-phúng mỉa mai…
Những lời kết án ấy, đối với luân-lý Á đông, không phải không có lý. Và tôi cũng xin nhận rằng đạo-đức là điều-kiện của người đời đối với nhân không cứ ở xã hội nào, bao giờ cũng đáng được tôn-trọng
Nhưng những luận điệu ấy mới chỉ nhìn về một mặt, chứ chưa phải trông khắp toàn cục; mới chỉ đứng về phương diện chủ-quan, chứ chưa phải đứng về phương-diện khách quan; mới chỉ thiên về cá-thể một vua Đinh, chứ chưa chịu chú trọng về toàn-thể xã hội,
Nay tôi xin tạm khoác áo dài đen để bào-chữa cho Dương-hậu, người bị cáo vào tội mặc áo long-cổn cho vị đại anh-hùng hoàng-đế đã phá tan giặc Tống, lập được chiến công liệt liệt oanh-oanh!
Trước khi biện-hộ, tôi xin thanh-minh rằng, trong luận điệu bài này, tôi không vin vào chủ-nghĩa duy-vật, cũng không thiên về thuyết nịnh đầm đâu.
Phải, nếu ngả về “duy-vật”. tất tôi phải cắt nghĩa rằng ở “nam-nữ” cũng như ẩm, thực, nó là một thiền-tính, là một bản-năng để duy-trì nòi-giống của loài người. Đói thì ăn, khát thì uống, đó là một quyền tự tồn của cá. nhân. Bà thánh hiền đời xưa cũng phải kể “ăn” và “sắc” là tính chung của người đời.
Nên nghiêng về “nịnh đầm”, tất tôi lại phải cãi rằng vua Đinh, khi sinh-thời, có những năm bà hoàng-hậu, ấy là chưa kể chắc ngài còn có các phi, tần, cung-nữ là khác. Nay vua Đinh đã thăng-hà, sao người ta lại khắc-nghiệt đối với một người đàn bà – mặc người ấy là hoàng hậu hay là ai – đi tái giá ?
Không, tôi không cần bào-chữa bằng những lý-cớ ấy. Tôi chỉ xin mời các bạn cùng tôi hãy đi ngược thời-gian, nhìn thẳng vào mặt sự-thực của xã-hội ta hồi thế-kỷ thứ mười:
Tháng mười mùa đông năm Kỷ-mão (979), vua Đinh Tiên Hoàng và Nam-việt vương Liễn đều bị Chi-hậu nội-nhân Đỗ- Thích ám sát.
Trong hoàng-gia bấy giờ, ngoài Vệ-vương-Toàn mới lên sáu tuổi, không còn gì trưởng-thành hơn để nối ngôi nữa. Vì thái- tử Hạng Lang đã bị Nam-việt-vương Liễn sai người ngầm giết từ mùa xuân năm ấy rồi.
Khi vua Đinh băng, Lê-Hoàn đương làm Thập Đạo tướng| quân, một chức vô-quan cao nhất hồi đó, đã nắm hết binh-quyền một nước ở trong tay. Thấy tự quân còn nhỏ, Hoàn tự xưng là phó-vương, chi-phối mọi việc quân, quốc trọng-đại.
Vậy xin hỏi: Một người gái goá yếu-đuối như Dương-thị phỏng tài nào ngăn-cản nổi sức ngấm ngầm chuyền-di Đinh tô dưới thế lực và ảnh-hưởng của Lê-Hoàn ? Chứng cớ rõ-ràng là khi Lê Hoàn sắp xuất quân đánh Tống vây-cánh của Lê liền đem chi tướng và quân lĩnh vào thẳng sân rồng, nhiệt liệt tung-hô Lê bằng những tiếng “vạn tuế” mạnh-mẽ, vui tươi, quả-quyết.
Bấy giờ Dương-hậu dẫu chẳng khoác long-cổn cho Lê, chẳng vì Lê mà khuyến tiến đi nữa, bọn Phạm-Cự-Lạng, chân tay tâm phúc của Lê, quyết cũng làm trôi công-cuộc thay triều đổi họ: hai tay dâng chiếc ngai vàng tặng Thập-đạo tướng-quân.
Lại xin hỏi: đương khi giặc Tống sang xâm trong nước nguy-ngập. Nếu cứ vì cá-thể một họ mà để cậu bé lên sáu cầm đầu vận-mệnh một quốc-gia, thì phỏng đối-phó được chăng với thời-cục ?
Lúc này là lúc tôi nghiêm trọng. Không phải chuyện chơi đâu. Xin các bạn thử xét kỹ: Tháng mười năm canh-thìn (980), nhà Tống sai sứ sang đưa tối-hậu-thư, trong có những câu dọa nạt: “Chỉnh kỳ xa đồ, giới kỳ chinh cổ; hướng hóa kỳ xá, nghịch mệnh kỳ phạt” Nghĩa là ta đang sửa xe trận và quan-lính đây, lại đương sẵn-sàng chiêng, trống đây. Kẻ nào quay theo giáo-hóa thì ta tha ; kẻ nào trái nghịch thì ta đánh !
Đó, tình hình gắt gao là thế, sự thể nguy hiểm là vậy! Nếu khi ấy không có Lê Hoàn giàu tài lược, giỏi quân sự, đủ can đảm và hi sinh. hăng hái đứng thay nhà Đinh, trong ràng buộc được lòng người, ngoài đương đầu tôi với quân Tống thì chẳng những mẹ con bà Dương hậu bị bắt về Tàu theo như lời người Tống đã yêu sách (3), mà cả giang sơn Đại cồ việt cũng đến chìm ngập lần nữa dưới làn sóng quận huyện hà-khắc của đồng bào Triệu Khuông Dận (tên vua Tống Thái Tổ) mất thôi.
Vậy, Hầu-Nhân-Bảo (4) bị rụng đầu ở Chi-lăng. Lưu-Trừng không vượt nổi sông Bạch-đằng. Trần Khâm-Tộ phải đại bại ở Tân-kết, Quách Quân-Biện và Triệu Phụng Huân bị bắt sống làm tù-binh và quá nửa quân Tống phải chết trận, còn bao nhiêu đều nheo nhóc trốn về, võ-công hiển-hách ấy chẳng những riêng của vua Lê Đại-Hành, riêng của các chiến sĩ Đại Cồ-Việt, mà nói cho công bằng, chính bà Dương hậu cũng dự một phần lớn ở đó.
Sau khi đã xét lại hồ sơ và đã nghe những lời bào chữa rồi, từ nay ta nên xóa bỏ án cũ cho Dương-hậu, vì bà không phải là người phụ tình, bà chỉ là người bước đi bước nữa sau khi chồng cũ đã mắt, khác hẳn với trường-hợp của Marie-Louise đối với vua Nã phá-Luân.
Bà chẳng những có công đổi với nhà Tiền-Lê, mà lại không phải không có huân-lao lớn đối với quốc-dân trong việc đánh đuổi giặc Tống. Bàn người, ta nên xét ở đại-thể. Bàn việc, ta nên phân-biệt lúc thường, lúc biến khác nhau.
Vậy bình-tình mà kết luận, bà Dương-hậu đối với cá-thể nhà Đinh tuy có khuyết điểm, nhưng đối với quốc-dân, bà là một người hoàn toàn vô-tội nếu không kể là có công
SONG CỐI
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Châu-công là em Võ-vương nhà Châu; phải đứng quyền coi quốc-binh trong khi Thành-vương còn bé.
2) Làm phó nhị, quyền coi chính-sự.
3) Nhà Tống sai Trương-Tôn Quyền sang bảo vua Lê Đại-Hành rằng: “Nếu Toàn không có tướng tài gì đáng lấy mà hãy còn có tinh-khí trẻ con, thì nên mau cho mẹ con và thân-thuộc hắn lại đây. Đợi khi vào chầu, sẽ đãi đằng hậu lễ. Bấy giờ bọn trao cờ tiết và cây việt cho khanh (chỉ vua Lê).”