• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 06/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Truyền thống tôn vinh những ‘Bảo vật Sống Quốc gia’ của Nhật Bản

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 24/7/2022
bigger smaller Báo lỗi

 LORRAINE FERRIER 

Nhiếp ảnh gia Nhật Bản Rinko Kawauchi đã chụp lại khung cảnh thanh bình về một người thợ dệt lụa, bà Sonoko Saskia, đang quỳ gối se tơ trên khung cửi của mình. Trang phục kimono truyền thống của bà Sonoko và khung quay tơ gợi nhắc về quá khứ, mặc dù việc bà đang làm là dệt sợi đũi, hay còn gọi là sợi pongee ngày nay.

Bà Sonoko luôn sử dụng những phương pháp truyền thống. Để nhuộm màu cho sợi đũi, bà dùng các các loại lá cây và cỏ, và rồi dùng kỹ thuật xe sợi tsumugi-ori – một kỹ thuật tận dụng các phần kén tằm đã thải loại đi để dệt thành vải. 

Truyền thống tôn vinh những ‘Bảo vật Sống Quốc gia’ của Nhật Bản
Triển lãm series ảnh Nhiếp ảnh gia đã từng đạt giải thưởng đến từ Nhật Bản ‘Các gian phòng làm việc của những kỳ quan, năm 2020’ của nhiếp ảnh gia đạt giải thưởng Nhật Bản Rinko Kawauchi hiện được trưng bày tại Tu viện Cypress, một phần của sự kiện “Homo Faber năm 2022” tại Tổ chức Giorgio Cini ở Venice, Ý (Ảnh: Rinko Kawauchi/Michelangelo Foundation)

Bà Sonoko là một trong 12 nghệ nhân Nhật Bản được cô Rinko chụp ảnh trong khi đang làm công việc của mình. Bà có mặt trong loạt ảnh nhan đề “Xưởng làm việc của những kỳ quan, năm 2020.” Mười hai nghệ nhân đều là những Bảo vật Sống của Quốc gia – một danh hiệu trọn đời do Chính phủ Nhật Bản trao tặng cho các nghệ nhân kể từ Đệ nhị Thế chiến với mục đích bảo tồn truyền thống của đất nước. Chỉ có 116 nghệ nhân nhận được giải thưởng này; họ có sự bảo trợ hàng năm, và người mới chỉ có thể lọt vào danh sách này khi có một nghệ nhân trong danh sách qua đời. 

Truyền thống tôn vinh những ‘Bảo vật Sống Quốc gia’ của Nhật Bản
Nghệ nhân làm gốm Nhật Bản, ông Imaemon Imaizumi XIV đang phác thảo một thiết kế lên vật phẩm bằng gốm. Ông Imaemon Imaizumi là nghệ nhân đời thứ 14 của gia đình, người thừa kế bí mật về cách tráng men truyền thống của gia đình. Bức ảnh “Imaemon Imaizumi XIV, từ series ảnh ‘Các gian phòng làm việc của những kỳ quan, năm 2020’ do nhiếp ảnh gia Rinko Kawauchi thực hiện. (Ảnh: Rinko Kawauchi/Michelangelo Foundation)

Một thoáng sống động về nghề thủ công truyền thống Nhật Bản 

Những tác phẩm nhiếp ảnh của cô Rinko chú trọng vào nét truyền thống cổ xưa của Nhật Bản. Những tấm ảnh có chiều sâu của cô ghi lại hình ảnh những người thợ dệt, thợ làm gốm, thợ nhuộm, thợ may kimono, thợ mộc, và thợ làm búp bê trong không gian làm việc của họ.

Truyền thống tôn vinh những ‘Bảo vật Sống Quốc gia’ của Nhật Bản
Nghệ nhân về tre của Nhật Bản, ông Noboru Fujinuma đang tìm cây tre hoàn hảo để dệt hay đan thành vật phẩm. Bức ảnh “Noboru Fujinuma từ series ảnh ‘Các gian phòng làm việc của những kỳ quan, năm 2020’ do nhiếp ảnh gia Rinko Kawauchi thực hiện. (Ảnh: Rinko Kawauchi/Michelangelo Foundation)

Trong một bức ảnh, nghệ nhân về tre Noboru Fujinuma cúi lom khom trên đất, một tay đặt trên thân tre. Ông trông giống một bác sĩ đang bắt mạch cho bệnh nhân của mình vậy. Nhưng thay vì lắng nghe nhịp tim, ông Noboru để mắt đến đường kính, độ cong, và khoảng cách giữa các đốt tre để tìm đúng loại tre cho vật phẩm ông cần chế tác. Ông có thể phải xem xét hàng trăm cây tre trước khi tìm được một cây phù hợp để đan tác phẩm của mình bằng kỹ thuật được truyền lại từ triều đại nhà Đường ở thế kỷ thứ 8. 

Truyền thống tôn vinh những ‘Bảo vật Sống Quốc gia’ của Nhật Bản
Tác phẩm “Sóng xuân” do nghệ nhân Noboru Fujinuma chế tác. Giỏ hoa tre,  40 cm x 55 cm x 71 cm. Một phần trong triển lãm “12 Stone Garden” (tạm dịch: Khu vườn 12 viên đá) tại sự kiện “Homo Faber năm 2022” ở Venice. (Ảnh: Gerald Le Van Chau/Michelangelo Foundatio)

Truyền thống tôn vinh những ‘Bảo vật Sống Quốc gia’ của Nhật Bản
Ông Noboru Fujinuma dệt hay bện những chiếc giỏ tre bằng những kỹ thuật truyền thống.  Bức ảnh “Noboru Fujinuma từ series ảnh ‘Các gian phòng làm việc của những kỳ quan, năm 2020’ do nhiếp ảnh gia Rinko Kawauchi thực hiện. (Ảnh: Rinko Kawauchi/Michelangelo Foundation)

Nhiếp ảnh gia Rinko cũng ghi lại hình ảnh ông Komao Hayashi, nghệ nhân chế tác búp bê toso sử dụng kỹ thuật từ thế kỷ 17. Ông khắc phần thân của búp bê từ gỗ cây đồng hoa (paulownia wood), loại gỗ có đặc tính cứng, nhẹ, với tỷ lệ độ cứng chắc (trên khối lượng gỗ) tốt hơn gỗ bấc (balsa wood). Sau đó, ông trộn mùn cưa của gỗ paulownia với nhiều loại bột mì khác nhau để tạo ra toso, toso sẽ cứng khi khô lại. Ông Komao tạo hình phần thân của búp bê bằng việc cách đắp nhiều lớp toso lên phần thân gỗ. Khi chúng đã khô, ông Komao khắc các đặc điểm riêng biệt của búp bê lên phần toso. Ông sử dụng giấy washi hoặc bột xà cừ tán nhuyễn, còn được gọi là “gofun” để mô phỏng làn da. Và sau đó ông mặc quần áo làm bằng vải hoặc giấy washi cho búp bê. 

Truyền thống tôn vinh những ‘Bảo vật Sống Quốc gia’ của Nhật Bản
Nghệ nhân làm búp bê Nhật Bản Komao Hayashi đang khắc búp bê toso bằng kỹ thuật từ thế kỷ thứ 17. Kỹ thuật này bao gồm tạo hình làm từ mùn cưa của gỗ cây hông. Bức ảnh “Komao Hayashi từ series ảnh ‘Các gian phòng làm việc của những kỳ quan, năm 2020’ do nhiếp ảnh gia Rinko Kawauchi thực hiện. (Ảnh: Rinko Kawauchi/Michelangelo Foundation)

Theo “Cẩm Nang các Nghề Thủ Công Truyền Thống Nhật Bản,” búp bê là một phần của văn hóa Nhật Bản qua hàng thế kỷ. Vào đầu thế kỷ 11, kiệt tác Nhật Bản “Câu Chuyện của Genji” đã dạy trẻ em cách chơi với búp bê. Nghề làm búp bê hưng thịnh vào thời kỳ Edo Nhật Bản (1603–1867), và từng khía cạnh của văn hóa Nhật Bản đều được phản ánh trên những con búp bê ấy. 

Ad

Búp bê toso của nghệ nhân Komao mô phỏng cách tạo dáng, cử chỉ và biểu đạt đến từ nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Nhật Bản như nghệ thuật sân khấu Noh; kyomai –  vũ đạo phong cách Kyoto dựa trên nền tảng cung đình Kyoto; hay kyogen – nghệ thuật comic (truyện tranh) được trình diễn xen kẽ giữa các màn biểu diễn của nghệ thuật sân khấu Noh; chỉ tạm liệt kê một vài cái tên như vậy. 

Truyền thống tôn vinh những ‘Bảo vật Sống Quốc gia’ của Nhật Bản
“Cô nương thưởng thức tiệc ngắm trăng trong cung điện” do Komao Hayashi thực hiện. Toso – một vật mẫu được làm từ mùn cưa gỗ cây hông cùng với các loại bột mì khác nhau, đắp lên lõi gỗ, và giấy. Một phần trong triển lãm “12 Stone Garden” (tạm dịch: Khu vườn 12 viên đá) tại sự kiện “Homo Faber năm 2022” ở Venice. (Ảnh: Japan Kogei Association)

Các tác phẩm giúp người thưởng lãm có thêm góc nhìn về nghề thủ công cổ xưa của Nhật Bản, cũng như sự trân trọng của quốc gia này đối với nghề truyền thống; hy vọng rằng chúng sẽ được lưu giữ và bảo tồn cho nhiều thế kỷ về sau. 

Truyền thống tôn vinh những ‘Bảo vật Sống Quốc gia’ của Nhật Bản
Tác phẩm “Hành trình về phương Tây”, do Kazumi Murose thực hiện, sơn mài Maki-e và khảm để trang trí. Maki-e là một kỹ thuật trang trí có từ thế kỷ thứ 8; theo phương pháp này, các nghệ nhân phun hoặc rắc bột kim loại lên sơn mài ướt để tạo ra các thiết kế. Một phần của triển lãm “12 Stone Garden” (“Khu vườn 12 phiến đá”) tại sự kiện “Homo Faber năm 2022” ở Venice. (Ảnh: Alessandra Chemollo/Michelangelo Foundation)

Độc giả có thể thưởng lãm các tác phẩm do 12 nghệ nhân Nhật Bản chế tác trong triển lãm “12 Stone Garden” (“Khu vườn 12 phiến đá”) tại trang web https://www.homofaber.com/en/programme?page=12-stone-garden-jxziu

Minh Nguyên biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin