• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 05/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Trẻ em Đại lục được chẩn đoán bệnh bạch cầu sau khi chích vaccine Trung Quốc

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ bảy, 02/4/2022
bigger smaller Báo lỗi

Môt số người ở Trung Quốc Đại lục xác nhận với phóng viên của The Epoch Times rằng ngày càng có nhiều người nhiễm các triệu chứng của bệnh bạch cầu sau khi chích vaccine do Trung Quốc sản xuất, và hầu hết những trường hợp này là trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 11.

Sau khi chích liều vaccine COVID-19 đầu tiên, cô con gái bốn tuổi của anh Lý Quân (Li Jun) bị sốt cao và bắt đầu ho, những triệu chứng này nhanh chóng thuyên giảm sau khi được điều trị thông qua tiêm tĩnh mạch tại bệnh viện. Nhưng sau mũi chích thứ hai, người cha đã có thể nhận ra có điều gì đó bất ổn.

Mắt con gái anh sưng húp lên mãi mà không thấy đỡ. Bé kêu bị đau hai chân mấy tuần liền, nơi các vết bầm tím bắt đầu xuất hiện mà không biết nguyên do từ đâu. Hồi tháng Một, vài tuần sau khi chích liều [vaccine] thứ hai, đứa trẻ này được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính (ALL).

“Con tôi hoàn toàn khỏe mạnh trước khi chích vaccine,” anh Lý (hóa danh), đến từ tỉnh Cam Túc, bắc trung bộ Trung Quốc, chia sẻ với The Epoch Times. “Tôi đã đưa con đi kiểm tra sức khỏe. Mọi thứ đều bình thường.”

Anh ấy là một trong số hàng trăm người Trung Quốc tham gia vào một nhóm trên mạng xã hội, mà trong đó các thành viên tuyên bố rằng [họ] đang bị bệnh hoặc có thành viên trong gia đình bị bệnh bạch cầu, vốn xuất hiện sau khi chích các loại vaccine của Trung Quốc. Tám người trong số họ đã xác nhận tình trạng này khi được The Epoch Times liên lạc; danh tính của những người được phỏng vấn đã được giữ bí mật để bảo vệ cho sự an toàn của họ.

Các ca mắc bệnh bạch cầu dàn trải ở nhiều nhóm tuổi khác nhau và đến từ tất cả các vùng của Trung Quốc. Nhưng anh Lý và những người khác đặc biệt chỉ ra sự gia tăng của nhóm bệnh nhân nhỏ tuổi nhất trong vài tháng qua, trùng hợp với việc chính quyền nước này thúc đẩy việc chích ngừa cho trẻ em từ 3 đến 11 tuổi từ hồi tháng 10 năm ngoái.

Con gái anh Lý đã chích mũi đầu tiên vào giữa tháng Mười Một theo yêu cầu của nhà trẻ. Cô bé hiện đang được hóa trị tại Bệnh viện Nhân dân số 2 Lan Châu, nơi có ít nhất 20 trẻ em đang điều trị cho các chứng bệnh tương tự, hầu hết là những trẻ em từ 3 đến 8 tuổi, theo anh Lý.

“Bác sĩ của bệnh viện nói với chúng tôi rằng kể từ tháng Mười Một, số trẻ em đến khoa huyết học để điều trị bệnh bạch cầu đã tăng gấp đôi so với những năm trước, và họ bị thiếu giường bệnh,” anh chia sẻ.

Ad

Anh Lý nói rằng gần đây ít nhất có tám em nhỏ ở quận Tô Châu, nơi anh sinh sống, đã tử vong vì bệnh bạch cầu.

Hiện vẫn không thể liên lạc với khoa huyết học của bệnh viện này để xin bình luận.

Áp lực từ phía nhà nước

Theo số liệu mới nhất của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, tính đến hôm 13/11, có khoảng 84.4 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 11 tuổi đã được chích ngừa, chiếm hơn một nửa dân số trong nhóm tuổi đó.

Đã có một vài các bậc cha mẹ Trung Quốc lên tiếng phản đối khi chiến dịch chích ngừa cho trẻ em. Họ bày tỏ lo ngại về việc không có dữ liệu cho thấy ảnh hưởng lên trẻ em của các loại vaccine do hai nhà sản xuất thuốc Trung Quốc là Sinopharm và Sinovac cung cấp. Theo báo cáo, các vaccine này đem đến tỷ lệ hiệu quả lần lượt là 79% và 50.4%, dựa trên dữ liệu có sẵn từ các thử nghiệm được thực hiện trên người trưởng thành.

Thông tin về những ảnh hưởng liên quan đến sức khỏe trẻ em của các loại vaccine này còn hạn chế, và Tổ chức Y tế Thế giới cho biết hồi cuối tháng Mười Một rằng, họ chưa chấp thuận hai loại vaccine nêu trên cho việc sử dụng khẩn cấp ở trẻ em.

Trẻ em Đại lục được chẩn đoán bệnh bạch cầu sau khi chích vaccine Trung Quốc
Trẻ em chuẩn bị nhận vaccine ngừa COVID-19 tại một điểm chích ngừa ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào ngày 18/11/2021. (Ảnh: Getty Images)

Các bậc cha mẹ đối diện với áp lực bắt buộc tuân thủ đã phải miễn cưỡng chích ngừa cho con của mình, trong đó một số người cho biết họ đã bị cắt tiền thưởng trong công việc hoặc bị cấp trên của mình gây áp lực. Trong những trường hợp khác, con em của họ phải đối mặt với các hình phạt khác nhau từ việc bị xúc phạm danh dự hay thậm chí bị cấm đến trường, như trường hợp con trai 10 tuổi của anh Vương Long (Wang Long).

“Năm ngoái, trường học thông báo với chúng tôi rằng hãy đưa thằng bé đến chích ngừa vào ngày này ngày này, nếu không thằng bé sẽ không thể đến lớp,” anh Vương, đến từ tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, chia sẻ với The Epoch Times.

Con trai anh chích mũi thứ hai hôm 04/12. Một tháng sau đó, cậu bé bắt đầu cảm thấy người mỏi mệt và sốt nhẹ. Hiện cậu bé đang nằm trong bệnh viện Tề Lỗ thuộc trường Đại học Sơn Đông để điều trị bệnh bạch cầu cấp tính được chẩn đoán hôm 18/01.

Ông Mộ Thịnh Học (Mu Rongxue), một nhà hoạt động cho sức khỏe (health activist) 75 tuổi, đã thúc giục các cơ quan chức năng công khai dữ liệu lâm sàng liên quan đến tác động của vaccine đối với việc chủng ngừa cho trẻ em, chẳng hạn như dữ liệu về nhiễm trùng, nhập viện, và tử vong; yêu cầu của ông ấy đã bị từ chối.

“Dữ liệu mà ông yêu cầu các cơ quan hành chính giải quyết và phân tích các thông tin hiện có của chính phủ, vậy nên sẽ không được cung cấp,” Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết trong bức thư hôm 12/11, dựa trên ảnh chụp màn hình mà ông Mộ đăng tải trực tuyến.

Trong khi ông nhiều lần nỗ lực đệ đơn kiện cơ quan này, Tòa án nhân dân tối cao thành phố Bắc Kinh cho đến nay vẫn chưa có hành động nào đối với vụ kiện của ông; có lần [họ] nói với ông rằng nếu họ tiếp nhận vụ kiện của ông, “điều đó sẽ ảnh hưởng đến các nỗ lực kiểm soát đại dịch,” ông Mộ cho biết.

“Nếu tôi không có bằng chứng, các ông có thể cho tôi bản án chung thân hoặc thậm chí tử hình, nhưng tại sao các ông lại lo sợ về vụ kiện của tôi?” ông viết trong một bài đăng trên Weibo của Trung Quốc vào tháng trước.

Kiểm duyệt

Ad

Ở trên WeChat, nền tảng mạng xã hội đa nhiệm của Trung Quốc, anh Lý biết được có hơn 500 bệnh nhân hoặc các thành viên gia đình họ cũng đang trong tình thế khó xử.

Khi anh Lý và những người khác gọi đến Trung tâm kiểm soát dịch bệnh địa phương, họ hứa hẹn rằng sẽ điều tra. Tuy nhiên những cuộc thăm dò như thế này luôn kết thúc với lời khẳng định của các nhà chức trách, rằng: những trường hợp bệnh bạch cầu này là “trùng hợp ngẫu nhiên” và do đó không liên quan gì đến các loại vaccine [trong nước].

Các nhà chức trách cũng tuyên bố tương tự đối với các ca tử vong của hơn chục em bé trong độ tuổi chập chững biết đi sau khi tiêm vaccine viêm gan B vào năm 2013.

Nhưng anh Lý và những người trong hoàn cảnh tương tự vẫn cảm thấy chưa đủ thuyết phục.

Ad

“Tôi dám khẳng định rằng họ không thực hiện bất kỳ sự kiểm chứng nào, mà chỉ làm qua loa tắc trách,” anh cho biết.

Anh Lý nghi ngờ rằng chính quyền đang tìm cớ thoái thác. Các quan chức nói với anh rằng sẽ có một nhóm chuyên gia bắt đầu cuộc điều tra trong tỉnh của anh, nhưng khi anh ấy gọi đến cơ quan y tế cấp tỉnh, họ từ chối [cung cấp] mọi thông tin, nói rằng chưa hề nhìn thấy báo cáo nào về những trường hợp nhiễm bệnh [bạch cầu] này.

Anh Lý và những người khác đang tiếp tục điều tra kỹ lưỡng về vấn đề này có rất ít cơ hội để tiếng nói của họ được bộ máy kiểm duyệt khổng lồ của Trung Quốc lắng nghe. Bộ máy này liên tục sàng lọc bất cứ thứ gì bị xem là tổn hại đến lợi ích của chế độ cộng sản.

“Thông tin bị chặn ngay khi chúng tôi cố gắng đăng tải trực tuyến cái gì đó. Anh không thể loan tin ra ngoài,” anh ấy cho biết.

Khi hai cơ quan chính trị hàng đầu của Trung Quốc gặp gỡ vào tuần trước trong cuộc họp thường niên quan trọng nhất của Đảng, được Bắc Kinh gọi là cuộc họp “Hai Phiên,” anh Lý đã bày tỏ trong nhóm WeChat về ý tưởng thỉnh nguyện ở thủ đô để thu hút sự chú ý của các quan chức.

Thông điệp đó ngay lập tức đã thu hút sự chú ý của các nhà chức trách.

“Cảnh sát đã gọi cho từng người một trong chúng tôi,” anh Lý cho biết.  “Họ nói rằng chúng tôi đã bịa đặt ra mọi chuyện và ra lệnh cho chúng tôi rời khỏi nhóm trò chuyện đó.”

Nhóm này nhanh chóng bị giải tán. Một bảng thông tin chi tiết về bệnh tình của hơn 200 bệnh nhân bạch cầu, mà các thành viên của nhóm đã điền vào, hiện không thể truy cập được nữa.

Theo anh Lý, nhiều dấu hiệu cho thấy giới chức trách đã nhận thức rất rõ về vấn đề này. Khi tiếp nhận những bệnh nhân có các triệu chứng tương tự, trước tiên các bác sĩ sẽ hỏi họ đã chích vaccine chưa, anh nói, viện dẫn thông tin mà anh biết được từ nhóm WeChat.

“Họ chỉ nói: ‘Hiểu rồi. Và thế là đã xong,” anh nói về việc thăm khám của các bác sĩ.

Anh Lý cũng gặp phải phản ứng tương tự khi gọi đến đường dây nóng của đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV với hy vọng giới truyền thông sẽ giúp anh phơi bày sự việc.

Anh cho biết, “Ngay sau khi chúng tôi nói rằng bọn trẻ đã chích vaccine COVID-19, họ hỏi tôi rằng con bé có bị bệnh bạch cầu hay không. Họ biết hết.” 

Trẻ em Đại lục được chẩn đoán bệnh bạch cầu sau khi chích vaccine Trung Quốc
Người dân đeo khẩu trang khi xếp hàng để chích vaccine COVID-19 tại một điểm chích ngừa ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào ngày 18/11/2021. (Ảnh: Getty Images)

Tuyệt vọng

Chi phí cho việc điều trị ước tính vào khoảng 400,000 đến 500,000 nhân dân tệ (khoảng 63,093 đến 78,867 USD), gấp hơn 20 lần thu nhập bình quân hàng năm.

Anh Vương, cha của bé trai 10 tuổi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu, là trụ cột duy nhất trong gia đình và hiện anh đang rất căng thẳng khi phải ứng trước tiền [viện phí]. Anh chỉ nhận được khoảng 1,000 nhân dân tệ (157 USD) thông qua chương trình trợ cấp xã hội của nhà nước để giúp trang trải chi phí điều trị cho con trai mình.

Anh Vương cho biết: “Đêm qua, tôi đã ở bệnh viện đến tận 4 giờ sáng,” và nói thêm rằng tin động trời này đã làm mẹ cậu bé rất đau lòng. 

Anh Vương nói rằng: “Nếu đây là căn bệnh mà thằng bé bị di truyền từ gia đình, chúng tôi sẽ chấp nhận nó như là điều chúng tôi phải chấp nhận, nhưng thằng bé bị bệnh là do chích vaccine. Tôi không thể nào chấp nhận được điều này.”

Trong khi đó, anh Lý đang phải vay mượn họ hàng để trang trải tiền viện phí. Anh cho biết, nhiều lúc vài chục tệ, tầm 20 đến 30 tệ, tương đương với vài dollar, anh cũng phải đi vay.

Anh Lý chưa nghe thông tin gì từ các quan chức hay giới truyền thông, và một người bạn của anh đang làm việc tại ủy ban y tế địa phương giám sát việc phân phối vaccine đã nói với anh rằng đừng hy vọng quá nhiều.

“Giới lãnh đạo biết rằng anh có thể bị bạch cầu, nhưng ‘trứng không chọi được đá’ đâu’”, người bạn này nói với anh, sử dụng câu thành ngữ ví von ẩn dụ của Trung Quốc. “Đây là vấn đề quốc gia.”

Ủy ban Y tế thành phố Lan Châu, Ủy ban Y tế tỉnh Cam Túc, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Cam Túc, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Lan Châu, Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Thành phố Jiuquan, hai công ty Sinopharm và Sinovac đã không hồi đáp các cuộc gọi xin ý kiến bình luận từ The Epoch Times.

Ủy ban Y tế Quốc gia, hai công ty Sinopharm và Sinovac đã không phản hồi những nghi vấn báo chí qua email trước thời điểm in ấn bài báo này. Đoàn kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCSTQ thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia cũng không phản hồi yêu cầu bình luận qua fax.

Eva Fu
Bản tin có sự đóng góp của Cố Hiểu Hoa
Doanh Doanh biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin