• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ sáu, 09/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Trung Quốc ghi nhận chưa tới 10 triệu ca sinh vào năm 2022: Thấp nhất kể từ khi Trung Cộng lên nắm quyền

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ hai, 30/10/2023
bigger smaller Báo lỗi

Sophia Lam

Số ca sinh ở Trung Quốc đã giảm năm thứ sáu liên tiếp vào năm ngoái và hiện là mức thấp nhất kể từ năm 1949, thời điểm mà Trung Cộng cầm quyền ở Trung Quốc – mặc dù họ đã bãi bỏ chính sách một con khét tiếng vào năm 2016. 

Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đã công bố vào ngày 12/10 rằng năm 2022 cả nước ghi nhận 9.56 triệu ca sinh. Con số này chỉ bằng hơn một nửa so với con số 17.58 triệu ca sinh được ghi nhận gần đây vào năm 2017.

Theo dữ liệu chính thức, 46.1% trẻ em sinh ra ở Trung Quốc vào năm ngoái là con đầu lòng, 38.9% số ca sinh là con thứ hai, và 15% là con thứ ba trở lên.

Chính quyền Trung Quốc đang nỗ lực kiềm chế xu hướng giảm dân số. Sau khi dỡ bỏ chính sách một con vào năm 2016, Bắc Kinh tiếp tục nới lỏng các chính sách kế hoạch hóa gia đình vào năm 2021 để khuyến khích người dân sinh thêm con.

Chính sách một con của Trung Quốc được thực hiện từ 1979 đến 2016. Nhà cầm quyền cộng sản tuyên bố chính sách này đã ngăn chặn khoảng 400 triệu ca sinh xảy ra từ 1979 đến 2011 – bao gồm hàng triệu ca bị ngăn chặn bằng cách cưỡng bức triệt sản và cưỡng bức phá thai.

Cô Lưu đào thoát khỏi Trung Quốc để thoát khỏi việc bị ép phá thai. Cô sinh con ở Los Angeles vào ngày 02/12/2011. (Ảnh: Jenny Liu/The Epoch Times)
Cô Lưu đào thoát khỏi Trung Quốc để thoát khỏi việc bị ép phá thai. Cô sinh con ở Los Angeles vào ngày 02/12/2011. (Ảnh: Jenny Liu/The Epoch Times)

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Yicai, một hãng truyền thông của nhà nước Trung Quốc, theo ông Khương Toàn Bảo (Jiang Quanbao), giáo sư tại Viện Nghiên cứu Dân số và Phát triển của Đại học Giao thông Tây An, hai lý do chính khiến tỷ lệ sinh giảm là do người Trung Quốc ngày càng có xu hướng kết hôn muộn hơn, đồng thời tỷ lệ người muốn sống độc thân và không sinh con ngày càng tăng.

Trái ngược với tỷ lệ sinh giảm mạnh, số người về hưu ở Trung Quốc đang tăng vọt.

Ad

Người Trung Quốc trên 65 tuổi – được truyền thông Trung Quốc gọi là “thủy triều xám” – chiếm 14.9% dân số vào năm 2022, khiến nước này trở thành một xã hội đang già đi nhanh chóng.

Hồi năm ngoái, một cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng “thủy triều xám lớn nhất từ ​​trước đến nay” sẽ xảy ra trong thập niên tới. Những người Trung Quốc sinh vào những năm 1960 bắt đầu về hưu vào năm 2022 – với con số trung bình dự kiến ​​là 20 triệu người trong độ tuổi này hiện đang về hưu hàng năm.

Người trẻ sợ có con

Theo các bản tin của truyền thông Trung Quốc, trong bối cảnh tỷ lệ sinh giảm liên tục trong nhiều năm qua, nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để thúc đẩy khả năng sinh sản của các công dân nữ đủ điều kiện và thúc đẩy việc sinh nở, bao gồm cả việc bổ sung acid folic cho các bé gái từ 15 tuổi và cho phụ nữ ở độ tuổi tối đa là 49 với sự giúp sức từ các đội y tế chuyên về sinh sản ở địa phương.

Sau công bố dữ liệu dân số gần đây của Bắc Kinh, nhiều cư dân mạng Trung Quốc trên nền tảng truyền thông xã hội nổi tiếng Trung Quốc Weibo tỏ ra dè dặt trong việc có con, trong đó nhiều người e sợ rằng họ không có đủ tài chính để nuôi con.

Một cư dân mạng có tên “Love China E5” viết: “Những người trẻ muốn có con nên suy nghĩ thật kỹ trước khi ra quyết định: Trong điều kiện hiện nay ở Trung Quốc, chúng ta có thể cho con mình những gì – hạnh phúc hay đau khổ?”

Một đứa trẻ được chích vaccine ngừa COVID-19 tại một trường học ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc, vào ngày 27/10/2021. (Ảnh: AFP qua Getty Images)
Một đứa trẻ được chích vaccine ngừa COVID-19 tại một trường học ở Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc phía bắc Trung Quốc, vào ngày 27/10/2021. (Ảnh: AFP qua Getty Images)

Một người dùng mạng xã hội khác bày tỏ sự thất vọng trước triển vọng kinh tế trong tương lai ở Trung Quốc: “Những người bình thường chúng ta có thể làm gì cơ chứ? Nền kinh tế ngày càng suy thoái, còn chúng ta thì ngày càng nghèo hơn. Chúng ta không có cơ hội để kiếm sống và chúng ta không đủ khả năng để nuôi một đứa trẻ.”

Ngay từ năm 2021, một blogger có tên “Les Misérables” đã đăng một bài báo trên Zhihu, nền tảng truyền thông xã hội phổ biến của Trung Quốc, đề cập đến “cuộc khủng hoảng dân số” mới nổi ở Trung Quốc.

“Bề ngoài dường như là [người trẻ] không muốn có con, nhưng thực chất vấn đề là họ không dám. Họ không dám, đó là lý do tại sao họ không muốn,” Les Misérables kết luận trong bài đăng của mình. Blogger này để lại một câu hỏi ở cuối bài mà không đưa ra câu trả lời: “Vấn đề cốt lõi là tại sao người ta không dám sinh con?”

Ngoài vấn đề dân số già ở Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc còn công bố tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao kỷ lục là 21.3% trong tháng Sáu. Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Vĩ mô Trung Quốc (CMF), cuộc khủng hoảng thất nghiệp ở thanh niên đang diễn ra có thể kéo dài trong 10 năm tới và “tệ hại hơn trong ngắn hạn”.

Các biện pháp zero-COVID hà khắc của chế độ cộng sản đã làm tăng thêm nỗi sợ hãi của người trẻ tuổi về việc sinh con và nuôi dạy con trong một xã hội toàn trị như vậy.

Hồi tháng Năm, một người đàn ông ở Thượng Hải được cho là đã từ chối đến điểm cách ly tập trung đã bị công an cảnh báo rằng hành động của anh có thể dẫn đến hậu quả làm ảnh hưởng đến gia đình anh trong “ba thế hệ”. Người đàn ông trả lời: “Chúng tôi là thế hệ cuối cùng rồi.” Suy nghĩ “thế hệ cuối cùng” này đại diện cho một số lượng lớn thanh niên phản đối việc họ không được tôn trọng khi sống dưới sự cai trị của Trung Cộng cũng như các chính sách zero-COVID và các chính sách hà khắc khác của đảng này.

Bản tin có sự đóng góp của Hạ Tùng và Mary Hong
Hồng Ân biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin