Vua Đinh Tiên Hoàng đã gặp Tần Thủy Hoàng ở chỗ thống nhất bờ cõi, lại giống Hán Cao Tổ ở chỗ vì nước quên nhà
Đọc Nam-sử, đến Đinh-kỷ, ta thấy vua Đinh Tiên-hoàng (968-979) có mấy điều này giống hệt hại vua Tàu là Tần Thủy-hoàng (246-208 trước Tây-lịch) và Hán Cao-tổ.
Từ đời Chu Uy-liệt-vương, năm thứ 23, Hàn, Triệu, Ngụy chia ba tước Tấn, cùng với Tần, Sở, Tề, Yên đứng làm bảy nước, được kêu là thất hùng. Mỗi “hùng” cát cứ một địa bàn, đốt bùng ngọn lửa binh-tranh, chém giết lẫn nhau, cuốn nhân-dân vào vòng lầm than khổ-sở !.
Đến Tần Thủy-hoàng, sau khi nối ngôi được 26 năm, lần lượt nuốt trửng sáu nước, thống-nhất bờ-cõi, bước lên cái ngai hoàng-đế, khiến cho bản đồ Trung-quốc khỏi phải rời-rã tan-lành!.
Thủ đoạn khác thường ấy công-cuộc thống-nhất ấy, ta lại thấy gồm ở cả trong tay anh-hùng nước Đại-Cồ-Việt: Đinh Tiên-hoàng-đế !
Từ cuối đời Ngô (939-965) trong nước chia ba rẽ bảy, mỗi địa-bàn phấp-phới bay một là cờ sứ-quân. Người ta gườm-ghè lẫn nhau, hục-hặc lẫn nhau, trong vòng mấy năm trời, chỉ đưa quần-chúng vào lò sát-sinh đề hòng giành lấy cái “ngôi” chúa
Cảnh cát-cử ấy, sự chia-rẽ ấy chỉ tổ làm tê-liệt cái nguyên-khí của nước Văn-lang ! Mâm cát vụn kia, nắm đũa rời kia, dễ làm mồi cho con hùm Nam-Hán!
Trước tình-thế phân tranh nguy-ngập đó, nếu nước ta hồi ấy không có một tay kỳ-kiệt phi thường đứng cao giơ lên, xoay ai thời cục thì:
“Một miếng thịt trăm dao xâu-xé !
Chiếc kim-âu chẳng mẻ cũng khôn lành !”
Thanh gươm “Vạn-thắng” đã trăm rèn, lá cờ bông lau đã cao phất ở Hoa-lư-đỗng !. Mười một sứ-quân các bộ lần lượt sụp đổ dưới bóng cờ chiến thắng của họ Đinh! (Đinh-mão, 967). Sự-nghiệp hỗn-nhất nước Đại Cổ-Việt ấy phải chăng cũng to bằng công Tần Thủy Hoàng đã thống nhất được nước Tàu đời Chiến-quốc?
Phải, vinh-dự làm sao, đẹp-đẽ làm sao, khi người ta đọc đến mấy giòng chữ vàng này còn in trên Quốc-sử: “ Binh thế của Bộ-Lĩnh ngày một cường-thịnh, đi đến đâu cũng đánh được đến đó. Lại phá vỡ đảng giặc ở Đỗ đỗng giang (1). Các bộ đều bình. Lại và dân các châu phủ không đâu không theo về với !” (Khâm định Việt-sử thông-giám cương-mục, tiền biên, quyển V, tờ 31a).
Nhưng, trước khi được hưởng bông thơm, trái đẹp đó, Đinh Bộ-Lĩnh đã phải rốc cạn bao chen cay chua ! Tôi muốn nói đến việc đau-đớn mà Định đã nếm trải năm Tân-hợi (951).
Bấy giờ, giang sơn đất nước còn thuộc dưới trị-quyền của anh em vua Ngô: Nam-Tấn vương và Thiên-Sách-vương. Dẫu có chí to, nhưng chưa có đất dụng võ, Đinh Bộ Lĩnh cùng với con là Đinh liễn phải đến nương dưới bóng cờ của Trần Lãm, tức Trần Minh-Công, một thổ-hào đóng giữ Bố-hải-khấu (2). Đinh được Trân trọng đãi và giao cho cầm binh-quyền vì thấy Đinh là người khôi-ngô kỳ-dị và có khí-luợng.
Sau khi Trần mất, Đinh hăng hái đường-hoàng đứng lên thống suất quân-đội, đem về hùng-cứ ở loa-lư (thuộc Ninh-bình). Bấy giờ binh-lực của Đinh hãy còn mỏng-mảnh và yếu-đuối. Nên khi hai vua Nam-tấn và Thiên-sách đem quân đến đánh Hoa-lư, thì Đinh sợ, phải sai Liễn vào làm con tin để hai vua Ngô khỏi bức bách nữa.
Mặc dầu Đinh đã đem con làm “của cầm”, mặc dầu Liễn đã phải trong vòng lung-lạc, hai vua Ngô văn thẳng tay trị, không quên đánh Hoa-lư!
Song, hơn một tháng ròng, vua Nam-tấn và vua Thiên-sách ỳ-ạch mãi không hạ nổi, phải dùng đến cái chước “bắt chẹt” là: Treo Liễn lủng-lẳng trên đầu sào, đòng đưa giơ lên, rồi sai người bảo Định rằng: “ Nếu không xuống hàng thì sẽ giết Liễn”
Đứng trước cảnh thương tâm khó xử ấy, tính làm sao đây ? Thương con ư? Tất phải hàng. Nến hàng, thì ôi thôi, còn gì là chí khí, là cơ-đồ, là sự nghiệp nữa ! Cương-quyết cứ chồng-cự ư ? Tất phải đem con làm mồi cho tên nỏ, cắt đứt chiếc giây thân-ái bằng máu mủ ruột-rà !
Hai tình thế ấy nổi lên những trận chiến đấu rất kịch liệt, đòi phen xô-xát vật lộn ở trong đầu óc của Đinh; một đằng là tình phụ-tử, một đằng là việc quốc-gia. Thật trăm khó ! thật nghìn khó!
Sau một cơn Quyết-chiến về tinh-thần, Đinh đã đặt việc quốc-gia lên trên tình phụ-tử, liền trả lời hai vua Ngô bằng giọng căm giận rằng: “Đại trượng phu phải lấy công-danh mà hứa-hẹn mình, chứ há nên bắt chước nhi-nữ?
Rõ , vẻ cương quyết, Định sai hơn mười tay nỏ, ngắm vào Liễn mà nhăm-nhăm chực bắn! Ôi, giây-phút ấy nghiêm-trọng dường bao, nặng nề dường bao ! Cái tình cha con, cái quan-niệm gia-đình bấy giờ chỉ mong-manh còn bằng sợi tóc.
Thấy vậy, hai vua Ngô bất giác kinh-ngạc trước cái nhẫn tâm ấy của Đinh, đành phải nới tay mà than rằng: “ Ta treo con hẳn lên, là muốn cho hắn mau phải xuống hàng, thế mà nay hắn tàn-nhẫn như vậy, dẫu có giết con hắn đi nữa, phòng có ích gì ?” (Khâm-định Việt-sử thông-giám cương mục, Tiền biên, quyển V, tờ 24).
Lòng dạ sắt đá ấy của Đinh làm cho bài vua Ngô không những không nỡ giết Liễn (3) mà rồi lại còn kéo quân quay về, bỏ lại đằng sau cái may mắn cho Đinh: được có ngày giờ nhàn-hạ mà tu-chỉnh binh-bị, nuôi sức, gây oai…
Nghe hết việc ấy, chúng ta lại sực nhớ đến Sử-ký của Tàu cũng chép một chuyện vì nước quên phà như thế. Ấy là chuyện Hán Cao-tỏ (206-193 trước Tây-lịch).
Nguyên Lưu Bang (tên Hán Cao-tổ), trong khi tranh hùng với Sở, bị bên Hạng Vũ bắt cha là Thái-công. Thấy Vũ đặt Thái-công lên trốc thớt, Bang bèn nói mạnh-bảo rằng: “ Cha ta cũng như cha ngươi, nếu ngươi cứ cố muốn làm thịt cha người thì nhớ chia cho ta một bát canh nhá !”
Không ngờ hai nhà khai sáng nghiệp đế Bắc, Nam, lại gặp nhau ở chỗ “liều” ấy. Còn phê-bình? Xin nhường quyền các bạn độc-giả yêu-quí,
HOA BẰNG
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) Sang Đỗ-đồng phát nguyên từ cái đầm lớn xã Đàn-viên, huyện, (nay đổi làm phủ) Thanh-oai, chảy qua làng Sinh-quả, làng Úc-lý, quanh-co đến xã Thượng-cung huyện Thượng-phúc rồi hợp với Nhuệ-giang.
2) Ở xã Kỳ-bố, huyện Vũ-tiên, phủ Kiến-xương, tỉnh Nam-định.