• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ hai, 14/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Tôn vinh những người đã cống hiến cho nền độc lập của Hoa Kỳ

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ hai, 01/7/2024
bigger smaller Báo lỗi

Michelle Plastrick

John Singleton Copley (1738–1815), John Trumbull (1756–1843), và Gilbert Stuart (1755–1828) là ba trong số những họa sĩ đầu tiên quan trọng nhất ở Mỹ. Những tác phẩm của họ khắc họa bối cảnh Mỹ quốc thời thuộc địa, cách mạng và ngay sau khi độc lập – đặc biệt là chân dung của những vị tổ phụ lập quốc. 

Những nhà ái quốc như ngài Samuel Adams, bác sĩ Joseph Warren, và cựu tổng thống John Adams đều xuất thân từ thuộc địa Massachusetts và đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến giành độc lập. Họ được hậu thế ghi nhớ ở các mức độ khác nhau tùy vào những bản viết tiểu sử ở thế kỷ 21 đã được chỉnh sửa cho phù hợp.

‘Chân dung ngài Samuel Adams’

Chân dung ngài Samuel Adams của họa sĩ John Singleton Copley vẽ khoảng năm 1772. Tranh sơn dầu trên vải; Kích thước: 49.5 inchx39.5 inch. Bảo tàng Mỹ thuật Boston. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Chân dung ngài Samuel Adams của họa sĩ John Singleton Copley vẽ khoảng năm 1772. Tranh sơn dầu trên vải; Kích thước: 49.5 inchx39.5 inch. Bảo tàng Mỹ thuật Boston. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Phần lớn kiến thức ngày nay về cuộc đời và thời đại uy thế của ngài Samuel Adams – một người nhiệt thành và đầy sức thuyết phục – đã bị phai mờ ngoài hai dữ kiện: Một nhà máy bia thủ công đương đại ở Mỹ đang sử dụng tên ông, và ông là người anh em họ [thế hệ thứ hai, có chung ông bà cố] của cố tổng thống John Adams.

Sự thực là ban đầu ông Samuel được nhiều người biết đến hơn, nhưng danh tiếng của ông John nhanh chóng vượt xa người họ hàng của mình, sau khi ông trở thành đại biểu tại Quốc hội lục địa và cuối cùng là Tổng thống của Hoa Kỳ.

Nhà viết tiểu sử từng đạt giải Pulitzer là bà Stacy Schiff, đã vinh danh ông trong những số người tiên phong quan trọng của phong trào độc lập trong cuốn sách mới của bà  “The Revolutionary: Samuel Adams” (Cách Mạng: Samuel Adams). Bà Schiff nêu bật vai trò của ngài Adams là một trong những nhân vật thao lược chủ chốt của sự kiện Boston Tea Party (*), là người lãnh đạo và tuyên truyền viên cho phong trào kháng cự dân sự chống thực dân Anh, là người nhận tin tức [tình báo] từ ông Paul Revere trong chuyến hành trình lúc nửa đêm. Ông Adams cũng là người cố vấn cho những thanh niên quan tâm đến sự nghiệp cách mạng, bao gồm bác sĩ Joseph Warren, cựu tổng thống John Adams, và John Hancock.

Bức tranh “Portrait of Samuel Adams” (Chân dung ông Samuel Adams) của họa sĩ John Singleton Copley ghi lại điều mà ông Adams tin là khoảnh khắc vĩ đại nhất của ông: Cuộc đối đầu với Thống đốc Hoàng gia Thomas Hutchinson sau Vụ thảm sát Boston, trong đó ông Adams yêu cầu trục xuất quân đội Anh [ra khỏi đất Mỹ].

Ông Copley là họa sĩ chân dung hàng đầu của thuộc địa New England trước khi đến London vào năm 1774 và định cư lâu dài ở nơi này. Mặc dù thận trọng về quan điểm chính trị của mình, nhưng ông Copley đã chấp nhận ủy thác vẽ chân dung ông Samuel Adams, được cho là do ông Hancock yêu cầu. Ông đã dựng một bố cục cơ bản phù hợp với chủ đề, sử dụng phong cách tối giản với ít yếu tố trang trí. Trong tác phẩm này, ông cũng không ngần ngại miêu tả các đặc điểm rất đặc trưng của nhân vật, mặc dù phong cách quy ước lúc bấy giờ là thể hiện những nét tổng quát để chân dung luôn giữ đươc sự lý tưởng hóa.

Chi tiết trong bức vẽ chân dung của ngài Samuel Adams do họa sĩ John Singleton Copley vẽ khoảng năm 1772. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Chi tiết trong bức vẽ chân dung của ngài Samuel Adams do họa sĩ John Singleton Copley vẽ khoảng năm 1772. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Ad

Chân dung của ông Samuel Adams được hoàn thành sau nhiều lần vẽ, miêu tả ông đang đứng nghiêm trang trong tư thế sẵn sàng. Đây là tư thế không thường thấy trong tác phẩm của Copley, vì người mẫu thường phải ngồi. Ngón trỏ tay trái của ông Adams hướng người xem đến bản Hiến chương được Vua William và Nữ hoàng Mary ban cho tiểu bang Massachusetts, và tay phải của ông cầm bản thỉnh cầu “Chỉ dẫn của … Thị trấn Boston” được những công dân đang phẫn nộ soạn thảo.

Về bố cục, đầu và bàn tay của ông Adams được vẽ sáng hơn trên nền áo khoác len màu nâu đỏ khiêm tốn, nhiều nếp gấp và nền màu nâu tối. Điều này làm nổi bật ánh nhìn sắc bén và thách thức của ông cùng với các tài liệu quan trọng. Họa sĩ Copley sử dụng bức chân dung này như một cơ hội để ngụ ý đến hội họa lịch sử, một thể loại mà ông tiếp tục theo đuổi ở Anh quốc. Hai cây cột cổ điển, không có thực ở Boston thời kỳ thuộc địa, cùng với tư thế diễn thuyết quyền uy của Adams, ám chỉ đến các vị nguyên lão thời La Mã cộng hòa cổ đại. Hình ảnh này đã được sao chép nhiều lần, và được lưu hành rộng rãi đã giúp ông Samuel Adams kêu gọi nhân dân ủng hộ phong trào cách mạng.

Trận chiến trên Đồi Bunker

Tác phẩm “The Death of General Warren at the Battle of Bunker Hill” (Cái chết của Đại tướng Warren trong trận chiến Bunker Hill) của họa sĩ John Trumbull năm 1786. Tranh sơn dầu trên vải canvas; Kích thước: 19.7x29.7 inch. Quà tặng từ Howland S. Warren, Bảo tàng Mỹ thuật Boston. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Tác phẩm “The Death of General Warren at the Battle of Bunker Hill” (Cái chết của Đại tướng Warren trong trận chiến Bunker Hill) của họa sĩ John Trumbull năm 1786. Tranh sơn dầu trên vải canvas; Kích thước: 19.7×29.7 inch. Quà tặng từ Howland S. Warren, Bảo tàng Mỹ thuật Boston. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Một cuộc đụng độ lớn ban đầu của Chiến tranh Cách mạng là Trận chiến trên Đồi Bunker năm 1775, diễn ra bên ngoài Boston. Trận chiến đã cướp đi sinh mạng của Bác sĩ Joseph Warren, người vừa nhận vai trò thiếu tướng trong quân đội nhưng chưa kịp đảm nhiệm chức vụ này.

Cuốn tiểu sử chính xác gần đây của ông Christian Di Spigna – “Founding Martyr: The Life and Death of Dr. Joseph Warren, the American Revolution’s Lost Hero” (Những Anh Hùng Hy Sinh Trong Công Cuộc Lập Quốc: Cuộc Đời và Cái Chết Của Bác Sĩ Joseph Warren, Người anh hùng đã mất của cuộc Cách mạng Hoa Kỳ) – đã mô tả cuộc đời của ông Warren một cách sống động. Ông là bác sĩ tài năng đã phát triển cơ sở y tế của mình trở thành cơ sở y tế lớn nhất ở Boston, và ông có trí tuệ xuất chúng, tài năng viết lách, và khả năng hùng biện sắc bén khi tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động cách mạng. Bác sĩ Warren là một trong những nhà lãnh đạo của Boston Tea Party, tác giả chính của Nghị quyết Suffolk đã truyền cảm hứng cho Tuyên ngôn Độc lập, và là người cử ông Paul Revere đến báo tin cho ông Samuel Adams rằng quân đội Anh đang đến.

Sau khi hy sinh, bác sĩ Warren trở thành anh hùng nổi tiếng đầu tiên của Mỹ quốc và được thần tượng hóa; tuy nhiên nhiều đóng góp của ông đã phai mờ trong ký ức công chúng. Sử gia Di Spigna viết, “Có lẽ một trong những lý do khiến bác sĩ Warren bị lãng quên là sự hy sinh của ông đã nhanh chóng làm lu mờ nhiều thành tựu của ông. Nhiều viện bảo tàng đương đại dành cho bác sĩ Warren hầu như tập trung hoàn toàn vào trận chiến.” Cái chết của ông Warren tại Bunker Hill đã được họa sĩ John Trumbull tái hiện trong bức tranh canvas, trở thành một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất về Chiến tranh Cách Mạng.

Tác phẩm “Cái chết của Đại tướng Warren trong trận chiến Bunker Hill, ngày 17/06/1775” phiên bản của Boson, tại Viện Bảo tàng Mỹ thuật, là một trong những tác phẩm họa sĩ Trumbull đã vẽ và do gia đình Warren ủy thác. Con cháu của ông Warren để lại bức tranh cho viện bảo tàng này vào những năm 1970. Ông Trumbull, được mệnh danh là “nghệ sĩ ái quốc”, phục vụ trong Quân đội Lục địa một thời gian. Sau khi người Anh bị đánh bại, ông bắt đầu sáng tác một loạt các tác phẩm để tưởng niệm Chiến tranh Cách mạng nhằm truyền bá nhận thức và làm sống mãi hành động cao cả của những người tham gia. “Cái chết của tướng Warren” là tác phẩm đầu tiên ông hoàn thành.

Chi tiết khắc họa tướng Warren qua đời trong vòng tay của một dân quân, ám chỉ  đến tính hình tượng của Lời than khóc. (Phải) Tác phẩm “Lamentation over the Dead Christ” (Than khóc bên thi hài Chúa) của họa sĩ Anthony van Dyck vẽ khoảng năm 1634–1640. Tranh sơn dầu trên vải canvas; Kích thước: 61,4 inch x 100,7 inch. Bảo tàng Mỹ thuật Bilbao, Tây Ban Nha. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Chi tiết khắc họa tướng Warren qua đời trong vòng tay của một dân quân, ám chỉ  đến tính hình tượng của Lời than khóc. (Phải) Tác phẩm “Lamentation over the Dead Christ” (Than khóc bên thi hài Chúa) của họa sĩ Anthony van Dyck vẽ khoảng năm 1634–1640. Tranh sơn dầu trên vải canvas; Kích thước: 61,4 inch x 100,7 inch. Bảo tàng Mỹ thuật Bilbao, Tây Ban Nha. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Họa sĩ Trumbull thể hiện cảnh này theo cách lý giải riêng của ông. Mặc dù không chính xác về mặt thực tế, nhưng đây là một câu chuyện rất lãng mạn và kịch tính với hình tượng anh hùng và tôn giáo. Bố cục có tham chiếu đến hình ảnh của Bậc thầy Cổ điển trong Lời than khóc: ông Warren được cho là đang hấp hối trong vòng tay của một dân quân. Một người lính Anh cố gắng đâm ông bằng lưỡi lê và cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn xung quanh cảnh trung tâm. Bất chấp bầu trời đầy mây mù, ông Trumbull vẽ mặt trời hé lộ rọi ánh hào quang lên cơ thể trang nghiêm của ông Warren. Bức tranh đã trở thành một bản khắc nổi tiếng và hàng ngàn bản sao chép đã được mua.

Chân dung tổng thống John Adams

Bức chân dung của tổng thống John Adams của họa sĩ Gilbert Stuart vẽ khoảng năm 1800 – 1815. Tranh sơn dầu trên vải canvas; Kích thước: 29 inch x 24 inch. Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia, Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Bức chân dung của tổng thống John Adams của họa sĩ Gilbert Stuart vẽ khoảng năm 1800 – 1815. Tranh sơn dầu trên vải canvas; Kích thước: 29 inch x 24 inch. Phòng trưng bày nghệ thuật quốc gia, Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Trong những năm lập quốc đầu tiên của nước Mỹ, họa sĩ vẽ chân dung hàng đầu của đất nước là ông Gilbert Stuart. Trái ngược với ông Copley, sự nghiệp của họa sĩ Stuart bắt đầu với việc được đào tạo ở London. Sau đó, ông trở lại Mỹ và tiếp tục sáng tạo những tác phẩm được đón nhận nồng nhiệt. Ông đã truyền cảm hứng cho các nghệ sĩ nổi tiếng khác của Mỹ, chẳng hạn như ông Trumbull. Ông cũng nổi tiếng với khả năng nắm bắt tinh tế tính cách của người mẫu qua việc lựa chọn về tư thế, biểu cảm, loại y phục, và bối cảnh của họ để khắc họa.

Họa sĩ Stuart được nhớ đến nhiều nhất với khoảng 100 bức chân dung mà ông đã vẽ về tổng thống George Washington. Ngày nay, những bức tranh sơn dầu này thực tế có mặt khắp nơi trong các bộ sưu tập nghệ thuật quan trọng của Mỹ quốc, cả tư nhân và công chúng; một trong những bức chân dung này thậm chí còn được dùng làm hình mẫu in trên tờ một dollar. Tuy nhiên, ông Stuart cũng đã vẽ những bức chân dung nổi bật khác về bốn vị tổng thống tiếp theo.

Bức chân dung cố tổng thống John Adams của Phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia là bức tranh chân dung đầu tiên ông Stuart vẽ vị tổng thống thứ hai – người nổi tiếng với trí tuệ và hết lòng tận tụy vì sự nghiệp độc lập. Bức tranh có chung nguồn gốc với họa phẩm của ông Trumbull, đều đến từ gia đình họ Adams, trước khi được tặng cho Hiệp hội Đồ họa Quốc gia (NGA) vào giữa thế kỷ 20.

Nhà sử học David McCullough đưa ra cái nhìn sâu sắc về mối quan hệ giữa nhân vật được vẽ và họa sĩ trong cuốn sách đoạt giải Pulitzer “John Adams”, trên bìa cuốn sách có bức họa này, ông giải thích rằng ông Adams nể trọng họa sĩ Stuart và cảm thấy cuộc trò chuyện với vị họa sĩ rất thú vị trong suốt thời gian ông ngồi làm mẫu.

Động lực cho việc vẽ tranh ông John Adams đến từ Hạ viện Massachusetts vào năm 1798. Họ đề nghị tổng thống Adams ngồi mẫu để vẽ một bức chân dung treo ở Nơi họp Nghị viện của Boston. Họa sĩ Stuart bắt đầu vẽ tranh vào đầu năm 1800, với các buổi vẽ có thể diễn ra ở thủ đô Philadelphia khi đó của đất nước. Ông Adams không hề hay biết rằng ông đang ở năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống và sẽ thất bại trước ông Thomas Jefferson trong trận tái tranh cử gay gắt.

Ad

Họa sĩ Gilbert Stuart nổi tiếng đã trì hoãn hoàn thành tác phẩm của mình và thậm chí để những bức tranh ở tình trạng dở dang lâu dài. Phải mất 15 năm họa sĩ Stuart mới hoàn thành bức tranh này, đến mức làm phật lòng phu nhân và con trai của ông Adams. Đến phần cuối của câu chuyện đầy phiền toái này, ngài Adams lại ngồi mẫu lần nữa để vẽ chân dung. Khi đó ông đã về hưu được 14 năm, nhưng sử gia McCullough viết: “Bản tính chính trực, tinh thần độc lập, sự tận tụy vì đất nước, cuộc hôn nhân, sự hài hước, và tình yêu sâu sắc với cuộc sống của ông vẫn rất nguyên vẹn. ”

Vì trì hoãn hoàn thành tác phẩm nên bức vẽ lại phản ánh phong cách sau này của ông Stuart, khi ông sử dụng kỹ thuật khoáng đạt hơn. Điều này được thể hiện qua chiếc cà vạt, áo sơ mi và áo khoác của ngài Adams, cùng với kỹ thuật impasto (phủ sơn dày trên vải để hiển thị những nét cọ) trên vầng trán của ông.

Sau tất cả những ồn ào, bức chân dung hoàn chỉnh đã khẳng định sự nổi tiếng của mình khi nhiều bản sao đã được vẽ và khắc lại, đã có nhiều lời khen ngợi về cách họa sĩ Stuart có thể miêu tả ngài Adams trong vai trò chính khách với sức sống huyền thoại nguyên vẹn của mình dù đã lớn tuổi. Có lẽ lời khen ngợi đắt giá nhất chính là việc gia đình Adams sau đó đã đề nghị họa sĩ Stuart vẽ bức chân dung thứ hai cho ông John – điều mà họa sĩ đã kịp hoàn thành trước khi vị tổng thống qua đời ở tuổi 90 vào ngày 04/07/1826.

Tác phẩm “John Adams” của họa sĩ Gilbert Stuart vẽ năm 1826. Tranh sơn dầu trên vải  canvas; Kích thước: 30 inch x 25 inch. Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian, Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)
Tác phẩm “John Adams” của họa sĩ Gilbert Stuart vẽ năm 1826. Tranh sơn dầu trên vải  canvas; Kích thước: 30 inch x 25 inch. Bảo tàng Nghệ thuật Mỹ Smithsonian, Hoa Thịnh Đốn. (Ảnh: Tài liệu công cộng)

Các họa sĩ như Copley, Trumbull và Stuart, mỗi người đã tạo ra một bộ sưu tập tác phẩm độc đáo, đã định hình bản sắc hình ảnh của Hoa Kỳ thời kỳ đầu. Khám phá những bức chân dung đầy chiều sâu của họ về ba vị tổ phụ lập quốc giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về sự nghiệp tài ba của mỗi vị anh hùng yêu nước này. Hơn nữa, những bức chân dung này còn tái hiện những thời kỳ đầy biến động và hùng tráng trong sự nghiệp  gầy dựng Mỹ quốc.

Ad

(*) Tea Party là phong trào phản kháng khắp vùng thuộc địa British America chống lại Tea Act, một loại thuế được Quốc hội Anh thông qua năm 1773, vì tin rằng đạo luật này vi phạm quyền của cư dân thuộc địa – lẽ ra chỉ bị đánh thuế bởi các đại diện do chính họ bầu ra chứ không phải bởi quốc hội nơi họ không có đại diện. Nhóm Tea Party ở Boston đã leo lên tàu và ném toàn bộ lô trà khoảng 46 tấn của Công ty East India xuống cảng Boston.

Hữu Minh biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin