Dịch sách, đã là một việc cần; dịch các sử, sách ta, lại là một việc cần hơn. Chúng tôi xin tán đồng với ông bản Tam Gia, tác giả bài dưới đây, về cái đề nghị việc dịch các sử sách Nam Việt. Song, chi tiếc, trong khi làm việc phiên dịch ấy, có nhiều điều rất khó khăn;

Các dịch phầm, nếu chỉ phiên âm hán tự ra tiếng ta, mà không đăng nguyên văn bảng chữ nho, thì rất khó cho người đọc. Vì một khi in sai vần hay mất dấu; thật bất tiện cho sự khảo cứu nguyên văn ! Vả, cho dầu có đủ chữ nho đề in đi nữa, nhưng nhà xuất bản nào dám cả gan bỏ một số tiền lớn ra in, rồi ngồi nhìn lớp bụi “thời-gian”, cứ dần dần xông đến phong dày đống sách “khó tiêu » ấy ?

Trong khi chưa gỡ được những nỗi khó kia, chúng tôi tưởng, ta hãy làm công việc trích dịch là hơn cả. Phàm những sử liệu gì cần thiết, những đoạn sách nào quan yếu, những điển chương, chế độ, hay nguyên nhân một sự biến gì có dính líu mật thiết đến quốc kế dân sinh, những truyện ký, dā sử và tạp lục có cần làm tài liệu tham khảo, ta hãy cứ dịch dần đề hiến cho những ai muốn khảo cứu mà không xem được, các sử sách bằng chữ hán của các cụ xưa.

Nếu các bạn đọc đồng ý, thì Tri Tân, sau khi đăng trọn thiên tiểu thuyết “ Bà Quận Mỹ” sẽ thay vào đấy trang trích dịch các sử sách chữ hán của ta.

Đề đợt tiếng đáp của các bạn, Tri Tân xin hãy nhường lời ông bạn

Tam-Gia nói rõ về việc dịch sử sách của ta do ông đề xướng.

Rồi nối lời ông Tam Gia, bạn Hoa Bằng sẽ giới thiệu những bộ sử của ta viết bằng chữ hán như trong Tri Tân số 6 đã rao. T.T.

?

Gần đây, Quốc-sử đã bắt đầu được người nước ta khảo, yêu, đọc. Các nhà xuất bản thi nhau phát hành đủ loại sách về sử; ký sự lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, khảo cứu lịch sử, phê bình lịch sử… Phẩm chữa là bao, lượng cũng chưa là bao, song sự cố gắng đó đã cho ta đặt vào tương lai nhiều hi-vọng. Riêng tôi, tôi quả quyết tin thời gian rồi đây sẽ đem lại cho chúng ta một sử gia có lương tâm, có thực học, có nhiệt huyết để làm sống lại cái Dĩ vãng bốn ngàn xưa.

Hiện nay, số ngọn bút sử có thể nhầm được trên đầu ngón tay. Quanh đi quẩn lại, vẫn mấy mặt quen: Nguyễn Văn Tố, Trần Văn Giáp, Nguyễn Văn-Huyên, Trần Trọng Kim, Dương Quảng Hàm,Trần Thanh Mại, Nguyễn Tường Phượng , Hoàng Thúc Trâm, Nguyễn Văn Minh… Người đã ít, việc lại nhiều trong một nhiệm vụ cực kỳ khó nhọ. Khỏi nói, ai cũng hiểu khi làm nhiều việc quá, những việc làm ra mất cả cái đặc sắc riêng.

Chúng ta thiếu nhân tài để đỡ gánh nặng cho mấy bậc đàn anh cặm cụi về sử chăng? Không. Nước Việt Nam, nhân tài không nghèo:trong khu vực sử, chúng ta đã thấy tên Lê Văn Hưu, Ngô Sĩ Liên, Phan Huy Chú, Lê Qúy Đôn bên biết bao nhiêu tên khác nữa.

Sở dĩ ít người chuyên về sử là vì không có hứng hay có hứng mà không có tài liệu. Tôi thấy hạng không thích sử đã rút đi nhiều, từ ngày các thư điếm bày thêm nhiều sách sử, dù là tiểu thuyết lịch sử. Người ta có thể nói là người đọc đã bắt đầu “ham” quốc sử, mà không sợ mang tiếng nói ngoa. Có một vài tờ báo hàng ngày còn đặt ra cả một trang phụ trương hàng tuần về sử. Sách sử còn ra, sự hoan nghênh chỉ có thể tăng mãi lên.

Những hạng người ham quốc sử mà thiếu tài liệu, theo một nghĩa tương đối, hãy còn nhiều lắm. Họ chỉ biết Pháp văn, mà các sách Pháp văn dịch, khảo sử ta không bao nhiêu, và cũng không đủ để cho ta tin hẳn. Họ chỉ biết có quốc văn, nhưng các sách quốc văn khảo cứu về sử ta lại càng ít hơn nữa. Họ ấp ủ một quan niệm thiêng liêng về Tổ quốc; họ mong mỏi đem tài học rọi sáng những nơi còn tối tăm trong sử nước nhà. Hoài bão ấy, chỉ có sự thất vọng sánh tầy, vì họ quả thất vọng lắm khi thấy môn sử học chỉ là một cấm địa. Đã đành họ có thể học thêm chữ hán, và sử học không là độc quyền của người biết chữ hán. Có bạn trẻ đã làm thế; sự gắng gỏi của họ đã có kết quả. Tiếc thay đấy là một con đường dài, quá dài, trong khi các bậc đàn anh thừa tài, thừa sức để vạch một lối đi ngắn hơn, ngắn nhiều.

Tôi muốn nói tới sự phiên dịch các sách trước tác bằng Hán văn của ta ra quốc văn. Hơn hai mươi năm về trước, ông Phan Kế Bính hẳn đã có ý ấy lúc ông đem dịch bộ “Thực lục » của quốc sử quán, quyển “Đại nam nhất thống chí” của Cao Xuân Dục, đăng trong Đông dương tạp chí. Về sau, trong Nam phong cũng có một ít sách được dịch ra quốc âm (như những bài trích ở “Lữ trung tạp thuyết” của “Bùi Huy Bích, ở « Vũ trang tùy bút”, “Tang thương ngẫu lục” của Phạm Đình Hổ). 

Tối thiết tưởng muốn khoa khảo sử của ta được rộng phạm vi và được nhiều người góp sức, mà đấy cũng còn là một vườn ươm lấy nhân tài về sử học, không gì hơn

là đem bao nhiêu sách viết bằng bán văn của ta phiên âm rồi dịch ra quốc văn, chỗ nào khó hay có điển thì chú thích cho rõ. Bọn tân tiến đã được các sách quốc văn, Pháp văn, đã được làm quen với những phương pháp phân tích, tổng hợp của Thái tây, nay lại được đọc các sách hán văn của tiền nhân mà không mất công: ngày ấy sử học bắt đầu mở một kỷ nguyên mới.

Công cuộc này trông cậy ở các bậc nho học uyên thâm, và có thể lấy từ Tri Tân chẳng hạn làm môi giới. Tôi xin thử phác sau đây một chương trình làm việc: 

1) Kế hết các sách của ta viết bằng hán văn; quyển nào cần dịch ngay để lên trên, quyển nào chưa cần xuống dưới;

2) Vị nào muốn dịch quyển nào thì cho Tri Tân biết để đăng lên báo, như vậy khỏi hai người dịch trùng phí mất thì giờ ;

3) Công việc gồm có: dịch âm rồi dịch nghĩa ; chỗ khó hay chỗ thì chú thích ; không cần in lại nguyên tác bằng chữ Hán;

4) Dịch đến đâu, đăng dần lên Tri Tân. Khi hết một quyển, có thể xuất bán thành sách được. Hoặc lập hẳn một tùng thư riêng, hoặc đưa cho một tùng thư nào có rồi  mà 

chuyên về sử-học phát thành. Tôi chắc có người sẵn sàng đứng xuất bản nếu công cuộc có tính cách lâu dài).

5) Điều đình xuất bản những bản dịch đã có sẵn,

?

Đây tôi đứng riêng về quan điểm sử-học mà nói thực ra, sự dịch sách sang tiếng mẹ đẻ là một nguyên tắc chung về mọi phương diện của văn-hóa nước nhà. Vì ở nước ta bây giờ hay về sau, sự khảo cứu, dù về sử hay về khoa học, không nên đề là độc quyền của một thiếu số may mắn,biết pháp-văn hay bán văn.

Sử ta viết bảng chữ hán có những bộ nào ? 

Muốn giới thiệu với các bạn biết sơ về kho “sử ký” của ta xưa có những gì chúng tôi xin nói với ông bạn Tam Gia, liệt kê tản bác sử cũ và nói qua nội dung từng bộ một ra sau đây để hiến những bạn nào muốn khảo cứu về Nam sử, Còn việc nên dịch quyển nào trước, quyển nào sau, đó lại là vấn đề khác, nay chưa bàn đến. (Trong bài này có những phần dài ngắn không đều, là tùy theo sự khảo cứu được đầy đủ hay sơ lược, xin các độc giả lượng thứ cho chỗ sâm si ấy).

Việt chí

Trần Tấn (I), Hàn Trưởng dưới triều Trần Thái Tông (1225-1255), đứng làm, song thất truyền, nay không rõ nội dung bộ sử này thể nào.

Đại Việt sử ký 

Lê Văn Hưu (2) (1230 -? ) vâng mệnh vua Trần Thái, chép từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng (trong khoảng 1017 năm : 207 tr. J C. – 1224 s .D.C.).

An Nam chí lược

Lê Tắc soạn. Sau khi phản bội Trần, xuống hàng Nguyên, sang ở đất Tàu, Lê Tắc soạn bộ An Nam chí lược, 20 quyển. 

Trừ những bài tựa của người Tàu viết, lần lượt đề ở đầu sách, chinh tác-giả Lê Tắc có bài “ tự tự : nữa. Trong có nói: Khoảng bốn mười năm, đã đi khắp nửa phần đất nước, nên đối với sông, núi, đất, đại, cũng biết rõ được đôi chút… Nhân lúc ngày rảnh, chắp nhặt thập tập lại, rồi lượm thêm quốc sử các đời, đô kinh Giao chỉ và điển cố ở đời nhất thống ngày nay, làm thành bộ An nam chí lược 20 quyển…

Tắc lại viết: “ Phong thổ An nam đối với Trung quốc dẫu có khác, song cũng có nhiều việc đáng kỷ thuật, không nón bỏ qua. Nhiều nhà ghi chép tuy rộng, nhưng chống trả lẫn nhau cùng nhiều !……”.

Và: “Sách này làm rễ vốn căn cứ ở chỗ thấy nghe… Rồi Tắc nói nhún; “ Sánh với các sách há chẳng có chỗ sai ngoa ?”

 Bài tựa này viết nhằm tiết thanh minh mùa xuân năm Ất mão năm đầu niên hiệu Nguyễn Thống (1333) Dưới ký là Cổ Ái (các chỗ ở đầu từng quyền có thêm hai chữ  “Đông Sơn “nữa) Lê Tắc.

Trong bài Đồ Chí Ca, Tắc có câu : “Nhân nhàn, chắp nhặt điều nghe cũ, làm cuốn Phong thổ chí An nam” (Thừa nhàn suyết tập cựu sở văn, tả tác An nam phong thổ chi). (Coi quyển 19, tờ 2).

Sách này chia làm 20 quyển, mỗi quyển trên dưới 10 tờ. 

Nội dung như dưới đây:

Quyển I, 13 tờ 

Quận, ấp

Núi, sông

Cổ tích 

Phong tục

Mấy nước nhỏ phục thuộc An nam

Trắc ảnh ( lối đo bóng mặt trời, xem Ăn nam ở vào đâu)/

Quyển II, 13 tở 

Chiếu chế của nhà Nguyên 

Thư mệnh các triều đại Tàu trước

Quyển III, 11 tờ 

Việc giao thiệp giữa Nguyên và Trần (Đại Nguyên phụng sứ)

Quyển IV, 11 tờ 

Việc Nguyễn sang đánh ta

Việc các triều đại Tàu trước chiến tranh với ta

Quyển V, 16 tờ 

Thơ tờ các bày tôi nhà Nguyên giao thiệp với Trần.

Quyển VI, 12 tờ 

Những tờ biểu đời Trần đưa sang Nguyên

Thư, biểu các đời trước bên ta đưa sang Tàu.

Quyển VII, 7 tờ

Các thứ sử, thái thú đời Hán

Các thứ sử, thái thú đời Tam Quốc (phụ)

Quyển VIII, 7 tờ

Các thứ sử, thái thú đời Lục triều

Quyển IX, 11 tờ

Các đô hộ và thứ sử đời Đường

Quyển X, 7 tờ 

Những người Tàu các đời vong mang sang Nam.

Quyển XI, 10 tờ 

Lịch sử họ Triệu. Các nhà. ……. .An nam trong

đời Ngũ đại 

Lịch sử nhà Đinh. 

Lịch sử nhà Lê

Quyển XII, 6 tờ 

Lịch sử nhà Lý

Quyển XIII, 6 tờ 

Lịch sử nhà Trần

Quyển XIV, 11 tờ 

Việc học 

Quan chế 

Sắc phục 

Hình chính 

Binh chế 

Các đời sai sứ sang Tàu

Quyển XV, 12 tờ 

Nhân vật 

Thổ sản 

Lâm ấp (phụ)

Quyển XVI, 7 tờ 

Tạp ky 

Tạp vịnh của người Tàu các đời

Quyển XVII, 13 tờ 

Các bài thơ của sư Nguyên và của người mình tặng lại họ.

Quyển XVIII, 10 tờ 

Thơ của các danh nhân An-nam

Quyền XIX, 6 tờ 

Bai đồ chi ca của Lê Tắc 

Bài tự sự của Lê Tắc

Quyển XX 

Thiếu

Đại Việt sử ký tục biên 

Của Phan Phu Tiên (3) chép nối từ đời Trần Thái Tổ đến lúc quét sạch giặc Minh (trong vòng 03 năm 1225-1428).

Đại Việt sử ký toàn thư

Ngô Sĩ Liên (4) vâng mệnh vua Lê Thánh Tông (1460-1497) chép từ Hồng Bàng đến thập nhị sứ quân, gọi là Ngoại kỷ: từ Đinh Tiên Hoàng đến Lê Thái Tổ là Bản kỷ.

Việt sử thông giám (5)

Vũ Quỳnh (6) vâng mệnh vua Lê Tương Dực (1509 -1515) cũng theo như trước chép từ Hồng Bàng đến thập nhị Sứ quân là Ngoại kỷ, từ Đinh Tiên Hoàng đến năm vua Lê Thái Tổ  mới đại định là Bản kỷ. Lại chép tiếp từ đó đến đời Thụy Khánh, niên hiệu vua Lê Uy Mục (1505-1508).

Đại Việt tổng luận 

Lê Tung (7) (người đời Lê Tương Dực, (1509-1515) soạn. Trong nói tóm tắt việc làm của các vua chúa, Bắt đầu từ hai vua nhà Đinh đến 12 đời vua nhà Trần.

Vịnh sử thi tập 

Đặng Khiêm, người đời Lê Chiêu Thống (1516-1521), vâng mệnh nhà vua mà làm ra. 

Đại Việt sử ký toàn thư 

Bộ này gồm có ba phần:

1 Phạm Công Trứ (8) soạn tử Lê Thái Tông (1434-1442) đến Lê Cung Hoàng (1522) gọi là Bản kỷ thật lục; lại từ Lê Trang Tông (1533-1548) đến Lê Thần Tông (1619-1042) , gọi là Bản kỷ tục biên.

2 Lê Hi (9) biên tiếp từ đời Lê Huyền Tông (1663-1671) đến năm Nguyên Đức thứ hai đời vua Lê Gia Tông (1672-1675), cũng cọi là Bản kỷ tục biên. 

3 Ngô Thời Sĩ (10) Nguyễn Hoàn (11), v.v… , biên tập, từ Lê Hi Tông (1676-1704) đến đời Lê Ý Tông (1736 – 1739), gọi là Quốc sử tục biên.

Việt sử tiêu án 

Của Ngô Thời Sĩ, chép từ đời Hồng Bàng đến lúc người Minh dời khỏi nước ta. Tác giả chọn từng việc nêu lên mà bàn xét.

Lê triều thông sử 

Lê Quý Đôn (12) chép từ Lê Thái Tổ đến Lệ Cung Hoàng (1428-1522). Lai chép tục biên từ Lê Trang Tông đến Lê Ý Tông (1533-1739). 

Lịch triều hiến chương loại chi  

Tác giả là Phan Huy Chú. Sách chia từng loại như bang giao, hiến chương, thư kịch, nhân vật, quan chức, v.v… Xếp đặt có phương pháp, khảo cứu rất kỹ càng, thật là một bộ sách thuộc loại sử ký rất có giá trị. Chính bộ “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” cũng nhặt nhiều tài liệu ở trong sách này. Có dịp chúng tôi sẽ nói riêng về “Lịch triều hiến chương” cho được kỹ hơn, 

Khâm định Việt sử thông giám cương mục 

Do Sử quan triều Nguyễn đứng làm từ năm Tự Đức thứ 9 (1856) đến năm Kiếu Phúc Nguyên niên (1884) mới xong. Chép từ Hồng Bàng đến Thập nhị Sứ-quân gọi là Tiền biên; từ Đinh Tiên Hoàng đến Lê Mẫn Đế, gọi là Chinh biên. Đứng biên tập và duyệt lại, có các ông Phan Thanh Giản, Lê Bá Thận, Phạm Thận Duật và Vũ Như. ” },

Việt sử tổng vịnh 

Dục Tôn Anh hoàng đế (vua Tự Đức 1848-1883) soạn. Trong chia làm 11 loại : đế vương, hậu phi, tôn thần, hiền thần, hiền thần, trang nghĩa, văn thần, võ tướng, liệt nữ, tiếm ngụy, gian thần, dai sự bổ vinh bắt đầu từ Hùng Vương đến cuối Lê Trung Hưng thì hết. Mỗi nhân vật hoặc mỗi đại sự có một tiêu truyện (13) và một bài thơ (cộng được 212 bài thơ); Tác giả theo quan niệm chép sử của Kinh Xuân Thu, ngụ ý bao biến khuyến trừng bằng cách vịnh thơ ngợi khen hoặc mia mai, hoặc rìu bua. Có điều rất đáng tiếc, những nhân vật phi thường như Trưng Vương, Triệu Ẩu, Mai  Hắc  Đế, Phùng  Đại  Vượng…những sự nghiệp oanh liệt như đuổi Hán, đánh Ngô, chống Đường của các vị ấy đều bị tác giả bỏ qua, không hề ca vịnh đến ! Ấy thế mà Sĩ Nhiếp, người Quảng-tín Thưởng ngô (tổ tiên Sĩ là người nước Lỗ, tức tỉnh Sơn Đông, bên Tàu bây giờ), chỉ là Thái thú Giao châu đời Hán Linh Đế, lại được tác giả liệt vào loại “Đế-vương” !

Tựa của tác giả viết ngày mồng 5, tháng 6, năm Tự Đức thứ 27 (1874).

Bài biểu của Nội các xin đem in bộ Việt sử tổng vịnh  thì độ ngày 15, tháng Giêng, năm Tự Đức thứ 30 (1877).

Triều Nguyễn, ngoài hai bộ “Khâm định Việt sử” và “Việt sử tổng vịnh », còn mấy pho truyện ký cũng thuộc loại lịch sử như: Đạt Nam thật lục, Đại Nam Chinh biên liệt truyện và Đại Nam liệt truyện tiền biên…

Đó, những sử sách ta thường dùng làm tài liệu cho các nhà sử học Pháp, Nam muốn khảo cứu về lịch sử Nam Việt từ trước đến giờ đại khái là thế đấy. Ấy là chưa kể những pho sử bằng chữ hán về lớp sau như bộ Việt sử tân ước của ông Hoàng Đạo Thành, Việt sử kinh của Ông Hoàng Cao Khải và Trung-học

Việt sử toát yếu của ông Ngô Giáp Đậu… Mấy pho sử này là của những nhà sử học cận kim, khi chép về các triều đại trước, họ đều nhặt tài liệu trong các bộ sử trên cả.

HOA BẰNG

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

—————————————————————————————————————————————–

(1) Coi Tri Tân số 6, trang 2. 

(2) Người Phủ lý, Động Sơn, Thanh Hóa.

(3) Người làng Đông Ngạc (Vẽ), huyện Từ Liêm, Hà-đông.

(4) Người Chúc Lý, huyện Chương Đức. 

(5) Có bản chép là « Đại Việt thông giám », Bản khác lại viết là « Việt giám thông khảo”. 

(6) Người làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương. 

(7) Người Thanh Liêm, đỗ tiến sĩ đời Lê Hồng Đức (1470-1497) 

(8) Người làng Liêu Xuyên, huyện Đường Hào

(9) Người Đông Sơn, Thanh Hóa. 

(10) Người làng Tả Thanh Oai (Tó), Thanh oai, Hà Đông.

(11) Người huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

(12) Người Diễn Hà, Sơn Nam. 

(13) Các tiểu truyện trong bộ “Vịnh sử” này đều do chư thần kinh diên trong Tập hiền viện phụng mệnh nha vua, biên chép theo các sử cũ. Gián hoặc có những chỗ trùng lời, tốt nghĩa, thì lại do Tùng thiện công Miên Thẩm và các Các thần tham khảo các tủ sách Tàu mà hiện đính lại (theo mục “Phàm lệ” trong Việt sử tổng vịnh).

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn