• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ ba, 15/07/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Vài thể văn khoa cử xưa

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Thứ hai, 03/5/2021
bigger smaller Báo lỗi

Xưa kia, khoa-cử là một khuôn-vòng chặt-chẽ để Triều-đình kén lấy kẻ sĩ, mà cũng là con đường duy-nhất đề sĩ phu xuất thân. Những người tranh được khôi, giật được giáp, đạt được cái đích trí, trạch, hiển, dương: Ấy là nhờ ở thể văn trường ốc.

Những ai lăn lóc theo ống quyển, lận-đận với gọng lều, rút cục “học đã sôi cơm nhưng chưa chín, thì không ngậm ớt thế mà cay” ấy cũng vì lối văn trường-ốc!

Văn trường-ốc, có thể nói, khi như thiên sứ dắt người lên thiên đường, có lúc lại giống Satan lôi người xuống địa ngục.

Về phần cá nhân, vinh vì nó, mà nhục cũng vì nó. Về phần quốc-gia, cái cửa sống chết cũng dẫn đến từ nó.

Nước ta có khoa-cử bắt đầu từ đời Lý Nhân Tông (1072-1127). Sử chép rằng: Năm Thái-bình thứ tư (1075) bắt đầu lấy tam trường thì kẻ sĩ, lựa lấy những người mình kinh bác học, có Lê văn Thịnh đỗ đầu (1).

Khoa cử kéo dài hàng ngót nghìn năm. Những người đã từng lạo đảo trường thi, nếm trải đủ mùi cay chua trong “chén” khoa cử, chắc ai cũng thấm thù lối văn trường-ốc. Còn những ai nhờ văn trường ốc mà được “ngựa anh trước, võng nàng sau”, cố nhiên là tung hô khoa cử, ca tụng khoa cử. Bấy lâu nhân soạn cuốn Việt-nam văn học sử, tôi đã từng khảo và những lời văn vần Trung hoa, tức là những lối vận văn như thơ phú từ Tàu truyền sang ta, mà đặt cho cái tên là “văn vần lai Tàu” (2).

Đến các thể văn khác trong cử nghiệp như kinh nghĩa, chiếu, chế, biểu và văn sách, v..v… tôi cũng định khảo để giới thiệu với các bạn trẻ này những món ăn cổ ấy đã bao phen choán hết đầu-óc của sĩ phu toàn quốc xưa và in lại bao nét quan trọng trên trang sử văn học Nam-việt. Thì một việc tình cờ xảy đến lại càng thúc giục tôi mau làm cho thành tựu cái ý định ấy.

Nguyên, mới đây, Tri-Tân có tiếp được, do một bạn đọc, ông Nguyễn văn-Thảo, gửi đến, một tập thơ văn, gồm bốn tả bản, của cụ Tạ ngọc-Tảo (3), một nhà nho đã từng trải qua lớp đại-tập, biết đủ mọi thể văn khoa cử và đã vào đến nhị trường.

Ad

Cảm vì lòng nhiệt thành của Ông Thảo đối với Tri-Tản, cảm vì cảnh một nhà nho suốt đời vất vả, trải qua bao cuộc thất bại, đau đớn cả khu xác lẫn tinh thần, tốn bao tâm huyết mới để lại được tập văn ấy, nên mỗi thể văn, tôi xin trích lấy một bài, giới thiệu với bạn đọc cái thể thức từng lối văn xưa để gọi là góp tài liệu vào kho văn học và để yên ủi tiềm linh một nhà nho đã từng điêu đấng vì khoa cử. Còn tôi, trong bài dài này, vẫn đóng vai làm việc khảo cứu và thuyết minh từng thề văn một.

Khi trưng dẫn bài nào của Tạ tiên sinh, tôi xin cha rõ tên của tác giả, nhưng không phê bình, vì ở đây tôi chỉ muốn đứng về mặt khảo cứu mà giới thiệu một vài thể văn khoa cử xưa. 

Ở ta, khoa cử tuy có từ đời Lý, nhưng đến đời Trần Anh-Tông, niên hiệp Hưng-long thứ mười hai (1304) mới thấy nói đến phép thi Thái-học-sinh: Trước hết, bắt ám tả Mục thiên- truyện (4) và Y-quốc thiên (5) để đào thải bớt đi cho đỡ bộn (đệ nhất trường; thứ đến thi kinh nghi (3), kinh nghĩa và thơ phủ (7) (đệ nhị trường); lại thứ đến chiếu, biểu (đệ tam trường); cuối cùng thì một bài văn sách để định thứ tự cao thấp (đệ tứ trường) (8). Về thể thơ phú, tôi đã nói kỹ trong Việt-nam văn học sử đăng Tri•Tân số 10 và 14 rồi, nay chỉ xin khảo về những thể văn như kinh nghĩa, chiếu, biểu, văn sách, v..v. thôi.

Kinh nghĩa 

Lỗi văn kinh-nghĩa bắt đầu từ đời nhà Tống (960-1127), vì nhà Tống, trong thể-lệ thi, có một môn là lấy kinh-văn làm đầu đề, khiến sĩ-tử giảng giải và mở rộng nghĩa ra, nên mới gọi là kinh nghĩa. Đến nhà Minh (1368-1644), nhà Thanh (1644-1911) cũng vẫn gọi theo lối đó, nhưng thề tài hơi khác.

Sở dĩ nó được kêu là văn bát cổ (tám vẻ, là vì từ niên-hiệu Minh Thiện thuận 1457-1464 trở về trước, vào kinh-nghĩa tuy phải làm cái công-việc là phu diễn lại truyện chú như trên đã nói, nhưng hoặc viết đối nhau, hoặc viết văn xuôi, không bị bó-buộc theo theo cách nhất định. Đến đời Minh Thành-hóa (14**-1488), nhân một khoa thi hội, người ta đặt ra theo cách về kinh nghĩa, nào phản nào chánh, nào hư, nào thực, nào thiển, nào thâm… Cái thể-chế bát cổ mới thật thành-lập từ đó.

Ngoài cái tên tục gọi là bát cổ ra, kinh-nghĩa còn có những tên khác như chế-nghệ và thời-văn. Trong Cổ xúy nguyên-âm (9), cụ Đông-Châu còn gọi là “tịnh nghĩa” nữa.

Ở nước ta, đời Trần, thi kinh nghĩa vào kỳ đệ nhị. Đến triều đại sau, lại để kinh nghĩa vào kỳ đệ nhất, nên ta có tiếng thành ngữ “bay kinh-nghĩa” là chỉ vào những ai thi hỏng ngay từ đệ nhất trường.

Kinh-nghĩa là một lối văn khuôn-sáo hẹp-hòi, vì sĩ-tử thường theo chú-giải của các tiên-nho mà thích nghĩa hay giảng rộng ra dưới cái đầu bài do trường ốc ra cho bằng một hai câu trong Kinh, Truyện…

Khi làm, cần phải nhận xét đầu đà cho tinh, đầu đề ra lời người nào thì phải làm giả như lời người ấy, cứ dàn bài dần dần và chia ra từng đoạn một.

Phá đề là một hai câu đầu mở trang cho vở cái ý đầu bài.

Thừa đề là ba bồn cầu tiếp theo ở trên, phớt qua nghĩa đầu bài bằng những lời mình tỏ ra, ..

Khởi giảng là một đoạn ngắn mà người viết văn phải tùy theo lời nói của “vai trò”, trong đầu bài mà khơi gợi giảng giải dần ra. Nếu cùng một bài mà chia ra hai ý, hai việc, thì đoạn khởi giảng này không được phạm đến ý ở dưới.

Ad

Khai giảng là đoạn tuy mở ý giảng vào bài, nhưng hãy còn nói bóng bảy, chứ chưa nói rõ.  Từ đoạn này trở xuống có hai câu song quan, phải làm đối nhau. 

Trung cổ hoặc thượng tị phải thích thực cho rõ ý đầu bài.

Hạ cổ hoặc hậu cổ hoặc hạ tị phải bàn giải cho rõ nghĩa đầu bài, có khi nói trái đầu bài một chút, có khi đặt thí dụ hay thấn sự tích vào cho thêm rộng ý của đầu đề.

Kết cổ là hai vế cuối cùng, đặt ngắn, thế là xong cả tám vế.

Ad

Thúc đề hoặc kết vĩ tức là một câu đóng ở cuối bài đề tỏ ra đến đó là hết.

Khi làm kinh nghĩa, nếu dùng điển-cố thì phải tìm chữ ở đời đó trở về trước, nếu là đầu bài ra bằng tục ngữ ca dao thì lại phải dùng ca dao tục ngữ mới mật thiết.

Dưới đây, tôi xin trưng dẫn một bài kinh nghĩa của Tạ tiên-sinh:

ĐẦU BÀI

Dạy con từ thủa lên ba ;

Dạy bộ từ thủa bơ-vơ mới về.  

CÂU PHÁ – Yêu mà chẳng dạy,  ắt sinh lồng-hổng vậy.

CÂU THỪA- Ôi, tình rất thân gì bằng vợ con ? Lúc trẻ, lúc mới, dạy ngay; về sau hẳn không lồng hổng nữa.

KHỞI GIẢNG – Ý nhời cổ ngữ nghĩ rằng: Hiếu-thuận tuy khác mọi đường, dễ được cả đôi cho trọn-bẹn ? Thân yêu vốn cùng một nhẽ, há không tìm cách cho vững-bền ? Phải lo-lắng từ trước, mới đành lòng trông cậy vậy. Nghĩ nỗi ấy, càng nên lưu tâm đó

KHAI GIẢNG – Trẻ con dễ uốn, đương độ ấy mà chẳng gia tấm vin-nắn, chẳng kẻo khôn cả chi gẫy cành (10). Củ sâu khó đào, đến bây giờ mà cố ý tìm tòi, còn đâu phải thi mà bở-bãi (11). Vậy nên dạy con từ thủa lên ba, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về.  

TRUNG CỔ – Đang thủa ngây thơ, trẻ nào chẳng sẵn tính thiện (12) ? Nếu nuông dướng mà ngơ đi, tính thiện ấy sẽ biến thành ra ác. Làm cha mẹ thường phấp phỏng điều ấy. Ngủ có chừng, ăn có mực, nết na nào đã biết đâu; gọi thì dạ, bảo thì vâng, lễ phép chưa từng phải học. Đường lúc thỏ thẻ (13) mà bắt nét vào khuôn, rồi ra hơn một ngày, hay một trước, biết dắt quít mà đề phan (14), ắt hẳn biết nhường lê (15) lúc khác. Mới hay ăn vóc học quen, cũng bởi mẹ cha chi sởm liệu,

– Đến khi khôn nhởn, gái nào chẳng có tính ghen (16) ? Nếu nể nang mà chẳng nói, tính ghen âu sẽ trở nên khó chiều. Lắm phu quân thường băn khoăn nỗi ấy. Chiều bề trên, dong bề dưới, ở ăn hồ dễ vừa lòng; canh cho ngọt, cơm cho lành (17), thành kính sao cho trọn đạo ? Đương lúc mới-mẻ, mà dặn dò mọi nhẽ, rồi ra hương càng đuợm. lửa càng nồng (18), biết ngang màu mà hưng án (19), ắt cũng nghĩ cho bú (20) ư ngày sau, mới biết tề gia nội trợ cũng do anh chồng chi sớm toan. 

HẠ CỔ – Đời có kẻ coi bố mẹ như người dưng nước lã, đến nỗi thở những điều oán-hận chi ngôn ! Sao chẳng nghĩ công cha như núi Thái-sơn, công mẹ như nước trong nguồn chảy ra ? Chẳng đau chẳng sót, lại ra điều chửa vỡ bọng đã đòi bay (21). Sao chẳng hiểu con dại cái mang chi lý ? Cha dạy con dốc lòng hiếu thảo, kia quạt nồng ấp lạnh đã biết gì, này gần mực thì đen, gần đèn thì sáng (22). Ra đường ra ngõ nhải nghe nhởi vú chi dỗ-dành. Khát thì đòi uống đói thì đòi ăn, chớ có ăn sống tốt tươi, e nỗi quít cam chi tốn thuốc.

– Đời có kẻ tưởng chồng như ăn sổi ở thì, đến nỗi giở những thói chua ngoa chi tê. Sao chẳng nghĩ khôn-ngoan cũng thể đàn bà, tuy là vụng dại cũng là đàn ông ? Chê ỏng chê eo, lại ra sự bắt được chân lên đến cổ (23), sao chẳng suy xấu chàng ai hổ chi cơ ? Anh khuyên minh giữ đạo thuận tòng, kia sửa túi nâng khăn chưa nói đến, này đói thì cho sạch, rách thì cho thơm(24), gần họ gần hàng, chớ lộ nhân tình chi kia khác, Biệt thì thưa thớt chẳng biết thì dựa cột. Cho nên giây cà giây muống, sợ hoặc ong én chi lắm điều 

THÚC KẾT – Này vợ, này con: tại gia tòng phụ. Yêu con mới cho vọt cho roi: xuất giá tòng phu nể vợ mới dỗ ngọn dỗ ngọt. Nhớ đấy ?

HOA BẰNG

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941) 

1) Khâm định Việt-sử thông-giám cương mục, chính biên, quyển III, tờ 33b – 31a.

2) Coi Tri-Tân tử số 10. 

3) Người làng Lộc-dư, tổng La-phu, phủ Thường-tín, tỉnh Hà Đông

4) Một thứ sách thuộc loại tiểu thuyết rất cổ của Tàu trong nói về việc vua Châu Mục-Vương đi tây. Sách này gồm có sáu quyển, được phát hiện từ đời nhà Tấn và do Quách-Phác chú giải. 

5) Quốc-sử chua rằng không rõ thiện Y quốc này ở sách nào, mà chúng tôi tra trong Từ-nguyên cũng không thấy nói đến

6) Hỏi những nghĩa ngờ trong kinh. 

7) Thơ dùng lối ngũ ngôn trường thiên; phú dùng thể phú tám vần.

8) Cương mục, chính điện, quyền VIII, tờ 41b- 42a.  

9) Cuốn thứ nhì, trang 93. Sách này in lại Động-kinh ấn-quán, 1918.

Từ đây trở xuống là lời chua của cụ | Tạ Ngọc-Tảo :

10) Tục ngữ : bé chẳng vin, cả gẫy cành.

11) Bở bãi chẳng bằng phải.

12) Chữ pho ta; nhân chi sơ, tính bản thiện. 

13) Thỏ thẻ như trẻ lên ba.

14) Lục Tích nhà Hán còn bé, đi ăn cỗ dắt quỷ quít vào tay áo đa phần bố mẹ. 

15) Khổng-Dang lên bốn, biệt nhường lễ cho anh. 

16) Ớt nào là ớt chẳng cay, gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.

17) Tục ngữ : Cơm chủng lành, canh chẳng ngọt. Ý nói nàng dâu đần độn.

18) Câu truyện Kiều nói vợ chồng yêu nhau.

19) Nàng Mạnh Quang kính chồng, bưng con giơ ngang này.

20) Nàng Thôi-phụ cho mẹ chồng bú. 

21) Tục ngữ.

22) Tục ngữ.

23) Tục ngữ Ý nói bắt nạt chồng. 

24) Tục ngữ.

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin