Từ công việc mở mang bờ cõi của nhà Nguyễn đến công cuộc tổ chức nước Việt Nam của vua Gia Long
Cuối thế kỷ thứ XV, người Việt Nam còn quần cư tại vùng Qui-Nhơn là địa giới về phía nam.
Nhờ có Chúa Nguyễn vào trọng trấn vì nửa sau thế-kỷ thứ XVI, người mình mới bắt đầu mở phủ Phú yên (miền sông Cầu) vào năm 161*, đạt doanh Thái khang (Nha Trang và Phan Rang (1), giữa năm 1653; lập phủ Bình Thuận (Phan-Thiết) nam 169* , mở doanh Trấn-Biên (Biên Hòa và phù Gia Định (Saigon) vào năm 1698- Rồi đến năm 1714 người Việt Nam lập trấn Hà Tiên bành chương thế lực trên một khu vực đất Cao Mên, vùng này mấy năm trước do người khách Quảng Đông Mạc-Cửu tổ chức, sau con Mạc-cửu là Mạc-Thiên-Tích mở rộng miền này là duyên hải phía đông vịnh Tiêm-la đến vùng Cà-mau
Đến thế-kỷ thứ XVIII, đúng khoảng Février-Mars 1723. Phía bắc nước Việt-Nam chia làm 13 tỉnh chính-thức; các xử cải làm đạo: còn những khu vực miền nam phải tốn công xếp-đặt, dần dần mới có trật tự: năm 1732, châu Định-viễn cắt ở phía nam doanh PhiênTriển lập thành doanh Long Hồ (miền duyên-hải phía nam Gia-Định, Vĩnh Long và Trà-Tinh cho tới sông Bassac là chi-lưu sông Cửu-Long Giang về mé tây); – năm 1753, bành-chướng về phía tây-bắc lập đạo Trường-Đồn (Mỹ-Thọ, Cao-Lãnh cho tới địa-giới Cao-Mên, trên tả ngạn chi-lưu chính ở phía đông sông Cửu-Long-giang); năm 1757 đặt đạo Châu Đốc (Sades, Châu-moi, Châu-Đốc, Long xuyên, Cần thơ, Sóc trăng) nối liền vùng Hà tiên với phía bắc và đông xứ Nam Kỳ.
Xem như thế thì địa thế nước Việt-Nam mới bành chướng về phía nam trong vòng nửa sau thế-kỷ thứ XVIII.
Về sau nhà Nguyễn bình được quân Tây-Sơn, mở nền chính-thống Vua Gia Long lên ngôi Hoàng-đế chia nước Việt Nam làm 24 trấn và ba doanh-Từ Thanh-Hóa ngoại (tức là Ninh Bình bây giờ) trở ra, gọi là Bắc-thành tổng-trấn, thống cả 11 trấn, chia làm 5 nội-trấn: Sơn Nam-thượng, Sơn Nam-Hạ Sơn-tây, Kinh-Bắc và Hải-Dương; 6 ngoại trấn: Tuyên Quang, Hưng Hóa, Cao-Bằng, Lạng-sơn, Thái nguyên, Quảng-yên,
Từ Bình Thuận trở vào, gọi là Gia Định thành thống cả năm trấn: Phiên-An (địa hạt Gia-Định), Biên Hòa, Vĩnh-Thanh (Vĩnh-Long và An-Giang), Vĩnh-Tường và Hà-Tiên:
Còn ở quãng giữa nước ta, Vua Gia-Long đặt Thanh Hóa trấn (gồm cả Thanh-Hoa nội và Thanh-Hóa ngoại), Nghệ-An-Trấn, Quảng-Nam trấn, Quảng-Nghĩa-trấn, Bình-Định trấn, Phú-yên trấn, Binh Hòa trấn Khánh Hòa) và Bình-Thuận-trấn.
Đất Sinh-Kỳ thống ba doanh; Trực-lệ Quảng-Đức-doanh (tức là Thừa Thiên bây giờ) Quảng-Trị doanh, Quảng Bình-doanh.
Ở Bắc-Thành và Gia Định thành đều đặt chức tổng-Trấn và phó-tổng trấn cai-trị-các trấn để dưới quyền cai trị quan lưu-trấn hay trấn thủ, quan cai tạ và quan ký lục
Trấn lại chia ra phủ, huyện, châu tổng, xã đặt chức Tri-Phủ, Tri-Huyện, Tri-châu coi việc cai-trị
Gia-Long (1802-819) Bắc-kỳ – Trung-kỳ – Nam-kỳ. 24 trấn – 3 doanh – 2 đạo – 2 thành – 1 kinh đô.
Bắc thành Tổng trấn (1802) 11 trấn
– Trấn Lạng-sơn (1802)
– Kinh-bắc (1802)
– Thái-nguyên (1802)
– Cao-bình (1802)
– Tuyên-quang (1802)
– Hưng-hóa (1802)
– Sơn-tây (1802)
– An-quảng (1802)
– Hải-dương (1802)
– Thành Thăng Long (1805) hay phủ Hoài-đức (1805)
– Trần Sơn-nam thượng.
– Sơn-nam hạ
Đạo Thanh-bình (1806)
Trấn Thanh-hóa (1802)
– Nghệ-an
Doanh Quảng bình (1802)
– Quảng-trị (1802)
Kinh thành doanh
– Quảng-đức (1802)
Trần Quang-nam (1808)
– Quảng-ngặt (1808)
– Bình-định (1808)
- Phú-yên (1008)
– Bình-hòa (1808) (Khánh-hòa)
- Bình-thuận (1808)
Gia Định thành (1802-1814) 5 trấn
Trấn Biên-hòa (1808)
- Gia-định (1802 (Phiên-an)
Thành Gia-định (1808)
Trấn Định-tường (1808)
- Vĩnh-thanh (1814)
Vinh Long và An giang
Đạo Châu-đốc
Trấn Hà-tiên
Căn-cứ vào cuộc tổ chức các địa hạt hành-chính của vua Gia-long đến năm Tân-mão (1831) là năm Minh-mệnh thứ 12, vua Thánh-tổ mới theo 1ối nhà Thanh đổi trấn làm tình như ngày này và đặt chức Tổng đốc, Tuần phủ, Bố chánh sử, Án sát sử và Lãnh binh là những chức hiện thời công hành trong nhà nước.
Công việc họ Nguyễn đã làm cho nước Nam quan trong hơn cả thiết tưởng là việc mở mang bờ cõi và chiêu mộ những người nghèo khổ di cư đến khai phá những đất phì-nhiêu bỏ hoang ở miền nam, làm thành một xứ Nam-kỳ phồn thịnh, về sau nhờ có vua Gia long hợp nhất tốt cả đất đai, xếp đặt các nơi có thứ tự lập thành một nước Việt-Nam đất rộng, dân nhiều như ngày nay, công họ Nguyễn với nước Nam thực cùng to lắm vậy !.
1) Sông Phan-Rang xưa làm địa giới cho hai nước Chiêm-Thành và An-Nam năm 1659, người Chăm ở hữu-ngạn và Nguyễn Chúa ở trên tả ngạn của sông này.
NHẬT NHAM
TRỊNH NHƯ TẤU