• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 06/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Tranh sơn thủy dưới triều đại Tống – Nguyên

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 03/7/2021
bigger smaller Báo lỗi

Tự nhiên phản ánh quy luật âm dương của vũ trụ

Tranh phong cảnh Trung Hoa còn gọi là tranh sơn thủy, được xem là một trong những loại hình nghệ thuật có tính biểu đạt cao nhất thời Trung Hoa cổ đại. Vậy điều gì tạo nên nét riêng biệt rất đặc trưng này? 

Bắt nguồn từ việc cổ nhân Trung Hoa tin rằng trời và đất tồn tại hòa hợp cùng nhau. Vậy nên, những họa sĩ thời Trung Hoa cổ đại đã tìm cách khắc họa mối quan hệ giữa thiên nhiên và toàn bộ vũ trụ.

Triết lý của Đạo gia ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của loại hình nghệ thuật tranh sơn thủy. Người Trung Hoa xưa luôn tin rằng các ngọn núi cao rất gần với thiên thượng, đó là nơi trú ngụ linh thiêng của các vị thần bất tử. 

Vì vậy, Đạo gia nhấn mạnh rằng con người là vô cùng nhỏ bé trong dòng chảy tự nhiên của vũ trụ bao la. Tranh sơn thủy Trung Hoa cổ đại miêu tả con người như những đốm sáng đơn thuần và thể hiện sự tôn kính tuyệt đối trước lực lượng của thiên nhiên. 

Hơn nữa, sự cân bằng âm dương là điều thiết yếu trong việc sáng tạo tranh phong cảnh. Các dãy núi cao sừng sững tượng trưng cho dương còn dòng nước uốn lượn mềm mại tượng trưng cho âm. 

Triết học Trung Hoa nhấn mạnh rằng một bức tranh có ý nghĩa chân chính không chỉ thể hiện ở hình thức mà còn phải phản ánh được tinh thần của chủ thể. Bản thân việc mô tả vẻ đẹp bên ngoài là chưa đủ, người họa sĩ cần biết cách biểu đạt nội hàm bên trong. Vẻ đẹp bên ngoài của phong cảnh tự nhiên được khắc họa phù hợp với tinh thần và năng lượng của nó; do đó tả thực không phải là mục đích cuối cùng của người nghệ sĩ. 

Không giống với các bức tranh phong cảnh Tây phương, tranh sơn thủy Trung Hoa không chỉ đơn thuần là tranh phối cảnh mà còn mô tả nhiều khía cạnh và quan điểm đa dạng khác nhau. 

Ad

Những nét đặc trưng đó định hình nên phong cách của thể loại này; các danh họa hàng đầu trong triều đại nhà Nguyên đã góp phần tạo nên những nét tinh tế nhất định cho nghệ thuật tranh phong cảnh Trung Hoa.

Ngũ Đại và Nhà Tống 

Tranh sơn thủy dưới triều đại Tống - Nguyên
“Tuyết Cảnh Sơn Thuỷ Đồ” của Kinh Hạo. Tranh lụa được vẽ bằng mực đen trắng, 53.5×29.5 inch. Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, thành phố Kansas, Mo. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Thời kỳ Ngũ Đại (907–960) và nhà Tống (960–1279) được coi là “thời kỳ vĩ đại của nghệ thuật tranh sơn thủy Trung Hoa”. Vào thời kỳ đầu triều đại nhà Đường (618–907), các nghệ sĩ tập trung chủ yếu vào chủ đề Phật Giáo, và đến thời kỳ cuối dòng tranh phong cảnh đã trở thành một thể loại độc lập.

Ngũ Đại là thời kỳ chính biến kể từ khi nhà Đường sụp đổ và kết thúc với sự lên ngôi của triều Tống. Phong cách tranh sơn thủy của thời kỳ Ngũ Đại đã ảnh hưởng lớn đến phong cách thời Tống. 

Họa gia Kinh Hạo (855–915) đã sáng lập nên phong cách tranh sơn thủy của phương Bắc ở thời Ngũ Đại. Tác phẩm “Tuyết Cảnh Sơn Thủy Đồ” của ông miêu tả mùa đông rét buốt với những ngọn núi phủ đầy tuyết với cây cối cằn cỗi. Ông sử dụng nét vẽ đậm và sắc để phác họa những đỉnh núi cao vút và dốc đứng, đó là đặc trưng của miền Bắc Trung Hoa. 

Trong số các họa sĩ vẽ tranh sơn thủy thời Ngũ Đại có bậc thầy danh họa Đổng Nguyên (khoảng 934–962), ông là người đã khai lập ra trường phái “Tranh thủy mặc sơn thủy Giang Nam”. Trong bức “Tiêu Tương Đồ”, ông miêu tả một dòng sông chảy qua những ngọn núi chập chùng. Những làn sương mờ ảo làm mềm mại dãy núi non trùng điệp, khắc họa đặc trưng phong cảnh núi sông hùng vĩ vùng Giang Nam. 

Tranh sơn thủy dưới triều đại Tống - Nguyên
“Tiêu Tương Đồ” của Đổng Nguyên. Tranh cuộn trên lụa, 19.7×55.7 inch. Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Đến triều đại nhà Tống, tranh sơn thủy phát triển mạnh mẽ và đạt tới đỉnh cao. Họa sĩ nổi tiếng Lý Thành đã kiến lập ra phong cách tranh sơn thủy thời Tống rất đặc trưng và nổi bật. Chịu ảnh hưởng của cả phong cách cảnh quan của phương Bắc và phương Nam, tác phẩm của ông là sự kết hợp của những ngọn núi cao hùng vĩ từ các bậc thầy phương Bắc với những ngọn đồi nhấp nhô trong sương mù mờ ảo từ các danh hoạ phương Nam. Từ đó, ông đã định hình nên một phong cách hài hoà đặc trưng, trở thành tiêu chuẩn phác họa tranh sơn thủy thời Tống và có ảnh hưởng tới nhiều thế hệ họa sĩ sau này. 

Tranh sơn thủy dưới triều đại Tống - Nguyên
“Tình Loan Tiêu Tự Đồ” của Lý Thành. Tranh cuộn trên lụa, 44×22 inch. Bảo tàng Nghệ thuật Nelson-Atkins, Kansas, Mo. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Bức tranh “Tình Loan Tiêu Tự Đồ” của họa sĩ Lý Thành có lẽ là tác phẩm danh tiếng nhất của ông, nó đại diện cho phong cách vẽ tranh phong thủy thời Tống. Ngọn núi hùng vĩ là tâm điểm của bức tranh. Xung quanh lác đác có vài ngọn núi nhỏ bị che khuất trong màn sương. Một ngôi đền đơn độc dưới chân núi nằm ở vị trí trung tâm. Rừng cây giá rét được khắc họa bởi những nét bút đậm. Danh họa Lý Thành đi những nét vẽ chuẩn xác mô tả các kết cấu kiến trúc cùng với những nét mực nhàn nhạt thể hiện bối cảnh của những ngọn núi mờ sương. 

Từ ngôi đền, một con đường mòn bị che khuất dẫn đến ngôi làng nhỏ ở phía dưới. Các thác nước phía ngoài tạo thành một dòng sông uốn lượn xung quanh. Ở phía dưới bên trái, ba người dân đang đi qua một cây cầu gỗ để đến quán rượu phía bờ bên kia. 

Tại các quán khách ven sông là một số học giả đang đàm đạo. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động của con người đặt ở phía dưới cùng của bức tranh và trông rất nhỏ bé, mờ ảo trong khung cảnh núi non hùng vĩ. Điều này thể hiện triết lý của Đạo gia về sự nhỏ bé của con người so với vũ trụ mênh mông.

Bố cục của bức tranh cũng phản ánh tư tưởng nghệ thuật của triều đại nhà Tống, tìm kiếm và nắm bắt mối quan hệ giữa tự nhiên và các vị thần. Về mặt hình tượng, ngọn núi hùng vĩ ở trung tâm tượng trưng cho hoàng đế, là Thiên Tử, còn những ngọn núi xung quanh tượng trưng cho quần thần của vương triều.

Toàn bộ tác phẩm phủ lên một cảm giác bình yên và huyền bí, để lại cho người xem những suy ngẫm về sự vĩ đại của thiên nhiên. 

Phong trào Nhân văn và nhà Nguyên

Dưới triều đại nhà Nguyên (1279–1368), lần đầu tiên Trung Hoa nằm dưới sự thống  trị của ngoại bang. Người Mông Cổ không có truyền thống trọng dụng các học giả trong bộ máy của triều đình, vì vậy bóng dáng các học giả và nghệ sĩ không xuất hiện trong vương triều thời nhà Nguyên. Rất nhiều người thuộc tầng lớp tinh hoa lui về ở ẩn và biến tư gia thành nơi tụ họp cho các văn nhân, nghệ sĩ. Họ tự nhận mình là những văn nhân thông qua thơ ca, thư pháp và hội họa.

Ad

Khi khái niệm về nơi ẩn cư riêng tư không phải là điều mới lạ, triều đại nhà Nguyên đã chứng kiến sự phát triển của phong trào nhân văn như một phong trào nghệ thuật chủ đạo. Các văn nhân họa sĩ sử dụng các kỹ thuật thư pháp như một cách để thể hiện bản thân. Họ cố gắng khắc họa không chỉ những gì họ chứng kiến mà còn cả những gì họ cảm nhận. Vì vậy, các tác phẩm nghệ thuật đại diện cho tư tưởng và tâm hồn của người nghệ sĩ thời bấy giờ. 

Một trong những nghệ sĩ ở thời nhà Nguyên rất có ảnh hưởng là thư họa gia kiệt xuất Triệu Mạnh Phủ (1254–1322). Xuất thân từ hoàng tộc, Triệu Mạnh Phủ đảm nhận vị trí khá cao trong triều đình Mông Cổ và cả trong những triều đại khác. Mặc dù làm quan nhưng ông vẫn giữ thái độ của một người ẩn dật và tin rằng ông vẫn có thể giữ tinh thần của mình xa lánh thế tục ngay cả khi ông tham gia vào chính trị.

Tranh sơn thủy dưới triều đại Tống - Nguyên
“Thước Hoa Thu Sắc Đồ”của Triệu Mạnh Phủ, năm 1295. Tranh giấy, 28,44 x 90,17cm. Bảo tàng Cung Điện Quốc Gia, Đài Bắc. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Bức “Thước Hoa Thu Sắc Đồ” của Triệu Mạnh Phủ là tác phẩm nổi tiếng nhất theo phong cách văn nhân, nó có ảnh hưởng sâu sắc tới rất nhiều những họa sĩ vẽ tranh sơn thủy triều đại Nguyên sau này. Triệu Mạnh Phủ vẽ bức tranh này dành tặng cho thân hữu lâu năm là văn sĩ Châu Mật, nguyên quán ở Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Vì loạn thế ngăn trở Châu Mật trở về cố hương, vậy nên Triệu Mạnh Phủ đã vẽ bức tranh từ ký ức của mình, nơi mà danh họa gia cũng đã từng lưu dấu kỷ niệm khi còn là một quan xử án. 

Khung cảnh Sơn Đông lấy bối cảnh là vùng đầm nước với hai ngọn núi màu xanh lam. Ngọn núi bên phải với đỉnh nhọn là Hoa Bất Chu Sơn và ngọn núi bên cạnh là Thước Sơn.

Tranh sơn thủy dưới triều đại Tống - Nguyên
Một phần bức tranh “Thước Hoa Thu Sắc Đồ,” của Triệu Mạnh Phủ, năm 1295. Tranh cuộn giấy, 11.2×35.5 inch. Bảo tàng Cố Cung Quốc Gia, Đài Bắc. (Ảnh: Phạm vi công cộng)
Ad

Hầu như cây cối trong toàn bộ bức tranh vẫn còn một màu xanh tươi tốt, một số ít đã ngả vàng báo hiệu mùa thu. Xen lẫn giữa những đồng cỏ và bãi lau là vài ngôi nhà tranh, có mấy con dê và những tô điểm nhỏ bé làm tăng sự sống động. Quan sát kỹ chúng, ta sẽ thấy có một số nhân vật đang quăng lưới bắt cá, chèo thuyền và làm việc trong những túp lều. 

Kỹ thuật và phong cách vẽ tranh của Triệu Mạnh Phủ rất sáng tạo. Những thực thể không giảm đi theo khoảng cách xa dần, tác phẩm của ông mang bản chất của nghệ thuật thư pháp. Để khắc họa vùng đầm nước, ông sử dụng những nét vẽ giống như những dây thừng uốn lượn đan xen tạo thành nhiều lớp khác nhau. Thông qua những nét vẽ đầy sáng tạo, Triệu Mạnh Phủ đã dùng hết tâm huyết để phác họa những khung cảnh này. Những kỹ thuật tinh xảo đem lại vẻ thanh nhã, giản dị, mộc mạc và thuần khiết cho tác phẩm, gợi lên nỗi nhớ quê hương. 

Cuối triều đại nhà Nguyên đã xuất hiện Tứ Đại Nguyên Sư, những nghệ sĩ này đều chịu ảnh hưởng của Triệu Mạnh Phủ, trong số đó có Hoàng Công Vọng là người nổi bật nhất.

Tác phẩm “Phú Xuân Sơn Cư Đồ” một trong 10 bức tranh phong cảnh đẹp nhất trong lịch sử hội họa Trung Hoa của Hoàng Công Vọng. Bức tranh phác họa dãy núi Phú Xuân nằm ở phía tây Hàng Châu, nơi ông đã dành những năm cuối đời để nghỉ hưu. Bắt đầu là một đoạn sông, bức tranh trải dài với những ngọn núi và đầm lầy, xa dần với những ngọn đồi vẽ nhạt. Tính sáng tạo của bức tranh nằm ở sự trừu tượng khi những ngọn núi đồi được tạo hình trông như thể chúng đan xen vào nhau. 

Tranh sơn thủy dưới triều đại Tống - Nguyên
Một chi tiết trong bức “Phu Xuân Sơn Cư Đồ” của Hoàng Công Vọng, năm 1347-1350. Tranh cuộn vẽ bằng mực, 13×250.7 inch. Bảo tàng Cố Cung, Đài Bắc. (Ảnh: Phạm vi công cộng)
Tranh sơn thủy dưới triều đại Tống - Nguyên
Một phần “Phu Xuân Sơn Cư Đồ” của Hoàng Công Vọng vẽ năm 1347-1350. Tranh cuộn vẽ bằng mực, 13×250.7 inch. Bảo tàng Cố Cung, Đài Bắc. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Việc sử dụng kỹ thuật đan xen các nét vẽ của Triệu Mạnh Phủ là hiển nhiên, thì Hoàng Công Vọng lại mô tả các kết cấu phong phú bằng mực đơn sắc phủ màu tối lên nền mực sáng, ví như cây cối và các điểm chấm. Nét vẽ của ông mềm mại và khoáng đạt, bộc lộ cảm xúc hòa hợp với thiên nhiên. 

“Phú Xuân Sơn Cư Đồ” là một tác phẩm được được nhiều người học tập và có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới các lớp họa sĩ sau này. 

Tranh sơn thủy dưới triều đại Tống - Nguyên
“Cát Trĩ Xuyên Di Cư Đồ” của Vương Mông, năm 1370. Tranh cuộn vẽ bằng mực và màu trên giấy, 54.7×22.8 inch. Bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. (Ảnh: Phạm vi công cộng)

Họa sĩ Vương Mông là nghệ sĩ trẻ nhất trong Tứ Đại Nguyên Sư, là cháu của Triệu Mạnh Phủ. Tác phẩm “Cát Trĩ Xuyên Di Cư Đồ” mô tả cuộc di cư của vị ngự y kiêm đạo sĩ Cát Trĩ Xuyên tới núi La Phù. Hình ảnh ngự y đang băng qua cây cầu, theo sau là gia quyến và gia nhân, người con của ông cưỡi trên một con bò. Cát Trĩ Xuyên là ngự y trong triều đình Đông Tấn (265–420). Dân gian nói rằng ông đã tạo ra tiên dược bất tử tại núi La Phù, một ngọn núi thiêng ở Quảng Đông, là nơi tu luyện của nhiều đạo sĩ. 

Trong tranh Vương Mông phác họa những đỉnh núi cao và khu rừng La Phù với những nét vẽ dày, họa tiết phức tạp. Phía trên cao có vài túp lều tranh ẩn mình, giống như những ngôi nhà thiêng liêng trong một thế giới ẩn dật. Tư tưởng về việc tu dưỡng bản thân thông qua cuộc sống ẩn dật cũng là chủ đề chính của các họa sĩ thời nhà Nguyên. 

Các phong cách nghệ thuật xuất hiện dưới thời nhà Tống và nhà Nguyên đã tạo nền tảng cho các họa sĩ vẽ tranh sơn thủy trong triều đại tiếp nối Minh–Thanh.  

Tác giả Mike Cai tốt nghiệp Học viện Nghệ thuật Phi thiên New York và Đại học California – Berkeley.

Thuần Thanh biên dịch 

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin