Truyện vua Đinh Tiên Hoàng (số 2)
VI Đinh Bộ Lĩnh rình mẹ đi vắng, giết lợn khao quân
Qua đường có khách đứng trông,
Sự nga hay cùng, nên xong đã rày.
Tối về sớm tại họp bầy,
Ngủ rày quen mắt, trộm rày quen thân.
Nào dạy vạ xa đồn gần,
Chú đe chẳng được, mẹ ngăn chẳng chừa,
Chơi lâu suớng dạ càn đua,
Bộ-Lĩnh ngồi hòa bảo chúng rằng: “Bay
Đã lòng yêu trẫm thể nào,
Toan tạm một ngày, hay sấm nghìn năm”
Chúng rằng: “Thượng hạ nhất tâm,
Hội nào là chẳng kết làm chúa tôi !”
Cùng nhau trỏ đất thề giới:
“Ai chẳng như nhời, thiên địa xét soi !”
Lĩnh mừng nói hết khúc nhôi:
“ Mai nên công nghiệp, ơn nuôi yêu vì,
Đã nên cật dạ một bè,
Hiềm nhà đói kém, lấy gì đãi nhau ?
Nhà còn một lợn bấy lâu,
Mẹ nuôi làm vốn, tiếc nhau ra mà !
Mai người đi chợ đường xa,
Dạo-dò thấy vắng, chúng ta ập vào,
Bắt ra làm thịt ta khao,
Cơn này hầu dễ tiếc sao phải người”.
Ai nấy y hẹn bằng nhời,
Sáng ngày ngồi họp ở ngoài ngã ba,
Chờ mẹ đi chợ vắng nhà,
Bắt ra cùng giết, chúng hòa cùng ăn.
VII Mẹ về thấy mất lợn, nói với chú Đinh Bộ Lĩnh
Mẹ về vừa đến ngoài sân,
Tra tay mở cửa, bước chân vào nhà.
Có một bạn góa lân-gia,
Chào cợt rằng: “Bà Thái-hậu về ru
Rày con bà đã làm vua,
Giàu sang bà được phong-luu từ rày !
Lão bà khéo miệng rằng: “Bây,
Những như nhời ấy, bà bay mất nhờ !”
Trông ra ngoài cũi bấy giờ,
Mắt lợn tai-hại, ngồi giơ kêu gào:
Láng-diềng bến trước bên sau,
Có ai thấy lợn tôi đâu chăng là ?”
Có người nhủ-bảo gần xa:
Lợn ấy con bà đã bắt những trưa !
Đàn trẻ bầu lên làm vua,
Sai về bắt lợn, ra hòa khao quân.
Cho trẻ chăn trâu nó ăn,
Ai hay là chẳng thánh-quân nhà bà !”
Phu-nhân tiếc lợn chạy ra,
Nói củng Đinh-Dự: “Chú hòa làm sao ?
Oan-gia mấy kiếp lộn vào,
Sinh con quỉ-quái lông-lao chơi-bời.
Ở ra những nét dể ngươi,
Nghe nhời trẻ dỗ, lên ngồi làm vua.
Sớm ngày min đi chợ trưa,
Dạo thấy vắng nhà, bắt lợn khao quân,
Chú mà chẳng dạy hư thân:
Nướng đo chẳng chín, vạ trần dâu khô (2)
Lửa thành ao cá dễ xô,
Nếu trai mà mắc, thì có khốn ăn”.
VIII Chú là Đinh-Dự đuổi đánh Bộ-Lĩnh
Đinh-Dự nghe nói tức gan,
Cầm gươm ruổi đến Hoa-ngàn một thôi.
Thấy chúng vừa ăn uống rồi,
Điền rằng: “Kia chú ám hoài chúng ta !”
Bặc liền tuốt lấy dao ra, Lưu-Cơ cầm gậy.
Người hòa đón ngắn,
Bộ-Lĩnh chạy chẳng nhìn thân,
Chú bèn đuổi mãi, hầu gần dặm xa.
Đến chưng bến đò Đàm-gia,
Đường cùng nghĩ túng, rẽ bừa xuống sông.
Chẳng ngờ thủy-tế long-cung,
Biết Định-hoàng nạn, có lòng chở-che.
Mới đòi long-tôn tức-thì:
“Đám-gia sông ấy, mà đi cho cần !
Thấy Đinh-hoàng phải nạn-truân,
Sông cùng nẻo ắt hóa thân làm đường.
Kịp vời rước lấy vua sang”,
Long-tôn bèn hóa nền đường hư-không.
Chơn-vơn nổi giữa giòng sông,
Nhường đường hiện dậy, nhường rồng vắt ngang.
Bộ-Lĩnh thoắt-thoắt bước sang,
Sông bỗng mất đường, rồng bỗng biển đi,
Dự thấy sự lạ chỉn-ghê,
Cắm gươm gọi với: “Trở về hỡi con !”
IX Bộ Lĩnh trốn sang Giao thủy
Bộ Lĩnh hòa sợ hòa hờn,
E khi quả giận, ra gan thiệt mình.
Đêm ngày nương náu chùa đình,
Nào còn đoái đến ơn sinh đấy rày.
Đinh-Điền, Nguyễn-Bặc nhớ thay (3),
Trộm cơm cha mẹ giấu rày cho ăn.
Sự giời đã định quân thần,
Trẻ sao cũng có trung-cần cùng nhau.
Lĩnh nhủ Điền, Bặc trước sau:
“Tớ về ắt chú thấy âu chăng vì.
Chúng ngươi tự ý trở về,
Tớ sang Giao-thủy làm nghề bộ-ngư.
Vốn ta đã nguyện nẻo xưa,
Cùng hưởng phú-quí, cùng nhờ hiền-vinh,
Giời dầu còn hậu họ Đinh,
Chưng sau tớ được, về thành Hoa-lư.
Đền lau sau tớ định đô,
Ngôi ngươi ngày trước, lại như giao nhời.
Về thăm khắp hết ai ai,
Chớ thấy sóng cả mà nguôi mái chèo.
Khẩn khẩn xin hãy như điều,
Chúng yêu giời cũng lòng yêu giữ giàng”
Bặc, Điền, Bộ-Lĩnh, năm chàng,
Cùng nhau khóc-lóc lên đàng ra đi.
Dã nhau từ-biệt một khi.
Kẻ sang Giao-thủy, người về Hoa-lư,
X Bộ Lĩnh đánh cá bắt được ngọc khuê
Lĩnh sang Giao-thủy bây giờ,
Kết cùng phao-võng, sớm khuya bạn-bè,
Con thuyền tay lái đi về,
Nào khi ngư-phủ, nào thì Hoa-lư.
Mệnh giời đã định nẻo xưa,
Ngọc khuê dành để đợi chờ đế-vương.
Thường thường có khí hào-quang,
Đêm đêm sáng dậy, bên giang trùng-trùng.
Bê-Lĩnh hỏi chúng ngư-ông, «
“Ấy chi mà sáng dưới sông đấy rày ?”
Chúng ngư bèn bảo rằng: “Đây,
Sáng ở sông này đã mười hai năm”.
Bộ Lĩnh hay dạ ước thầm,
Sông này hẳn có ngọc trầm ở đây,
Mười hai năm kể đốt tay:
“Ta ra lòng mẹ, giời rày sinh khuê.
Ắt giời đợi thánh ra thì,
May ai nấy được, há chia có tày ? ”
Một mình thầm ước ai hay,
Nào ngờ phú-quí đến ngày giời cho !
Nghĩ được ngọc khuê bấy giờ,
Của nên vô giá ai mà xem đang ?
Nào ngờ phủ-qui đến ngày giời cho 1
Nghĩ được ngọc khuê bấy giờ,
Của nên vô giá, ai mà xem đang ?
Tuy còn lấm-láp sáng quanh,
Vuông tròn tượng thể, xanh vàng đúc nên.
Góc ngoài khuyết chút một bên,
Nặng nên một nén, giá nên nghìn nàng
Lòng mừng giấu để vội-vàng,
E khi ai biết lên đường tất mong.
Tối hòa lạc chúng ngư-ông,
Nhầm đường các nẻo, khôn thông lối về.
Tuy vầy, vận chửa đến kỳ,
Giời thì mưa gió, ngày thi tối-tăm,
Van giời vái đất lầm-dầm,
Bóng khuê khôn đề sáng đem lối đường.
Trước mặt nghe người gõ chuông,
Bừng-bừng bóng rỡ, nhường-nhường đèn chong.
Tự nhiên phơi-phới mừng lòng,
Dạo chân bên bước đến công tiền-đường (4).
(Trích ở quyển Thiên-nam ngữ-lục ngoại-kỷ, sách viết bằng chữ nôm của Trường Bác-cổ, số AB 478, tờ 60b-62 b)
(Còn nữa).
Ứng hòa NGUYỄN VĂN TỐ sao lục