Tổng thống Biden sẽ ký đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ
Hôm 14/12, Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Joe Biden sẽ ký một dự luật cấm tất cả hàng hóa từ khu vực Tân Cương, Trung Quốc – nơi hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ bị ép buộc phải làm việc trong các trại tập trung.
Tham vụ Báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki đã ra thông báo này trong một cuộc họp báo ở Hoa Thịnh Đốn.
“Chúng tôi đã rõ ràng về việc chia sẻ quan điểm của Quốc hội rằng cần phải hành động để buộc CHND Trung Hoa phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền và giải quyết vấn đề lao động cưỡng bức ở Tân Cương,” bà đề cập đến Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Dự luật nói trên có tên là Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ. Dự luật đã được Hạ viện thông qua trong tuần lễ 06–12/12 sau khi được Thượng viện chấp thuận hồi hè. Chỉ duy nhất một nhà lập pháp trong cả hai viện đã bỏ phiếu chống lại dự luật, nhưng không rõ liệu Tổng thống Biden có ký dự luật này hay không.
Theo một thỏa thuận giữa Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa–Florida) và Dân biểu Jim McGovern (Dân Chủ–Massachusett), văn bản được thông qua sẽ được cập nhật và các cuộc bỏ phiếu mới sẽ cần được tổ chức cho phiên bản cập nhật này
“Chúng tôi sẽ đưa dự luật của mình qua cả hai viện và đến bàn của Tổng thống Biden nhanh nhất có thể,” ông McGovern cho biết trong một tuyên bố.
Tòa Bạch Ốc đã cung cấp thông tin đầu vào cho những thay đổi này, nhưng bà Psaki đã từ chối chia sẻ chi tiết.
Bà nói: “Nỗ lực của chúng tôi thường là cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để bảo đảm rằng các dự luật có thể thực hiện được.”
Người Duy Ngô Nhĩ là một nhóm dân tộc có quê hương bị Trung Quốc chiếm giữ vào năm 1950.
Kể từ đó, Trung Cộng cầm quyền đã tăng cường giám sát và bỏ tù người Duy Ngô Nhĩ, bao gồm cả việc áp dụng các hệ thống tư bản xã hội khắt khe và đẩy hàng triệu người vào các trại lao động cưỡng bức để sản xuất các sản phẩm được các nước trên thế giới mua.
Các quan chức Hoa Kỳ đã mô tả những gì đang diễn ra là một cuộc diệt chủng.
Đạo luật lao động cưỡng bức này đã thu hút sự phản đối từ các công ty lớn như Nike và Coca-Cola – những công ty sử dụng các nhà máy ở Tân Cương để sản xuất sản phẩm.
Năm ngoái, một nhóm lưỡng đảng do ông McGovern và ông Rubio lãnh đạo đã phát hiện ra Nike, Coca-Cola, và các tập đoàn khác như Adidas và Costco có dính líu đến lao động cưỡng bức trong khu vực này.
“Được hưởng lợi từ nạn lao động nô lệ chính là những tập đoàn lớn,” ông Rubio viết trên Twitter trong tháng này.