Tra nghĩa chữ nho ( số 3)
III – Chữ C
Trong quyển Tầm nguyên-từ điển, trang 40, ông Lê văn-Hòe chép rằng: “Phàm câu hát có chương, có khúc nghĩa là thành bài, thì gọi là ca. Câu hát vặt, lẻ loi một vài câu, không thành chương thành khúc gì gọi là dao”. Tự-vị khang hi thêm một nghĩa nữa là (dao kéo dài câu nói, trẻ con đều làm được, cho nên có đồng-dao”. Còn phong dao thì Từ nguyên “nói là phong-lục cao dao, nghĩa là người đời xưa bày ra thơ để xem phong-tục dân” (vì phong-tục ca-dao dã, tức cô-nhân trần thi dĩ quan dân-phong chi nghĩa).
Ở trang 41,dưới chữ các-hạ, nên dẫn chữ cáp-hạ như sau này. Sách Nhân-thoại lục chép ( đời xưa cac quan tam-công mở lau các; các quan quận thú bắt-chước tước hầu bá đời xưa cũng có các (cáp), cho nên văn-thư đời bấy giờ có tiếng xung-hô là cáp-hạ”. Giây-ma bây giờ dùng chữ các-hạ tức là cáp-hạ đó. Nghĩa chữ cáp-hạ là khoe dám nói thẳng đến tên, vì là người dưới đạt lên người trên; chữ dùng với, người tôn-quí, đời sau lạm-dụng: (chép theo Từ-nguyên). Như thế là mình nhận mình ở dưới gác, mà người ta thì ở trên. Ông Lê Văn Hòe lại cắt nghĩa vắn tắt là “dùng hai chữ các-hạ nghĩa là dưới gác để tôn xưng cac quan”. Còn chữ túc-hạ là dưới chân, thì ông nói rằng: “người Tàu cūug dùng để tôn xưng, có giá trị như tiếng ngài của ta”. Từ-nguyên nói là “lời kính-trọng người ta trong khi viết thơ-từ. Đời Chiến-quốc phần nhiều dùng để gọi bậc nhân-chúa; đời sau thông-dụng để ton kính người ta”.
Ở trang 43, ông Lê Văn Hòe nói rằng “Dùng hai chữ can đảm để trỏ phẩm-cách người không sợ nguy-hiểm, không sợ chết, người ta có ý nói người ấy gan to mật lớn”. Tôi tưởng nên chua rõ là người Nam mình dùng can-đởm để nói người dũng cảm, người có gan làm việc lớn, mà người Tàu thì dùng vào hại nghĩa khác: “một là mật-thiết, hai là thành-khẩn, cũng như nói phơi gan lộ mật, nghĩa là trong lòng ngay thẳng, không ẩn khúc gì”. Từ Nguyên dẫn một câu trong Hậu Hán Thư như sau này; “Đạn-Dung truyện có câu: ‘Cổ khiên Lưu Qun khẩu trần can-đảm (cho nên sai Lưu-quân miệng kể lòng thành).
Cũng ở trang 43, ông Lê Văn Hòe nói “hai chữ can qua thường dùng để trỏ việc chiến-tranh, binh-hóa, và nhiều người thương hiệu lầm can-qua là gươm giáo”. Tư nguyên chép thủa xưa đánh nhau dùng can qua, nhân thế can-qua là tên chung đồ binh-khí (Cổ chiến-thời dụng can qua, nhân dĩ can-qua vi võ-khí chi tổng danh). Tư nguyên dẫn một câu trong kinh Lễ như sau này: “Nang chap can qua di vệ xã tắc” (Hay cầm can qua để giữ xã tắc). Can là cái mọc (chữ gọi là thuân) làm bằng da đời Chiến quốc dùng để đỡ mũi nhọn trong việc binh. Qua la tên binh-khí đời xưa hình-dạng như gà gáy, cho nên đời Hán gọi là kê-minh”. Quyển Từ nguyên có vẽ hình cài qua, mà ở bảo-tàng Louis F.not thì có bày một vài thứ bằng đồng đen, đào được ở Thanh hóa (Trung-kỳ), đề tên là korn (tức qua) theo tiếng quan thoại.
Ở trang 44, Ông Lê Văn Hòe cắt nghĩa canh cánh “là sáng lấp la lấp lánh”. Từ nguyên cắt nghĩa là sáng nhỏ (tiểu minh), và dẫn một câu ở Tạ-Diêu thi như sau này “Thu-hà thự canh cánh” (Sông Thu Hà ánh sáng lờ mờ) ngủ được). Canh cánh còn một miếng nữa là “bất an” (không yên). Kinh Thi có câu “Cảnh cảnh bất mị” (canh cánh bên lòng, không ngủ được).
Cũng ở trang 44, dưới chữ canh cánh ông Lê Văn Hoè viết nhầm chữ canh Chữ canh này đo chữ kinh đọc trạch ra; ta có câu tục-ngữ: “Ở yên không lành, đọc canh phải tội”; chính là chữ kinh (kinh kệ), không phải chữ canh là “kế-tục” như lời ông Lê văn-Hòe giảng ở đây. Con kệ, thì không những là bài thơ của nhã Phật (Phật-gia táo thi viết kệ), lại còn là “những lời và cầu của nhà Phật xướng ra” (Phật-gia sở xướng từ cú vị chi kệ); chữ trong Từ-nguyên.
Ở trang 45, dưới chữ cảnh sát, Ông Lê văn Hòe chua rằng: “Nếu trái lời khuyên răn, thì bị phạt, gọi là phạt vì tội vi-cảnh. vì là trái cảnh là lời cảnh cáo. Vi-cảnh là trái lời khuyên răn bảo trước cho biết”. Nên thêm rằng: “ Tội vi-cảnh là tôi rất nhẹ, nghĩa là phạm các điều trong luật vi-cảnh, nên xử vào điều giam tạm, phạt bạc” (tối khinh chi phạm tội, tức phạm vi-cảnh luật cao điều, ứng xử cân lưu phạt kim đẳng xử phân thị dã) theo Từ-nguyên.
Cũng ở trang 45, dưới chữ cảo chữa chữ nguyên cảo là bản chính của một bài văn hay một quyển sách tức là văn nguyên thảo. Ông Lê văn Hòe cắt nghĩa “nguyên cảo” là bản sách tác giả viết tay đầu tiên. Chữ nguyên này là gốc, chứ không phải chữ nguyên là đầu tiên hai chữ viết khác nhau.
Ở trang 46, chữ cát bá cũng viết sai: cát đây là dây sắn (thảo đầu chữ hạt, không phải cát là tốt ( sĩ trên, khẩu dưới). Từ nguyên dẫn một câu trong Quảng đông tân ngữ như sau này: “Đàn bà con gái Lôi Châu phần nhiều sinh nhai về nghề dệt Cát bá. Cây cát sinh ở trong núi Đô sơn, đất Tuy phúc, lấy cây nào bò trên đất mà non là tốt” ( cây sản Tuy phúc, Đó sơn trung, dĩ năm sinh địa thượng nhi tri giá vi quí)
(Còn nữa)
Ứng hòe – NGUYỄN VĂN TỐ