• NGÔN NGỮ KHÁC
    • UNITED STATES
    • CANADA
    • AUSTRALIA
    • UK, EUROPE
    • Chinese
    • Czech
    • Dutch
    • English
    • French
    • German
    • Hebrew
    • Indonesian
    • Italian
    • Japanese
    • Korean
    • Persian
    • Polish
    • Portuguese
    • Romanian
    • Russian
    • Slovak
    • Spanish
    • Swedish
    • Turkish
    • Ukrainian
  • GIỚI THIỆU
Epoch Times Tiếng Việt
Thứ năm, 19/06/2025
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
EPOCH TIMES Tiếng Việt
  • Home
  • Premium
  • Hoa Kỳ
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
  • Đông Dương
  • Tây Dương
  • Bình luận
  • Sức Khỏe
  • ETV Video
  • Tài Chính – Kinh Tế
  • Văn Hóa & Nghệ Thuật
  • Đời Sống
  • Khoa học
  • Công nghệ
  • More
ETV Rao vặt Premium Podcast Facebook Youtube
  • BÌNH LUẬN
  • HOA KỲ
  • MỸ - TRUNG
  • TRUNG QUỐC
  • ĐÔNG DƯƠNG
    • Á Châu
    • Úc Châu
    • Việt Nam
  • TÂY DƯƠNG
  • TÀI CHÍNH
  • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ĐỜI SỐNG
  • SỨC KHOẺ
  • KHOA HỌC
  • VIDEO
  • TIN MỚI NHẤT
  • TIN TIÊU ĐIỂM
  • TIN CHỌN LỌC
  • BẢN TIN ĐẶC BIỆT
  • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
  • ETV SỨC KHỎE
  • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
  • SHEN YUN ZUO PIN new
  • Google connect icon
ĐẶT MUA BÁO IN
Mới nhất Tiêu điểm  Bình luận Share Email

Ý nghĩa ba chữ quốc hiệu Đại Cồ Việt

BTV Epoch Times Tiếng Việt
BTV Epoch Times Tiếng Việt
Chủ nhật, 25/4/2021
bigger smaller Báo lỗi

Hồi Novembre-Décembre 1941, trong cuộc trưng-bày lịch-sử trên nhà Bảo-tàng Maurice Long ở khu Hội-chợ Hà nội do chính-phủ tổ-chức, chắc ai cũng phải để ý đến bức bản đồ nước Đại Cồ Việt hồi thế-kỷ thứ mười,

Một cái vinh-dự: sánh bức Bản đồ Đại-Cồ-Việt ấy với bức bản đồ hiện-thời, tất ai cũng phải cảm-động trước cái công gây dựng đất nước, mở-mang bờ cõi của tổ-tiên. Trong vòng mười thế-kỷ nay, mỗi tấc đất mở rộng là một dấu-vết huyết hận của |tiền-nhân còn in lại.

Như các bạn đã thấy trong bức bản đồ in ở giữa hai trang báo  đây, ba chữ “Đại-Cồ-Việt” ấy có thể tiêu biểu được một cái tinh-thần mạnh-mẽ, thống-nhất, đồ-sộ, hùng-tráng nhưng lại dường như ngầm chứa một ý nghĩa mầu-nhiệm, sâu-sắc, khó hiểu.

Chắc cũng như tôi, các bạn trẻ muốn biết rõ nghĩa ba chữ quốc hiệu kỳ-quặc ấy ? Không nên lầm quốc-hiệu với hoàng-hiệu. Quốc-hiệu là cái danh hiệu đại biểu cho một nước khác với họ nhà vua của từng triều-đại một. Còn hoàng-hiệu chỉ có nghĩa: là hiệu những năm trị vì của từng ông vua..

Đinh, Lê, Lý, Trần là họ của các triều-đại. Cảnh-hưng, Chiêu-thống là niên-hiệu hai vua hồi cuối Lê Trung-hưng. Gia-long, Minh-mạng Thiệu-trị, là hoàng-hiện ba vua đầu triều Nguyễn.  

Vạn-xuân, Đại-cồ-Việt, Đại-Nam… mới là những quốc hiệu của nước ta do mỗi đời vua đặt gọi một khác. Theo Quốc-sử, nước ta có quốc-hiệu từ đời Hồng Bàng. Văn-lang là một tên quốc hiệu cổ nhất của ta. 

Mỗi quốc-hiệu đặt ra tất có ý nghĩa gì gồm chứa ở trong đó, Trong các tên quốc hiệu của ta đây có cái tên Đại-cồ Việt do đời vua Đinh Tiên hoàng đặt ra mà tôi vừa nêu lên ở trên đó là khó hiểu hơn cả. Vậy, nhân nay làm số chuyên san về vua Đinh Tiên-hoàng, ta thử cùng nhau thảo luận cho vỡ lẽ, họa may có thể tìm được ý nghĩa gì đúng chăng. .. 

Đặt hiệu cho một quốc-gia, cũng như đặt tên cho một cá- nhân, tất người ta ai cũng phải chọn lấy những chữ những tiếng nếu không được hay-ho đẹp-đẽ thì ít ra cũng phải có ý nghĩa, chứ không mấy khi lại dùng những tiếng vô ý-thức mà đặt làm gì 

Ad

Quốc-hiệu Vạn-xuân của vua Tiền Lý Nam-đế (544-543) là có ý mong cho vận nước được trường cửu hàng muôn năm. Quốc-hiệu Đại Việt của vua Lý Thánh-tông (1054-1072) là có ý mong cho nước Việt được hùng, được lớn.  Còn ba chữ Đại-cổ việt của vua Đinh Tiên-hoàng ? Đại là lớn; Việt là nước Việt nam: hai chữ ấy cố nhiên dễ hiểu rồi. Chỉ có chữ Cồ là đáng  cho ta chú-ý nhất,

Theo bộ Khang-hi tự-điển và  Từ-nguyên, thì chữ “Cổ gồm có mấy nghĩa. Trừ những nghĩa không đẹp như là sợ sệt, là cái nhìn của chim ó, chim cắt, còn có mấy nghĩa khả thủ như vẻ nhìn-ngó, tên một thứ binh-khí như loài cái kích. Nếu là chuyên danh-từ, thì là họ Cồ.

Nếu vua Đinh đã đặt quốc, hiện bằng ba chữ ây theo nghĩa Hán-văn thì một là nước Việt có cây cỏ (một thứ binh-khí) lớn; hai là nước Việt nhìn ngó một cách lớn-lao.

Đến đây, ta cũng nên ngờ chữ “Cổ” ấy có khi là tên chỗ đất ở của một bà trong năm vị hoàng-hậu triều vua Đinh. Vì sử chép; Vua Đinh Tiên-hoàng lập năm bà hoàng-hậu: 1: Đan-gia; 2: Trinh-minh; 3: Kiểu-quốc; 4: Cồ-quốc; 5: Ca-ông. Ta nên chú ý đến bà Cồ-quốc hoàng-hậu ấy. Biết đâu, vua Đinh không vì quá sủng ái bà hậu kia, nên mới lấy cái tên chỗ đất bà ở mà đặt kèm vào chữ Việt làm thành một tiếng tập-hợp chuyên danh-từ, rồi đem đặt thêm một chữ ở Đại là hình-dung từ lên trên, thành cái quốc-hiện rất hùng: Đại Cồ-Việt. Nếu vậy, thì hai chữ Cồ-quốc không phải không có liên-lạc với ba chữ Đại Cồ Việt,

Nhưng theo các sử gia của ta xưa, thì vua Đinh Tiên-hoàng là người “vô kệ cổ học” (1), là “bất học võ thuật” (2), là “võ lược có thừa mà học vấn không đủ” (3), thì chắc đâu ngài đã uyên-thâm hán-học mà tự đặt hoặc sai đặt quốc-hiệu theo nghĩa hán-văn ?

Nếu vậy, chưa biết chừng, ba chữ  “Đại Cồ-Việt”, tiền nhân ta đã đặt theo nghĩa tiếng Nam ? Đại, ngay bây giờ, người ta cũng vẫn quen hiểu nghĩa nó là to-lớn; cái bồ đại,cái nón đại, v.v…  Cồ, nghĩa là sù-sụ, to cồ. Việt, nghĩa là nước Việt-nam.

Họp ba chữ ấy lại thành một tên quốc-hiệu rất hùng và rất đẹp; nước Việt to cồ ! Khi đặt quốc-hiệu là Đại-Cồ Việt ấy, biết đâu trong óc vua Đinh không có cái tự hào rằng ta đã tạo được một nước Việt lớn kếch, hoặc có cái hứa-hẹn mong-ước rằng ta sẽ làm cho nước Việt ngày một lớn-lao theo tài-năng và nỗ lực của nhà vua và dân chủng?

Xin các bạn đừng vội gạt đi mà gán cho tôi cái tiếng ngụy-biện ! Đã đọc Quốc-sử, chắc ai cũng còn nhớ đức Phùng Hưng, người đã từng lật đồ được cái ghế kinh-lược-sứ của Cao Chính-Bình, đã bẻ gẫy được cái xiềng xích đô-hộ của nhà Đường thủa trước, sau khi ngài mất, con là An lên nối ngôi làm Đô-phủ quân, tôn xưng ngài là Bồ-Cái đại-vương. Bố vì theo tục người trong chậu bấy giờ gọi cha là bố, gọi mẹ là cái (4).

Người ta đã có thể lấy tiếng nôm làm tôn hiệu một ông vua, thì sao lại không thể lấy tiếng mẹ đẻ làm quốc hiện một nước ? Điều ấy, tôi tưởng, có thể có được lắm. Mà về điều phỏng đoán này có lẽ đúng hơn, vì vua Đinh là một tay quân-nhân xuất thân, đi trận mạc từ thủa hãy còn “để chỏm”, chắc ngài cũng chẳng cần “sôi kinh nấu sử” như những vua ở triều thừa bình. Ngài có thể đặt tên hiệu cho một bà hậu là  “Ca-ông”, một tiếng hình như vô nghĩa – vì đã là đàn-bà sao lại gọi là “Ông”được ? – thì có thể lắm, ngài rất dễ-dàng đặt quốc-hiệu là Đại Cồ-Việt theo tiếng nôm ta, miễn nó tỏ ra được rằng ba tiếng “Đại Cồ-Việt” có cái tinh-thần võ-dũng, cái khí-phách hùng-tráng, cái tư-thế bất khả xâm-phạm, cái lực-lượng to tát dồi-dào… Thế là đủ, chà cần gì phải “hoa hòe hoa sói” bằng những tiếng hán-văn vừa kiểu cách, vừa khó hiểu ?

Nếu vua Đinh quả đã nghĩ vậy khi đặt quốc-hiệu như thế, thì ba chữ “Đại Cồ Việt” trong bức bản đồ hồi thế kỷ thứ mười kia thật có nghĩa hay vô cùng và ý-tứ thành-thực vô-cùng !.

Dẫu vậy, đó mới chỉ là những thuyết phỏng-đoán, chúng tôi cần phải đưa ra trước ánh sáng “công-thị” đề chất chính cùng các bậc cao-minh trong nước Đại Cồ-Việt này. 

HOA BẰNG

Ad

(Theo TRI TÂN TẠP CHÍ 1941)

1) Lời của sử-thần Lê văn-Hưu trong Đại Việt sử ký.

2) Lời phê-bình của vua Tự Đức trong Khâm định Việt- thông-giám cương mục.

3) Lời của sử thần Ngô thời-Sĩ trong Việt-sử tiền án,

Ad

4 Tiếng “cái” bây giờ hãy còn ở trọng tục-ngữ: “Con dại, cái mang” Cái đấy tức là mẹ vậy,

share iconCHIA SẺ
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
Tin chọn lọc
Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

Bút pháp nghệ thuật và Tu dưỡng tinh thần: Đông-Tây tương phùng

  • 04/8/2024
6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

6 bài tập đơn giản chữa chứng gù lưng

  • 04/8/2024
Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

Chữa táo bón và bệnh trĩ: 1 huyệt vị + 1 bài tập + 2 loại trái cây

  • 03/8/2024
Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

Bác sĩ Nhật Bản giảm 10kg trong 2 tháng nhờ bỏ bánh mì ra khỏi bữa sáng

  • 03/8/2024
Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

  • 02/8/2024
Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

Nghiên cứu mới bác bỏ quan niệm uống rượu giúp kéo dài tuổi thọ

  • 02/8/2024
Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer Sargent tìm lại chính mình

Bức tranh ‘Carnation, Lily, Lily, Rose’: Hành trình họa sỹ John Singer...

  • 01/8/2024
Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

Không phải các loại mỡ trong cơ thể đều như nhau

  • 01/8/2024
Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

Ngủ trưa nhiều làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và Alzheimer

  • 01/8/2024
Hỏa Diệm Sơn

Hỏa Diệm Sơn

  • 01/8/2024
6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

6 bài tập thể dục có tác dụng chống trầm cảm

  • 31/7/2024
7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

7 vấn đề an toàn cần lưu ý khi nhuộm tóc

  • 31/7/2024
Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

Cách ăn uống của người cha ảnh hưởng sức khỏe của con cháu như thế nào?

  • 30/7/2024
Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

Từ nền Cộng hòa đến Chế độ độc tài: Sự trỗi dậy của Sulla

  • 30/7/2024
Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

Thiếu vitamin D liên quan đến bệnh sâu răng ở người cao tuổi

  • 30/7/2024
5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

5 bài tập đơn giản giúp bạn quản lý bệnh tiểu đường

  • 29/7/2024
Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

Vẽ tranh: Nghệ thuật của sự lắng nghe và khám phá

  • 29/7/2024
Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

Nghiên cứu: Bên trong sao neutron tồn tại vật chất lạ siêu đặc

  • 29/7/2024
Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

Bạn dễ ngất xỉu khi đi xét nghiệm máu?

  • 29/7/2024
Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

Ăn chay và ăn trái cây mà vẫn bị gan nhiễm mỡ? Một loại trà có thể hữu ích

  • 28/7/2024
Xem thêm
CHIA SẺ
Gửi mail Copy
Shen Yun Zuo Pin
Tin Mới Nhất

    Tin nổi bật

    • Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay

      Cập nhật giá vàng mới nhất hôm nay
    • Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết

      Bệnh bạch hầu: Nguyên nhân và cách nhận biết
    • VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam

      VF 5 bắt đầu được bán tại Indonesia, giá quy đổi thấp hơn tại Việt Nam
    • Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an

      Thành tâm hướng Phật, được bảo hộ biến nguy thành an
    • Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?

      Tại sao người xưa treo ngải cứu và xương bồ trước cửa nhà vào ngày Tết Đoan ngọ?
    AdAds by ETV
    AdAds by ETV
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Epoch Times Tiếng Việt
    Premium Podcast Facebook Youtube
    • TIN MỚI NHẤT
    • TIN TIÊU ĐIỂM
    • TIN CHỌN LỌC
    • ETV VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ETV SỨC KHỎE
    • NGHỆ THUẬT SHEN YUN
    • SHEN YUN ZUO PIN
    36 QUỐC GIA, 22 NGÔN NGỮ
    • English
    • Chinese
    • Spanish
    • Hebrew
    • Japanese
    • Korean
    • Indonesian
    • French
    • German
    • Italian
    • Portuguese
    • Swedish
    • Dutch
    • Russian
    • Ukrainian
    • Romanian
    • Czech
    • Slovak
    • Polish
    • Turkish
    • Persian
    • Vietnamese
    TẢI APP CỦA CHÚNG TÔI
    app-store app-store
    • BÌNH LUẬN
    • HOA KỲ
    • MỸ - TRUNG
    • TRUNG QUỐC
    • ĐÔNG DƯƠNG
      • Á Châu
      • Úc Châu
      • Việt Nam
    • TÂY DƯƠNG
    • TÀI CHÍNH - KINH TẾ
    • VĂN HÓA & NGHỆ THUẬT
    • ĐỜI SỐNG
    • SỨC KHỎE
    • KHOA HỌC
    • Liên lạc
    • Giới thiệu
    • Rss Feeds
    • Điều khoản dịch vụ
    • Chính sách bảo mật
    • Chính sách bản quyền
    KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI
    • Google connect icon
    Copyright © 2020 - 2025 Epoch Times Tiếng Việt
    share iconCHIA SẺ
    Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn
    Form Newsletter Subscription

    Đăng ký nhận tin