• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 11/05/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Tỷ lệ Thần thánh: Mật mã không thể lý giải

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ hai, 04/01/2021
bigger smaller Báo lỗi

Tờ báo, màn hình máy vi tính, thẻ tín dụng, các cánh hoa, lá cây, tòa nhà bên kia đường – mọi thứ đều chịu sự chi phối của một quy luật, một tỷ lệ, một giá trị cân đối hài hoà. Dường như vũ trụ đang thì thầm với chúng ta một mật mã ở mọi ngóc ngách trong thế giới tự nhiên, một mật mã độc đáo, hài hòa trên phương diện thẩm mỹ: Tỷ lệ Vàng hay Tỷ lệ Thần thánh.

Tỷ lệ Thần thánh: Mật mã không thể lý giải
Từ đền Pantheon của Hy Lạp đến vỏ ốc Nautilus, mọi thiết kế đẹp đều tuân theo tỷ lệ vàng, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải tại sao tỷ lệ này lại có thể được tìm thấy trong thế giới tự nhiên. (Ảnh Photos.com)

Mỗi sự kiện và khuôn khổ trong vũ trụ này dường như đều đi theo một số phận vô định của riêng chúng. Đằng sau vẻ ngoài tưởng chừng như hỗn loạn đó, lại ẩn giấu một trật tự nhất định. Kể từ thời Pythagoras, chiếc chìa khóa mở ra trật tự này – vốn đã thu hút rất nhiều nhà toán học và học giả ở các lĩnh vực khác nhau – cho đến nay vẫn chưa được nhận thức một cách thấu đáo.

Một thí nghiệm được thực hiện với sự tham gia của một số người từ các dân tộc khác nhau đã cho thấy rằng khi được yêu cầu chọn một hình chữ nhật trong vài hình chữ nhật khác nhau, gần như mọi người đều chọn ra hình chữ nhật được xem là cân đối nhất. Hình chữ nhật này có tỷ lệ giữa cạnh dài với cạnh ngắn xấp xỉ bằng 1.618 – con số mà trong toán học được xem là “Tỷ lệ Vàng” hoặc “Vàng”.

Tỷ lệ này có thể được tìm thấy trong hàng nghìn công trình kiến trúc trên thế giới,  trong hộp diêm, danh thiếp, cuốn sách, và hàng trăm vật dụng hàng ngày khác. Đại kim tự tháp Giza, kim tự tháp Cheops, trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, và nhà thờ Đức Bà đều cho thấy tỷ lệ vàng này. Trên thực tế, đền thờ Parthenon ở Hy Lạp dường như là một công trình được xây dựng để ca tụng tỷ lệ này. Trong nhiều thế kỷ, để thể hiện vẻ đẹp nghệ thuật và trí tuệ con người một cách tuyệt đối, người ta không thể bỏ qua việc vận dụng Tỷ lệ Vàng (ngoại trừ một số xu hướng đương đại).

Một số hoạ sĩ thời kỳ Phục Hưng đã ứng dụng Tỷ lệ Vàng trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là Leonardo da Vinci, khi ông sử dụng tỷ lệ này trong các bức tranh nổi tiếng như “Bữa tiệc cuối cùng của Chúa” (the Last Supper) và “Người đàn ông xứ Vitruvian” (The Vitruvian Man).

Trong âm nhạc cũng không thiếu vắng tỷ lệ bí ẩn này. Nhà soạn nhạc người Mexico Silvestre Revueltas đã sử dụng tỷ lệ này để sắp xếp các đoạn nhạc trong tác phẩm “Alcancías” của mình. Hai nhà soạn nhạc Béla Bartók và Olivier Messiaen cũng đã sử dụng dãy số Fibonacci (dãy số tuân theo Tỷ lệ Vàng) trong một số tác phẩm để quyết định xem nốt nhạc nên ngân dài trong bao lâu.

Vì kiến trúc, nghệ thuật thị giác, âm nhạc và một số sáng tạo khác đều là những tác phẩm đặc thù của con người, nên một số người có thể kết luận rằng Tỷ lệ Vàng chỉ là một ý kiến bộc phát mang tính tập thể của nhân loại. Tuy nhiên điều đó vẫn không thể giải thích được tại sao vô số những thực thể hữu cơ lẫn vô cơ được tìm thấy trong tự nhiên đều lặp đi lặp lại một cách vô tận tỷ lệ đặc biệt này.

Các ví dụ từ hình chữ nhật cho đến hình xoắn ốc tuân theo Tỷ lệ Vàng (hình tạo thành bằng cách nối các đỉnh của các hình chữ nhật vẽ theo Tỷ lệ Vàng xếp chồng lên nhau) có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi: trong sừng của một con cừu, những tinh thể khoáng chất, xoáy nước, một cơn lốc, các dấu vân tay, những cánh hoa hồng, những đài hoa đồng tâm của cây bông cải hay hoa hướng dương, chim muông, côn trùng, cá, dải Ngân Hà, hay một số dải thiên hà khác như dải M51 ngay cạnh dải Ngân Hà của chúng ta… thậm chí đến cả con ốc sên.

Ad

Một con ốc sên đẹp và hoàn hảo như ốc Nautilus là một tuyệt tác của Tỷ lệ Vàng trên thực tế. Rất nhiều loại cây cũng cho thấy mối liên hệ với Tỷ lệ Vàng trong độ dày giữa các cành, giữa cành thấp với cành cao. Vẻ đẹp của cơ thể con người cũng ẩn chứa số Phi (con số vàng). Thương số của phép chia giữa chiều cao từ đầu tới chân và khoảng cách từ rốn tới chân gần bằng 1.618, thể hiện một cơ thể cân đối và hoàn hảo. Chúng ta cũng có thể tìm thấy kết quả tương tự trong tỷ lệ của chiều dài toàn bộ đầu với khoảng cách từ mắt tới cằm; hay tỷ lệ của khoảng cách từ mũi tới cằm trên khoảng cách từ môi tới cằm. Khuôn mặt càng tiến gần tới mức tỷ lệ này thì càng hài hòa, cân đối.

Mặc dù sở thích thường được nhìn nhận như điều gì đó mang tính ngẫu nhiên, nhưng dường như chúng đã được định sẵn theo một cách thức nào đó. Giống như người anh em họ của mình là Pi (tỷ lệ giữa chu vi và đường kính của một đường tròn), số Phi (Φ) có độ phức tạp phi thường. Ngày nay, số Phi đã được tính toán chính xác tới hơn một nghìn tỷ chữ số thập phân sau dấu phẩy (1.618….), nhưng dãy số này vẫn tiếp tục kéo dài mãi về sau. Nguyên nhân ẩn giấu đằng sau con số chi phối sự cân đối hài hoà và vẻ đẹp này là gì đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học trong hàng thế kỷ qua. Cho đến ngày nay, nó vẫn tiếp tục là một ẩn đố.

Làm thế nào mà một hình xoắn ốc cố định lại có thể đồng thời xuất hiện trong hàng nghìn cơ thể sinh vật, vốn được nhìn nhận là đã tiến hoá theo một cách thức hoàn toàn không thể dự đoán hay xác định trước? Phải chăng hiện tượng này có liên quan như thế nào đó với chuỗi ADN, khi trong một chu kỳ hoàn chỉnh của chuỗi xoắn kép, tỷ lệ liên hệ giữa hai chuỗi đơn này chính là số Phi? Đây dường như là một mật mã chung xuyên suốt trong mọi dạng thức sống – giống như một nốt nhạc hài hòa đang vang lên trong bản hòa tấu vũ trụ. Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên khi Tỷ lệ Thần thánh này dường như cũng đồng điệu cùng với chúng ta – bởi vì chúng ta cũng được sinh ra từ vũ trụ.

Leonardo Vintini
Ánh Sao biên dịch

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin