Trương Vĩnh Ký – nhà bác học Việt Nam
Cuốn sổ bình sinh của Trương Vĩnh Ký mở đầu vào năm thứ mười bảy triều Minh mệnh (1), cách đây đã hơn một thế kỷ. Sinh quán tiên sinh ở tỉnh Vĩnh Long, huyện Tấn Minh, tổng Minh Lý, làng Vĩnh Thanh, Cái Mong.
Trương Chánh Thi, thân phụ tiên sinh, làm quan võ phò nhà Nguyễn trong những ngày buồn thảm nhất của lịch sử,
Trương Vĩnh đứng thứ ba, người đầu, một chị gái mất từ khi còn ít tuổi, người thứ hai, Trương Chánh Sử cũng là một người thông minh, học rộng sau này làm quan đến chức Đốc phủ sử.
Khi Trương Vĩnh mới hai tuổi, thân sinh theo mệnh lệnh triều đình, lãnh binh đi đóng ở Nam Vang, lúc bấy giờ là một nơi nước độc ma thiêng. Lên cung chức chưa được bao lâu thì thụ bệnh từ trần ở đấy.
Cảnh nhà bi thương, sự dưỡng dục con trẻ ở tay một sương phụ, hiệu là Nguyễn Thị Châu.
Năm lên 5 tuổi, Trương Vĩnh Ký bắt đầu học chữ nho với cụ giáo tên là Học. Tuy vừa thông minh vừa ham học, Trương sinh cũng không theo được bao lâu cái duyên bút nghiệp với thầy đề bước lên con đường hoạn lộ bằng khoa cử
Trương sinh được từ mẫu giao cho một linh mục người Nam tục danh là Cụ Tam, một người mà hơn chục năm về trước, khi Quốc triền đang nghiêm cấm đạo Gia-tô, đã được Võ quan Trương Chánh Thi che chở để thoát thân trong những ngày hoạn nạn. Trương Vĩnh Ký bắt đầu học chữ quốc ngữ (1845). Đáng lẽ cậu học sinh họ Trương phải được hưởng tất cả cái phần hương hỏa về thông minh và hiếu học của Cụ Tam sau này, nhưng theo cụ chưa được bao lâu, cụ đã mất để giả lại người sương phụ yếu ớt cậu học sinh mới lên chín tuổi.
Biết rằng dù mình có tận tâm với sự giáo dục của con đến đâu cũng không được mười phần chu đáo, người liền cho con theo học một nhà truyền giáo người Pháp tục gọi là Cổ Long mới đến đóng ở Cái Mong. (2)
Ngay từ buổi đầu, nhận được khiếu thông minh xuất chúng của Trương Vĩnh Ký, cố Long không những dạy chữ quốc ngữ, lại còn bắt đầu dậy chữ la-tinh nữa.
Những hình như giời đã định sẵn rằng một người đã có trí thông minh hơn người thì không được ở yên một chỗ mà học tập. Trong nước, sự tàn sát những người có đạo Gia-tô lại nổi lên một cách tàn nhẫn hơn, Cố Long, với năm ba người tùy tòng, trong số có cả Trương Vĩnh Ký, phải tìm kế thoát thân. Có khi phải đội lốt nhà tu hành, có lúc mặc y phục đám cưới, rồi nào dù, nào võng, nào nghi lễ, cứ thế mà qua hết rừng nọ đến núi kia (3). Hễ ở yên được một chỗ trong it lâu thì Cố Long lại đem sách la-tinh ra dạy. Vừa học, vừa chạy, vừa lo cho cái tính mệnh của mình luôn luôn phơi trước sự tàn sát của người, của thú dữ và tật bệnh, thế mà Trương Vĩnh học thông được chữ la tinh và vài thứ tiếng ngoại quốc khác nữa. Sức học ấy có thể làm ngạc nhiên bất cứ một nhà giáo dục nào.
Năm Trương Vĩnh 11 tuổi, Cố Long nghĩ đến việc tìm cho người học sinh quý mến của cụ một nơi yên ổn để học hành.
Trưởng Pinbalu ở Cao Mên đã được nhận cậu học sinh, sau này sẽ làm vinh dự cho cả trường ấy.
Trương sinh được tiếp xúc với học sinh nhiều nước; một dịp đề cho Trương Vĩnh học qua mấy thứ tiếng nữa : Xiêm, Diên điện, Tàu, Lào, Khmer, do mấy bạn học sinh chỉ bảo.
Cải xu hướng về từ ngữ học của Trương sinh có lẽ phát nguyên từ đấy.
Năm 1851, nhà trường Pinbala được tuyển ba học sinh xuất sắc nhất cho sang học tại mộ! trường đạo lớn ở Pinang.
Trương Vĩnh và hai bạn theo Cố Long đi về kính đô Cao Mên; vua Cao Mên cấp cho một đôi voi, quân lính đi hộ vệ, và các đồ hành lý.
Sau mười ngày qua rừng, núi, sông, ngòi, đôi voi cứ đứng đần ra đấy không chịu đi; đánh đập chúng nó, chúng nó chạy thẳng vào rừng đem theo tất cả hành lý. Thầy trò lúc bấy giờ giữa nơi rừng rậm, không nơi trú ẩn,
không đồ ăn, nếu không may mắn gặp được mấy nhà tu hành bản xứ và sau này mấy vị linh mục người âu, thì sự gian nan còn ai thể tưởng tượng được (4).
Đành phải đi đường Saigon. Vì việc đi lâu, Trương Vĩnh không được ghé qua Vĩnh Thành thăm mẹ và anh phải mời lên Thị Nghè để được gặp mặt.
Mẹ con trò truyện không được hai tiếng đồng hồ, rồi lại phải rứt áo ra đi. | Ròng rã ba tháng lưu lạc trong rừng, lênh đênh trên mặt biển, sau khi vượt bao nhiêu hiềm trở, thầy trò đến Pinang.
Trương sinh theo học trường này từ năm 1852 đến năm 1858, – mười lăm đến hai mươi mốt tuổi – bắt đầu học chữ hy lạp, học lên bực cao chữ la tinh, giựt được giải nhất về một cuộc thi văn chương do một vị quan cai trị Anh đã đặt ra để thưởng học sinh xuất sắc nhất trong trường.
Cũng ở Pinang, Trương sinh bắt đầu học chữ pháp và một cách kỳ dị, đáng kể ra để làm gương cho học sinh sau này:
Một hôm, Trương sinh cùng bạn dạo chơi trong vườn của nhà trường, dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, Trương Sinh nhặt được trên lối đi một tờ giấy có chữ pháp viết bằng tay. Trương sinh chú ý và lấy làm lạ khi nhận rằng thứ chữ ấy gần giống chữ la-tinh; bèn đem dịch phỏng ra tiếng la-tinh; đó là một cái thư gửi cho một vị giáo sự trong trường. Trương sinh đưa cải thư ấy và bản dịch cho thầy giáo làm cho thấy rất ngạc nhiên, tìm cho Trương sinh ít sách vở, một cuốn ngữ phạm và giúp Trương sinh trong sự học chữ pháp.
Cũng như thời kỳ ấy, nhờ có những bạn bè tứ xử quây quần trong trường và những tờ báo lượm được đây đó, Trương sinh học thêm tiếng Anh, Nhật, Ấn Độ.
Sau sáu năm học, ở trường Pinang ra, Trương sinh phân vân; trở về để tìm một nghề tự do thì không đành, mà đem toàn thân và trí não để phụng sự đạo giáo thì chính tâm mình không thấy xu hướng về đó ! Cái tính thắng của Trương sinh bắt Trương sinh không được dối mình và dối người, chẳng thà trở về làm bất cứ một nghề gì còn hơn làm một thầy tu không thành thực.
Còn đang phân vân trên con đường hai ngả thì nhận được tin ở nhà từ mẫu qua đời, Trương sinh nhất quyết trở về cố hương (5).
Ở nhà ít lâu, năm 22 tuổi, vào giúp việc cố Hoa, là chỗ thầy trò cũ ở Cái Nhum, Tiên sinh dạy chữ pháp và la-tinh, trí định tìm cái vui trong sự an nhàn của một nhà triết học.
Trí ông là thế, nhưng “đâu phải là ý trời » như ông thường nói. Ông chưa ra đời, có nhẽ nào đã quay lưng lại được với đời,
Năm Tự Đức thứ 5, 1852, nước Pháp cho binh thuyền sang nước Nam. Sau khi lấy được thành Gia Định (Saigon), Ông Jabrégulberry coi đạo thủy quân, nhờ vị Giám mục ở Saigon tìm cho một người thông thạo cả hai thứ tiếng Pháp Nam để tiện việc điều đình của hai nước. Người ấy không ai hơn là Trương tiên sinh vậy. Tuy đó là một việc trái ý định của mình, tiên sinh cũng phải nhận lời, chủ tâm làm cái việc một ngày vài giờ xuống tàu làm thông ngôn. Tiếp đấy, nước Pháp đánh Chí Hòa, lấy Mỹ Tho. Các quan ta nồi giận, lại trở lại hành hạ những người có đạo Gia-tô ở trong nước. Một ngày âm u nó bắt Trương tiên sinh không được đem con mắt một nhà hiền triết ra mà nhìn đời, phải hoạt động để đem sự yên ổn về cho nhà, cho nước.
Tiên sinh bắt đầu cái nghề chính trị từ bấy giờ.
Từ một viễn thông ngôn, nhờ sự khéo léo và trí quả quyết, tiên sinh đã góp vào mình phận sự một nhà ngoại giao: Làm thế nào cho người Pháp hiểu mình, đề sự trừng trị bằng những khí giới tối tân đỡ tàn khốc, làm thế nào cho mấy nhà nho ta bỏ được cái óc vừa thẳng vừa cứng một cách khổ tâm, để có thể nhìn thẳng vào một sự thực đau đớn: sự hèn yếu của mình trước sự văn mình của người.
1862.
Nước Nam đã mất cả ba tỉnh phía Đông; nước Pháp muốn cho nước ta điều đình hòa uớc. Trương tiên sinh được đi ra Đà Nẵng cho các quan ta hay rằng nước Pháp cho một thời hạn là ba ngày để suy nghĩ và định đoạt về sự chiến hay hòa.
Công việc tạm yên, Vua Tự Đức phái một đoàn sứ giả gồm có Phan Thanh Giản, chánh sứ, Phạm Phú Thứ, phó sứ, Nguyễn Khắc Đản, hồi sứ, Trương Vĩnh Ký, sư bộ trùng dịch… sang Pháp điều đình hòa ước chính thức với hoàng đế Napoléon III, định chuộc lấy ba tinh phía Đông trong Nam kỳ.
Phải bộ từ gia Saigon ngày 4 -1863 qua Hạ Châu, Sarcel e, A. den, Suez, Bể trung hải. Sau hai tháng bẩy ngày, đến Marseilles. Nghỉ ở đó hai ngày, rồi lên Paris, ngụ ở nhà sứ quán. Mãi đến ngày 5-11 phái bộ mới được vua Napoléon tiếp kiến trong điện Tuileries. Phan Thanh Giản đọc diễn văn, Trương Vĩnh Ký dịch một cách chu đáo. Cả trào Đại Pháp rất khâm phục cả phải bộ nước ta. (6)
Việc nước đã trọn cùng Phan Thanh Giản, Trương tiên sinh thăm Rouen, Hayres, Lorient, Tours, Lyon, Bordeaux, du lịch Bồ Đào Nha thăm Alicante, Barcelonne, Madrid, từ đó tiên sinh qua Ý thăm thành Rome, Genes, Florence, được vào bệ kiến đức Giáo hoàng.
Chánh phó sứ xuống tàu về trước sẽ đợi, Trương Vĩnh Ký và Anh là Trương Chánh Sử đi xe lửa đến Alexandrie rồi đi tàu về Madrid, lại trở lại thành Rome, xuống tàu đi Adeo đề cùng sứ bộ về nước.
Ở Rome ra đi được vài trăm dặm thì tàu gặp bão lớn, trôi dạt vào Naples. Khi gần cập bến, trên tàu bắn súng chào, chẳng may súng phá hậu, đồ đạc vỡ, người bị thương, tàu hư hỏng rất nhiều.
Người đang phải lên nắm nhà thường; tàu đậu lại để sửa chữa, Trương tiên sinh có vào thăm chủ tỉnh, được tiếp đãi rất ân cần, một dịp để tiên sinh xem xét tường tận thành phố này.
Sau một tháng, tàu lại nhô neo qua Grèce, Egypte.
Từ Egypte, tiên sinh phải lên một chiếc tàu pháp, trở về Paris, xln Pháp đình cấp tàu cho về nước.
Tàu các quan chính phó sứ đợi ở Ađen đã bốn tháng, nay Trương tiên sinh và anh mới về đến nơi. Sự mừng rỡ của đôi bên tưởng không thể nào tả được.
Từ Aden, qua Hồng hải, Ấn độ dương, về Sai Gòn, Đã vào tháng Mars 1864 (tháng hai năm Giáp Tý, Tự Đức thứ 17).
Đến đây, công việc triều đình phó thác đã có thể cho là xong. Trương tiên sinh lại trở lại với nghề cũ, nghề có giá trị về mặt sinh nhai hơn về mặt ích quốc lợi dân.
Vì nhận rằng muốn chóng kịp người, phải có một phương tiện truyền bá những tư tưởng mới, tiên sinh xin phép lập tờ GIA ĐỊNH BÁO, tờ báo quốc văn đầu tiên của nước ta.
Năm Tự Đức thứ 23 (1870), nước Tây Ban Nha sai sứ sang điều đình thương ước với ta, Trương tiên sinh được triệu vào Kinh làm thông ngôn. Việc Triều đình xong, đại sứ Tây qua thăm Trung hoa; Trương tiên sinh nhân dịp, cũng đi, mục đích du lịch một xứ mà một người như tiên sinh không được bỏ qua. Tiên sinh thăm hầu hết những tỉnh lớn miền Nam Trung hoa. Lên đến Hương Cảng, sứ Tây theo đường đi Yên Kinh, tiên sinh một mình về nước.
Trở về Nam Kỳ, tiên sinh lại tiếp tục công việc làm báo.
Năm 1872 (Tự Đức thứ 25), tiên sinh được sung chức đốc học trường Sư Phạm mở tại Sai Gòn. Năm sau, Chính phủ cừ tiên sinh làm phó nghị trưởng thành phố Chợ Lớn.
Cũng năm ấy, dưới quyền giám đốc của ông LURO; trường Hậu Bồ mở cửa, tiên sinh lĩnh chức giáo sư những tiếng Viễn đông
Nam 1875, tiên sinh thay ông Luro lập lại trường Hậu Bồ.
Năm 1882, tiên sinh xin từ chức, về nhà nghỉ ngơi, tìm thú vui trong sự trước tác.
Chính phủ ép lòng phải chiều cho tiên sinh về nghỉ tại Gia Định. Tiên sinh bắt đầu sửa sang lại ngôi nhà mua đã từ hơn mười năm về trước, nhưng vì bận rộn việc nhà, việc nước, chưa có thì giờ sửa sang cho vừa ý.
Tiên-sinh đổi hẳn tòa nhà cũ thành một biệt thự (7).
Cổng ngoài, trên đề bốn chữ: «TRƯƠNG ÂN SĨ LƯ”.
Ở biệt thự ấy tiên sinh bắt đầu sống một cuộc đời phẳng lặng, và ta tưởng cuộc đời này cứ theo giòng trôi cho đến ngày cuối cùng
LÊ THANH
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)