Tối cao Pháp viện viết lại Hiến Pháp như thế nào?
Phần 6: Phá bỏ quyền tự do dân sự
Phần đầu tiên, thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm trong loạt bài này đã đề cập cách Tối cao Pháp viện phản ứng với những nỗ lực của Tổng thống Franklin D. Roosevelt (FDR) nhằm phá vỡ các giới hạn hiến pháp và tạo ra một chính phủ liên bang quyền lực. Sau khi cố gắng cân bằng các yêu cầu của FDR trong “Thỏa thuận mới” (New Deal) với Hiến Pháp, tòa án đã liên tiếp loại bỏ các giới hạn theo Hiến Pháp về chi tiêu liên bang, quyền sở hữu đất của liên bang và quy định kinh tế của liên bang.
Phần này thảo luận về cách tòa án chấp thuận việc đàn áp quyền tự do dân sự.
1937 đến 1944: Tòa án tấn công quyền tự do dân sự
Hầu hết các Nhà Sáng Lập Hiến Pháp đều coi mục đích chính của văn kiện trong việc bảo vệ quyền tự do là các giới hạn quyền lực của chính phủ liên bang được liệt kê rõ. Tuy nhiên, các Nhà Sáng Lập đã thêm một số biện pháp bảo vệ cụ thể. Và sau khi Hiến Pháp được phê chuẩn, Quốc hội và các tiểu bang đã thêm Tuyên ngôn Nhân quyền vào đó.
Mặc dù vậy, các biện pháp bảo vệ quyền tự do dân sự của Hiến Pháp vẫn chưa hoàn thiện. Ví dụ: hầu hết người Mỹ hiện đại sẽ ngạc nhiên khi biết rằng sự bảo đảm của Tu chính án thứ Nhất về “quyền tự do ngôn luận” không bảo vệ chống lại các vụ truy tố về tội báng bổ. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo vệ các quyền hiến định là thực thi chúng theo ý nghĩa thực của chúng—nghĩa là, như chúng đã được hiểu khi được phê chuẩn. Các thẩm phán có ý định mở rộng các quyền hiến định thì rồi cũng sẽ [có ý định] thu hẹp chúng.
Điều này thực sự đã xảy ra trong những năm từ 1938 đến 1944. Đầu tiên, tòa án tuyên bố rằng họ sẽ ủng hộ một số quyền hiến định nhiều hơn một số quyền khác. Sau đó, tòa án lại giảm các quyền mà nó đáng ra phải ủng hộ.
1937 đến 1938: Một số quyền bình đẳng hơn những quyền khác
Hiến Pháp bao gồm hai bảo đảm về “quy trình pháp lý phù hợp”, một trong Tu chính án thứ Năm bảo vệ chống lại các hành vi lạm dụng của liên bang và một trong Tu chính án thứ Mười Bốn bảo vệ chống lại các hành vi lạm dụng của nhà nước. Như được hiểu ban đầu, các điều khoản về thủ tục tố tụng này chỉ có nghĩa là: Khi chính phủ truy tố quý vị về hình sự hoặc dân sự, chính phủ phải tuân theo luật được thiết lập trước, không được thay đổi các quy định khi sự việc đang diễn ra.
Trong suốt cuối thế kỷ 20, các thẩm phán ủng hộ trường phái tự do đã mở rộng các điều khoản về thủ tục tố tụng để bảo vệ các “quyền” mới được phát minh ra, chẳng hạn như phá thai. Trong đầu thế kỷ 20, các thẩm phán ủng hộ phe truyền thống đã làm điều tương tự. Nhân danh quyền tự do hợp đồng, họ đã bãi bỏ một số luật về lương tối thiểu và giờ làm tối đa, cho rằng những biện pháp đó đã vi phạm quy trình hợp pháp.
Tuy nhiên, vào đầu năm 1937, 5 thẩm phán đa số đã phủ định một cách hiệu quả các tiền lệ về thủ tục tố tụng truyền thống. Đó là vụ kiện West Coast Hotel Co. chống lại Parrish.
Vụ West Coast nổi tiếng vì các nhà sử học từng tin rằng kế hoạch sắp xếp nhân sự Tối cao Pháp viện của FDR đã bắt ép Thẩm phán Owen Roberts phải bỏ phiếu thuận theo những người theo phe tự do của tòa án trong vụ này. Đây được cho là vụ “hoán đổi đúng lúc để cứu chín người.” Bây giờ chúng ta đều biết điều đó không đúng. Phiếu bầu của ông Roberts đã được xác định trước khi kế hoạch sắp xếp nhân sự tòa án được công bố.
Năm 1938, vụ án Hoa Kỳ kiện Carolene Products về căn bản xác nhận quyết định của vụ West Coast. Vụ Carolene Products cũng nổi tiếng. Khi Chánh án Harlan Fiske Stone viết ý kiến cho tòa án, ông đã thêm một chú thích nổi tiếng được các luật sư biết đến là “Chú thích 4”.
Chú thích 4 nói rằng “không cần thiết phải xem xét ngay bây giờ” liệu tòa án có nên bắt đầu ủng hộ một số quyền hiến định hơn những quyền khác hay không. Điều này thông báo cho những người theo dõi tòa án rằng các thẩm phán sẽ bắt đầu làm những điều đó.
Các nhà bình luận theo trường phái tự do ca ngợi Chú thích 4 vì nó cung cấp khả năng bảo vệ siêu việt đối với những người theo trường phái tự do về những quyền như (chẳng hạn như những bảo đảm về thủ tục mà những tội phạm bị buộc tội được hưởng) và hạ cấp những quyền mà những người tự do không ủng hộ (chẳng hạn như bảo vệ cho các hợp đồng). Nhưng ngay sau khi có Chú thích 4, tòa án đã hạ cấp cả hai hạng mục.
1939: Tòa án can đảm đưa ra bản sửa đổi thứ hai
Quyền đầu tiên bị giảm đi là quyền của Tu chính án thứ Hai để giữ và mang vũ khí. Trong vụ United States v. Miller, quyết định 8–0, được ban hành vào ngày 15/05/1939. Tác giả của ý kiến của tòa án là Thẩm phán James McReynolds. Ý kiến của ông ta đã thu hẹp quyền giữ và mang vũ khí một cách không phù hợp—cũng như ý kiến trước đây của ông ta đã mở rộng một cách không phù hợp việc bảo đảm đúng thủ tục
Jack Miller và Frank Layton bị kết tội sở hữu một khẩu súng cưa nòng không ghi danh theo luật liên bang. Tu chính án thứ Hai là cơ sở bào chữa cho họ: “Một lực lượng dân quân được quản trị tốt, cần thiết cho an ninh của một Quốc gia tự do, thì quyền của người dân được giữ và mang vũ khí, sẽ không bị xâm phạm.” Tòa án công nhận rằng, trong bối cảnh này, “dân quân” dùng để chỉ tất cả những người đàn ông khỏe mạnh.
Được hiểu một cách chính xác, Tu chính án thứ Hai bảo vệ việc sử dụng và sở hữu vũ khí có thể mang theo (“có thể-mang đi”) được sử dụng cho ba mục đích: (1) Để chuẩn bị cho người Mỹ phục vụ trong một lực lượng dân quân liên bang nhằm bảo vệ đất nước, (2) để cho phép người Mỹ, cá nhân và một bộ phận dân quân của nhà nước, tự vệ chống lại một chính phủ trung ương trở thành chuyên chế và (3) quyền tự vệ cá nhân.
Trong vụ Miller, tòa án chỉ công nhận mục đích đầu tiên. Điều này mặc nhiên cho phép chính phủ liên bang và tiểu bang cấm vũ khí cho hai mục đích còn lại. Mãi đến năm 2008, Tối cao Pháp viện mới bắt đầu sửa chữa sai lầm này.
Cuộc tấn công vào Habeas Corpus (trát hầu tòa và xét xử) và Phiên xử của Bồi thẩm đoàn
Năm 1942, Hoa Kỳ chiến tranh với Đức Quốc xã. Vào tháng 06/1942, quân Đức đã điều hai tàu ngầm đến bờ biển của Mỹ và thả tám kẻ phá hoại. Tất cả tám người đều là những người đàn ông trẻ tuổi đã sống thời gian dài ở Hoa Kỳ. Hai người là công dân Hoa Kỳ.
Ít nhất hai trong số những người đàn ông (bao gồm một công dân Hoa Kỳ) chấp nhận nhiệm vụ của họ để trốn khỏi Đức và trở về Hoa Kỳ. Sau khi đến nơi, họ tự đầu hàng FBI. Họ đã khai với cơ quan điều tra tất cả mọi thứ, và cơ quan FBI đã bắt được ngay sáu người kia.
Có thể hiểu Roosevelt rất tức giận khi các tàu ngầm Đức có thể đưa những kẻ phá hoại lên bờ biển Hoa Kỳ. Ông ta ra lệnh cho FBI chuyển những người này sang cho quân đội kiểm soát. Ông ta đã sắp xếp để họ được xét xử bởi một ủy ban quân sự. Mục tiêu của ông ta là có ngay bản án “có tội” và thi hành chúng ngay lập tức.
Theo luật chiến tranh, cách làm của tổng thống hoàn toàn hợp pháp cho sáu người không phải là công dân Hoa kỳ. Tuy nhiên, vì việc bắt giữ không xảy ra ngay trong chiến tranh, nên cách làm của ông ta không hợp hiến đối với hai công dân Hoa Kỳ. Về mặt hiến pháp, họ được quyền có trát yêu cầu hầu tòa (habeas) và lệnh tòa chuyển họ trở lại nhà giam dân sự. Họ cũng có quyền được xét xử và kết tội bởi một đại bồi thẩm đoàn và, nếu bị truy tố—có lẽ là vì tội phản quốc—sẽ được đưa ra xét xử công khai bởi bồi thẩm đoàn.
Tuy nhiên, FDR, giống như một số tổng thống khác, không quan tâm nhiều đến các giới hạn đối với thẩm quyền theo hiến pháp của mình. Ông ta thẳng thừng nói với tổng chưởng lý, “Tôi sẽ không giao chúng cho bất kỳ Cảnh sát Hoa Kỳ nào để đọc trát habeas”.
Và thế là phiên tòa xét xử quân sự được tiến hành. Luật sư của các tù nhân đã đưa ra những lập luận bảo vệ rất hùng biện. Luật sư chứng minh trước tòa rằng hai bị cáo đã có cung cấp bằng chứng cho nhà nước. Luật sư cũng chỉ ra các tình tiết giảm nhẹ liên quan đến một số bị cáo khác.
Nó không có giá trị gì hết. Mọi sự đã được định đoạt. Tất cả đều bị kết án tử hình. FBI đã hứa ân xá cho hai người đã cung cấp bằng chứng cho nhà nước, nhưng ông Roosevelt đã không thực hiện lời hứa đó. Ông ta chỉ giảm nhẹ bản án tử hình của họ thành các án tù dài hạn.
Trong vụ Ex Parte Quirin này, Tối cao Pháp viện đã nhanh chóng đóng dấu cao su các kết luận và bản án. Các thẩm phán không chờ đợi để chuẩn bị một ý kiến giải thích lý do của họ. Họ chỉ thông báo rằng một ý kiến sẽ được đưa ra. Chỉ năm ngày sau khi những kẻ phá hoại bị kết tội, sáu trong số tám người đàn ông – bao gồm một công dân Hoa Kỳ – đã bị đưa lên ghế điện.
Tôi xin nói rõ: Thật khó để thương cảm với những kẻ phá hoại. Họ đang hoạt động bên ngoài luật chiến tranh, họ đang phục vụ cho mục đích xấu xa, và họ hiểu những rủi ro. Mặc dù vậy, vẫn thấy rằng hành vi của các thẩm phán là không xứng đáng với tòa án cao nhất của đất nước. Một lý do chính của việc viết ý kiến của tòa bằng văn bản là để buộc các thẩm phán phải suy xét và viết ra cơ sở lý luận của họ trước khi công bố quyết định. Đôi khi quá trình viết khiến các thẩm phán thay đổi ý kiến. Ngoài ra, các ý kiến bằng văn bản bảo đảm rằng, trong các tòa án với nhiều thẩm phán thành viên, tất cả những người với ý kiến chiếm đa số đều có cùng quan điểm. Việc hoãn phát hành ý kiến để đẩy nhanh cuộc hành quyết, ít nhất là không chuyên nghiệp.
Hóa ra, sau vụ hành quyết, các thẩm phán biết rằng họ không có cùng quan điểm. Phải mất gần ba tháng để soạn thảo một ý kiến bằng văn bản mà mọi người trên phiên tòa có thể đồng ý.
Ý kiến này được viết bởi ông Stone. Nó cũng không xứng tầm với tòa án cao nhất của quốc gia.
Ý kiến của tòa không bao giờ tiết lộ rằng sáu trong số các bị cáo đã chết. Ý kiến thừa nhận rằng một bị cáo là công dân Hoa Kỳ, nhưng không bao giờ đề cập đến người thứ hai. Văn bản đó đã không công bố rằng thực tế là Quốc hội đã không đình chỉ việc phát hành trát bắt giữ của tòa—writ of habeas corpus. Nó không giải thích được lý do tại sao một tòa án quân sự lại hợp hiến đối với những công dân Hoa Kỳ bị bắt không ở trong trận chiến—tất nhiên là không rồi. Nói cách khác, ý kiến của tòa không bao giờ giải thích tại sao hai công dân lại có thể bị từ chối việc bị luận tội bởi đại bồi thẩm đoàn và trong phiên tòa dân sự bởi bồi thẩm đoàn.
Ông Stone, quý vị sẽ nhớ lại, là Thẩm phán đã đưa ra ý kiến “cân bằng các quyền” trong vụ Carolene Products. Trong vụ Miller, ông và các đồng nghiệp của mình đã cân bằng lại Tu chính án thứ Hai vì lợi ích của giấy phép liên bang. Và trong vụ Quirin, họ đã cân bằng thông qua việc vứt đi thủ tục trát hầu tòa habeas corpus, luận tội của đại bồi thẩm đoàn, xét xử của bồi thẩm đoàn và thủ tục pháp lý đúng pháp luật.
Các thẩm phán, người viết lại một số phần của Hiến Pháp sẽ viết lại những phần khác.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Robert G. Natelson là cựu giáo sư luật hiến pháp và là nhà sử học hiến pháp. Ông là chuyên gia cao cấp về Luật Hiến Pháp tại Viện Độc lập ở Denver. Ông là tác giả của “Bản Hiến Pháp Gốc: Những Gì Hiến Pháp Thực Sự Nói Và Hàm Nghĩa” (xuất bản lần thứ 3, 2015).