Vì sao hơn 50% người Mỹ không muốn tiêm vaccine ngừa Covid-19?
Trong một cuộc thăm dò gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Pew về việc liệu người Mỹ có sẵn sàng tiêm vaccine ngừa virus Trung Cộng hay không, chỉ 51% cho biết họ sẽ tiêm, giảm 21% so với cuộc thăm dò hồi tháng 5. Số 49% còn lại nêu lý do không tiêm là vì lo ngại về các tác dụng phụ tiềm ẩn.
Nhờ chiến dịch Warp Speed mà vaccine ngừa virus Trung Cộng được phát triển với một tốc độ chóng mặt. Chính phủ của Tổng thống Trump đã xây dựng chuỗi đối tác chặt chẽ từ công đoạn sản xuất, phát triển và phân phối vaccine virus Trung Cộng đến chẩn đoán và điều trị bệnh.
Mặc dù nhiều người đang trông chờ một loại vaccine có thể chấm dứt đại dịch, nhưng tốc độ nghiên cứu và phát triển vaccine quá nhanh đã làm dấy lên sự lo ngại về tính an toàn và tác dụng lâu dài của nó.
Học sinh trung học Sam Leong vừa cập nhật lại tình trạng chủng ngừa của mình, nói rằng cô ấy sẽ không tiêm vaccine này do “những hạn chế của thử nghiệm” và lo ngại về tính an toàn. “Làm sao chúng ta biết liệu vaccine thực sự là có tác dụng hay không? Nó không bảo vệ bạn 100% khỏi viêm phổi Vũ Hán,” Leong nói với The Epoch Times trong một email.
Leong cũng cho biết cô cũng lo ngại về sự thiếu minh bạch của nhà sản xuất, công bố “thử nghiệm vaccine của Vương quốc Anh [đã bị] dừng” và sau đó được tiếp tục mà không có lời giải thích rõ ràng. “Họ không đưa ra lý do tại sao và đã tiếp tục thử nghiệm,” Leong nói.
Tại Vương quốc Anh, công ty đa quốc gia AstraZeneca đang dẫn đầu nghiên cứu về vaccine ngừa virus Vũ Hán. Tại Hoa Kỳ, đó là cuộc đua giữa các hãng lớn như AstraZeneca, Moderna, Pfizer, và Johnson & Johnson (J&J) trong việc cung cấp loại vaccine này.
AstraZeneca đã tạm dừng thử nghiệm trong vài ngày sau khi một người tham gia bị nghi ngờ mắc bệnh viêm tủy, một chứng rối loạn thần kinh gây viêm cả hai bên tủy sống. Các triệu chứng bao gồm yếu cơ hoặc liệt, đau và giảm cảm giác với ánh sáng, xúc giác và nhiệt độ. Không có cách điều trị rối loạn này, và trong nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân gây ra rối loạn này.
Sau khi công bố, thử nghiệm lâm sàng của AstraZeneca tại Hoa Kỳ tiếp tục được thực hiện. FDA được cho là đang điều tra về các tác dụng phụ nghiêm trọng xuất hiện trong các thử nghiệm vaccine tương tự trước đó được phát triển bởi đối tác của hãng – Đại học Oxford.
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên của Moderna với 45 người, 3 người trong số đó sử dụng liều cao đều trải qua phản ứng có hại toàn thân “mức độ 3” đối với thuốc chủng ngừa, và một người ở nhóm liều thấp nhất bị nổi mề đay nhẹ (phát ban).
Theo FDA, tác dụng phụ mức độ 3 là “nghiêm trọng hoặc có ý nghĩa về y khoa nhưng không đe dọa tính mạng ngay lập tức; chỉ định nhập viện hoặc kéo dài thời gian nằm viện; mất khả năng; hạn chế các hoạt động tự chăm sóc bản thân hàng ngày.”
“Chúng tôi không có cách nào để biết ai sẽ bị phản ứng và bạn sẽ không được bồi thường về mặt tài chính”, Pam Long, Nhân viên tình báo y tế của Lực lượng gìn giữ hòa bình NATO và người phát ngôn của Liên minh Lựa chọn Y tế Colorado, nói với The Epoch Times. “Ở Hoa Kỳ không có trách nhiệm pháp lý nào đối với vaccine, nhà sản xuất và bác sĩ chỉ định sử dụng chúng.”
Nghị viện đã thông qua Đạo luật Bồi thường Thương tật do vaccine vào năm 1986, cho phép các nhà sản xuất vaccine và những nhà cung cấp vaccine miễn trừ khỏi các vụ kiện bởi cha mẹ của trẻ em bị tổn thương do vaccine. Thay vào đó, phụ huynh phải nộp đơn yêu cầu chính phủ liên bang theo Chương trình Bồi thường Thương tật vaccine quốc gia. Yêu cầu bồi thường chỉ có thể được nộp cho các tổn thương nghiêm trọng được liệt kê trong bảng.
Hydroxychloroquine
Vẫn chưa có loại thuốc nào được FDA chấp thuận để điều trị COVID-19, nhưng nhiều loại thuốc đang được thử nghiệm, bao gồm cả hydroxychloroquine “gây tranh cãi và bị chính trị hóa”. Các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đang tiếp tục xem xét liều lượng, cách sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác, và thời gian điều trị của thuốc này.
“Hiện đã có hơn 80 nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hydroxychloroquine dự phòng (trước nhiễm trùng) có thể ngăn ngừa hoặc làm giảm đáng kể mức độ nghiêm trọng của COVID-19,” Tiến sĩ Simone Gold – người sáng lập Frontline Doctors, nói với The Epoch Times trong một email. “Tất cả nghiên cứu không cho thấy lợi ích của việc sử dụng hydroxychloroquine nếu có một trong ba sai sót sau: thuốc được sử dụng muộn khi nhiễm bệnh (nhập viện), hoặc với liều lượng quá cao, hoặc không kết hợp với kẽm.”
Tiến sĩ Gold nói rằng kẽm thực sự là thứ “ngăn chặn sự nhân lên của virus” và hydroxychloroquine “tương tác hiệp đồng với kẽm”.
Segisphere Corporation đã tuyên bố “Hydroxychloroquine hoặc chloroquine (kết hợp hoặc không kết hợp với kháng sinh nhóm macrolide) không có bằng chứng đem lại lợi ích trong điều trị Covid-19; ngược lại, có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ loạn nhịp thất [suy tim] và nguy cơ tử vong trong bệnh nhân nằm viện do COVID-19.”
Đây là một trong những lý do chính khiến thuốc được tuyên bố là “không hiệu quả”, và cũng là lý do Tổ chức Y tế Thế giới tạm thời ngừng các nghiên cứu về hydroxychloroquine trên khắp thế giới. Nghiên cứu này được xuất bản trên một trong những tạp chí y khoa uy tín nhất – The Lancet – và đã bị rút lại hai tuần sau đó vào ngày 5/6, sau khi bên bình duyệt thứ ba độc lập bị từ chối truy cập vào dữ liệu thô để “sao chép các phân tích được trình bày trong bài báo.”
Surgisphere sau đó đã đóng trang web cùng với các tài khoản mạng xã hội của họ vào ngày 15/6.
Trước đại dịch, hydroxychloroquine đã được sử dụng an toàn trên khắp thế giới ở mọi lứa tuổi, bao gồm cả phụ nữ mang thai và bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Thuốc đã được FDA chấp thuận trong hơn 65 năm đối với bệnh sốt rét, viêm khớp dạng thấp và lupus.
Về sự lo ngại hydroxychloroquine có thể gây ra các vấn đề về tim, Wallace, người có 42 năm kinh nghiệm thực hành lâm sàng cho biết: “Đó là vấn đề với chloroquine, người anh em họ đầu tiên của nó, và đó là vấn đề với hydroxychloroquine vào những năm 1950 và 1960, khi các bác sĩ sử dụng liều cao gấp hai đến ba lần liều thông thường. Trong liều khuyến cáo hiện tại [400mg], các vấn đề về tim mạch thực sự không xảy ra.”
Theo Zion Market Research, thị trường vaccine toàn cầu trị giá 41.7 tỷ USD vào năm 2019, và dự kiến sẽ “đạt hơn 69.8 tỷ USD vào năm 2026” do “sự gia tăng các bệnh truyền nhiễm”.