Vua Gia Long đối với dân bắc thành ( phần 2)
VI – Xóa những món nợ lâu năm
Ngày 20 tháng hai năm thứ hai (1803) vua Gia-Long xuống một tờ công đồng-truyền vừa chữ vừa nôm, chép nguyên văn như sau đây, còn bản dịch thì in ở chỗ phụ-chú (1):
“Cộng đồng truyền các trấn phủ, huyện, xã, thôn, phường, trang, sách, quân dân bách tính đẳng tuân tri: hệ dân sinh chi đạo, bần phú tương-tư cũng là thông nghĩa. Từ thủa Lê mạt nhẫn đến Tây-sơn xướng loạn, phần thì phú dịch …trọng, phần thì cơ hoang…. bao nhiêu bần khốn chi gia, bách ư cơ bản, cho nên tích lũy phụ trái. Như những nợ đã lâu năm hoặc hoàn tức khiếm bản, hoặc hoàn bản khiếm tức, hoặc có người hồi tức vi bản, đến nỗi phụ trái tử hoàn, mà bản tức cũng chẳng hay hết; bần-phạp tiển-dân, thậm chí quyên gia khí nghiệp, tuần trị lưu vong. Giá đẳng sự-tình, kinh phụng chúc cố. Hợp truyền: hễ tự canh-thân niên lập nguyệt dĩ tiền chư phụ trái giả, nhất thiết tịnh hưu kỳ tài-chủ bất đắc truy vấn. Còn như những nợ mới, thì bấy nay kinh tao binh hỏa, gia dĩ thủy hạn cơ khiểm, kẻ xiêu-tán, cũng chưa đặng về cô-lý, đưa bần-cùng cũng chưa đủ sinh-nhai; tự dưỡng bất chu, dễ lấy đâu hoàn trái. Nhưng truyền: tự tân-dậu niên chính nguyệt, dữ nhâm tuất hiện chí tư niên quí-hợi thập nguyệt cộng tam niên, phàm hữu phụ trái giả, bất luận niên-trái, vụ-trái, nguyệt-trái, tịnh hoãn nhất niên, dĩ tư niên bản nguyệt nhật vi thủy, chí lai nên thập nguyệt nhật mãn hạn, tắc tài-chủ thủy đắc truy vấn. Chi như trái-khế nội, hoặc hữu bảo trấp gia-cư điền thổ viên-trì, cập tài-vật các hạng, bất câu niên cửu cận, hệ trụ trái nhân chửa giao sở trấp nguyên vật, cho phòng trái nhân chiếu nhận ấy, diệc tòng trái-lệ khả hoãn nhất niên; bằng tòng tiền nghiệp dĩ giao hứa phong trái nhân chiếu khế nhận thủ rồi thì thôi, đại hậu hữu tiền cứ bản thinh thục. Tải như tự tư niên bản nguyệt phật dĩ hậu, chư hữu phòng trai giả, tịnh hứa các tùy văn-khế hạn-kỳ thôi canh truy vấn, dữ phù thôi canh tá canh, nguyên phi trái khế, bắt tại hoãn lệ. Vả việc ấy ngửa vâng đỗng-tất dân-ẩn. Mon cho biều đa ích quả, phú giả diệc bất thậm tổn, bần giả sảo đắc thiểu thự. Phàm tại nhĩ hà, các nghi tuân cử, nhược phóng trái giả vi truyền, hứa thụ trái giả cứ thứ đầu thân tại phủ huyện quan cứu quả, xử dĩ trọng tội. Tư truyền.” (Trích quyển Hình-dịch bản riêng, của tác-giả, tờ 3a -4a).
VII – Hỏi về việc đắp đê, phá đê
Cũng năm thứ hai (1803), ngày 20 tháng mười, vua Gia-long ban chiếu xuống các quan-quân, sĩ-thứ, kỳ-lão, đề hỏi về việc đê. Đoạn nào bằng chữ nôm thì in nghiêng; đoạn nào bằng chữ nho thì dịch ra quốc-ngữ, in chữ thường:
“Hễ hưng lợi trừ hại, là cái gốc chính trị, nên so-sánh bắt chước việc xưa nay. Các chỗ nên noi theo, nên thay đổi, đều tùy sở nghi. Vả nước ta các huyện xã ven sông, từ trước đắp đường đê, phòng khi nước lên ngập lụt: việc ấy nhân nói đã lâu, song hễ tới mùa thu nước lụt, thường có bị vỡ, thì thế nước tràn đến địa-phương nào, chẳng những ruộng nương bị ngập lụt, dầu đèn nhà cửa, người và giống vật, cũng có khi bị hại. Nay ta đã soi thấy bệnh dân, cũng muốn một phen đại-đoạn hưng trừ. Song tưởng rằng: lập đê phá đê đều có lợi hại, như bây giờ một là nối theo cựu đề ấy, đã tu-bổ lấy những chốn hội-liệt (chỗ vỡ); một là nhân đê đã vỡ, mà tinh phá thành đê (những chỗ đê hãy còn), hễ đến mùa nước lụt, mặc cho thế nước lên xuống: hai lề ấy đường lợi hại thế nào, cũng chưa lấy đâu chuẩn-đích, nhất cử nhất động quan hệ không nhỏ, ai nấy nghe quen thấy luôn, biết địa thế thế nào là tiện, với dân-tình thế nào là phải, ắt đã tru tri lợi hại, Đặc chiếu ban hạ việc ấy, phàm hữu sở kiến, đều cho minh bạch cụ trần (phàm có ý kiến gì, đều cho bày tỏ minh-bạch): hễ phủ, huyện quan dĩ thượng, thì tu biểu đệ tấu; hễ là tổng-trưởng, xã-trưởng, thì cho nộp tại phủ, huyện, quan phủ, quận huyện chuyên tấu; còn sĩ-thứ kỳ-lão thì đã đặt một cái hòm công ở Quảng-văn-đình ngoài cửa Nam. Như có điều trần về việc phá để đắp đê lợi hại ấy, đều cho bỏ vào trong hòm, để tiện thu xem. Hạn trong mười ngày, bên nào lợi bên nào bại, hoặc lợi nhiều, hại ít, hoặc lợi ít hại nhiều, với cái duyên-cớ tại sao mà được lợi hại, hết thảy điền-trần cho tách bạch, nói cho rõ-ràng thiết-đáng, nếu lời nói có thể làm được, tức có khen thưởng, để xứng-đáng cái chí-ý cầu lời nói của trẫm.” (Trích ở quyển Công-dịch, sách riêng của tác-giả, tờ 1b – 2b) (2).
VIII – Định phép thi hương, thi hội
Vào khoảng tháng bảy năm Gia-long thứ nhất (1802) vua cùng các quán bàn phép khoa-cử. Vua dụ rằng: “ Khoa-mục là con đường phẳng của sĩ-tử, thực không nên thiếu, phải nên giáo-dục thành tài, rồi sau thi hương thi hội, lần-lượt cử-hành, thì hiền-tài, được dùng luôn luôn”.
Đặt chức đốc-học các trấn Bắc-thành, lấy Học-sĩ Nguyễn-đình-Tứ làm đốc-học phủ Phụng-thiện (Hoài Đức) Lê-huy-Tiềm làm đốc học Kinh bắc, Ngô Tiêm làm đốc-học Sơn tây, v.v.
Phủ Phụng-thiên một độc-học; trấn Kinh-bắc, Sơn-tây, Hải-dương, Sơn-nam-thượng, Sơn-nam-hạ, mỗi trấn một đốc-học. Đốc-học Kinh bắc gồm Thái-nguyên, Lạng-sơn, Cao-bằng. Đốc-học Sơn-Tây gồm Hưng-hóa, Tuyên-quang. Đốc-học Hải-dương gồm An-quảng (Đại Nam thực lục chính biên, quyển 18, tờ 28a).
Tháng năm năm Gia Long thứ ba 1804, các quan Bắc-thành xin thêm đặt chức trợ-giáo. Vua cho Dương-Vịnh là hương-cống cố Lê làm Sơn-nam-thượng trợ-giáo, Nguyễn-Lý làm Sơn-tây trợ giáo, Vũ-Cơ làm Kinh-bắc trợ-giáo, v.v… Đại Nam thực lục chính biên, quyển 24 tờ 10b.
Tháng hai năm Gia-long thứ sáu 1807 có tờ chiếu rằng: “Quốc-gia cầu người hiền tài, tất phải từ chỗ khoa-mục. Các tiên-triều, phép khoa-cử cũng đã có làm. Từ khi Tây sơn dấy loạn, phép cũ bỏ mất: sĩ khí vì đó mà chìm-đắm uất-ức. Nay thiên-hạ đại-định, Nam Bắc hỗn-đồng, phải lấy việc cầu hiền làm việc gấp, đã sắc xuống nghị-định phép thi: kỳ đệ nhất chấn nghĩa tức kinh-nghĩa; kỳ-đệ nhị: chiếu, chế, biểu; kỳ đệ tam: thơ, phú; kỳ đệ tứ: sách vấn; lấy tháng mười năm 1807 mở khoa thi hương, năm sau là mậu thìn (1808) mở khoa thi hội nhưng cho là mới đại-định văn-học còn ít bèn đình khoa thi hội. Các ngươi là kẻ đa-sĩ, nên dùi-mài nghiệp học để đáp cái-lòng tốt của ta chuộng văn” Đại Nam thực lục chính biên, quyển 31, tờ 8a.
IX- Phong cho con cháu nhà Lê và cấp ruộng cho họ Trịnh
Tháng chín năm đầu 1820 vua Gia-Long phong cho Lê duy-Hoán làm Diên-tự-công. Đang khi loạn Tây-sơn, Duy-Hoán theo cha là Duy-kỳ Duy-kỳ này không phải là Lê Mân-đế chạy lên Bảo-lạc ; Duy-kỳ bị giặc giết, Duy-Hoán bèn trốn-tránh đến nhờ phiên-thần Thái-nguyên là Ma-thế-Cố. Vua Gia-Long cho tìm con cháu nhà Lê: Ma-thế-Cố tâu vua, vua bèn chiến rằng: “Đứng Vương-giả dựng nước quí trọng con cháu đời vua trước là còn đạo trung-hậu đó. Họ Lê từ khi khai quốc đến thời trung hưng, các đời nối nhau hơn ba trăm năm 1428-1789, trước sau hai mươi-nhăm vua: từ khoảng giữa về sau thì như dải mũ thừa nhưng còn là công chủ. Kịp đến khi Tây-Sơn xướng loạn, miếu thờ hương lạnh khói tàn. Nay trẫm kính vâng dại Trời, họp bờ cõi làm một, nghĩ tôn điển-lễ, để giữ việc thờ cúng nhà Lê. Lê duy-Kỳ tức Lê Mân-đế hoặc Lê chiêu-Thống 1786-1789, tuy là địch phái vua Hiển-tôn 1740-1786, mà không biết giữ nước chạy sang Tàu!. Thương cha nhà người trong khi loạn-lạc, đem mình chết vì việc nước, cũng là con cháu nhà Lê có người khá, trẫm rất khen ngợi, đặc-phong người làm Diên tự-công, đời nối tước vị, giữ việc thờ cúng miếu nhà Lê, cấp cho tự-dân 1016 người, tự-điền một vạn mẫn. Nhà người phải kinh sửa lễ tiết, lâu dài việc thế-tự, để giữ phúc chung.”
Các chi con cháu nhà Lê đều được tha đi lính và tha thuế dao, thuế thân, Duy-Hoán vào lễ tạ, vua Gia-long cho mãng-bào quan-phục, Đại Nam thực lục chính biên quyển 18, tờ 25a.
Đối với họ Trịnh, thì tờ chiếu nói rằng: “Tiên-tổ nhà ngươi vốn là nhân thích của trẫm, trung-gian Nam Bắc chia cõi, đều là việc đã qua. Từ khi phà Lê mất ngôi, miếu Trịnh khói tàn. Nay bốn bề dẹp yên, nói đến tình thân qua-cát, động lòng chân-niệm. Đặc cho nhà người coi giữ việc cúng tế họ Trịnh, cấp cho năm trăm mẫu tự-điền, để cung vào việc thờ cúng, lại tha họ Trịnh 247 người khỏi điều lính, thuế dao và thuế thân” Đại Nam thực lục chính biên, quyển 18, tờ 26a.
X – Tổng kết
Đại Nam thực lục chính biên quyển 60, tờ 21a kết rằng “Vua Thế-tổ nối ngôi chúa ở Gia-định gồm hai-mươi hai năm 1778-1801. Kịp đến khi lấy lại được cựu kinh, kiến nguyên Gia long 1802, thiên hạ đã yên cả, mới lên ngôi hoàng đế, gồm mười tám năm 1802-1819. Dựng nghiệp trung hưng, công đức hơn hết, từ đời Hồng Bàng trở lại, chưa có ông vua nào được như vua Thế tổ. Khi mới dựng nước đắp thành quách, sửa lăng tẩm, đặt đàn tế giao, nhà thái-miếu, nền xã tắc; ban chức tước cho ăn lộc, mở khoa thi, lấy học trò, dạy việc lễ nhạc, dựng nhà học hiệu, định phép tắc, điều luật; cho dòng-dõi Lê, Trịnh được tự điền, cho con cháu công thần được nhiều ấm; từ chối việc Tây di dâng phương vật, cẩn thận việc phòng bị nước Tiêm la, cưu mang Chân lập, vỗ về Vạn tượng; uy dạy phương xa, nhân khắc nước nhỏ, qui mô rất là rộng rãi.
(Hết)
Ứng hòe – NGUYỄN VĂN TỐ
(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)
1) “Lời truyền công đồng cho khắp cả các quân dân và trăm họ các xã, thôn, phường, trại, sách, thuộc các phụ huyện ở các trấn Bắc thành đều tuân biết : Sự sinh kế của dân có quan hệ với nhau, người nghèo người giàu phải giúp đỡ lẫn nhau là nghĩa thông thường: Từ cuối đời Lê (năm 1789) cho đến Tây sơn xướng loạn (1778), phần thì thuế nặng xâu nhiều, phần thì đói kém, tật dịch; bao nhiêu những nhà nghèo khổ, bị về đói rét, cho nên tích lũy thành nhiều nợ; như những nợ đã lâu năm, hoặc trả lãi thiếu gốc, hoặc trả gốc thiếu lãi, hoặc có người lại đem lãi, làm gốc đến nổi đời cha vay đời con trả nợ, mà gốc lãi cũng vẫn không xong; những kẻ tiểu dân nghèo thiếu, thậm chí mất cả nhà cửa, không chỗ làm ăn dần dần đến nỗi phải xiêu tán đi nơi khác. Những sự tình ấy đã được nhà vua xét tới, hợp truyền: hễ từ tháng chạp năm canh thân (1800) về trước, các món nợ ấy, hết thảy đều thôi, chủ nợ không được đòi hỏi. Còn như những nợ mới, thì bấy nay bị loạn lạc, lại thêm tai nạn đói kém về nước lụt và hạn hán, kẻ xiêu tán cũng chưa về làng được, đứa bần cùng cũng chưa đủ sinh phai: ăn còn chưa đủ, lấy đâu mà trả nợ ? Nhưng truyền: từ tháng giêng năm tân dậu (1801) và từ năm nhâm tuất (1802) đến tháng mười năm nay (1803) (quý hợi) là ba năm, phàm các món nợ, không kể là lãi năm, lãi tháng, hay lãi mùa, đều hoãn một năm nữa (chữ Pháp gọi là moratorium), bắt đầu từ ngày tháng này (20 tháng hai năm Gia-long thứ hai, 13 février 1803) đến tháng mười sang năm hết hạn, thì chú nợ mới được đòi hỏi. Đến như trong văn tự nợ, hoặc cầm nhà cửa, ruộng đất, vườn ao và các đồ vật khác, không kể đã lâu hay mới, hễ người vay nợ chưa giao nguyên-vật cho chủ nợ, cũng theo lệ nợ được hoặc một năm; nếu trước đã chót giao cho chủ nợ nhận rồi thì thôi, đợi sau có tiền cứ gốc mà chuộc. Lại như từ ngày tháng này về sau, đều cho theo kỳ hạn trong văn-khế đòi hỏi về việc cầy trả nợ; nhưng mà cầy trả nợ hoặc cầy mướn, mà trong văn-khố không nói đến, thì không theo lệ hoãn được. Việc ấy kính vâng nhà vua đã soi thấu chỗ ẩn tình của dân, muốn cho bớt nhiều thêm ít, người giàu cũng không thiệt lắm, người nghèo hơi được thong thả. Phàm ở gần ở xa, đều nên tuân theo. Nếu chủ nợ trái lệnh truyền cho người mắc nợ cứ đến kết tại quan phủ huyện sở tại. Quan xét quả thực, xử theo tội nặng. Nay truyền.”
2) Đại-Nam thực-lục chính-biên (quyển 22 tờ 15a) cũng chép tờ chiếu tháng 10 năm Gia long thứ hai (1803) “khiển quan lại sĩ thứ Bắc thành điều trần đê chính lợi hại”, những lời chiếu làm toàn chữ nho và vắn tắt hơn. Lời chiếu rằng: “Dấy lợi trừ hại là việc trước nhất của vương chính, bắt chước đời xưa, so sánh đời nay lý phải cho đáng. Các huyện ven sông ở địa-phương các ngươi, từ trước sáng lập đê điều để phòng nước lụt, nhân nói đã lâu, thường khi mùa lạt bị vỡ đê, ruộng lúa ngập mất, người và giống vật cũng bị hại. Lũ các ngươi hoặc sinh ở đất ấy, hoặc làm quan ở nơi ấy, địa thế nhân tình, chắc là am hiểu. Nên đắp đê hoặc phá đê, bên nào lợi, bên nào hại ? cho đều trần tình sở kiến của mình. Nếu lời nói ấy có đem thi hành, tức có khen thưởng”. Đại-Nam thực-lục chính-biên (quyển 21, tờ 9a) chép từ tháng tư năm Gia-long thứ hai (1803) đã đáp bảy đoạn đê mới ở Bắc thành; một đoạn ở xã Nại-tử châu, huyện An-lạc, tỉnh Sơn tây, dài hơn 220