Sự thật về cuộc diệt chủng người Armenia và mối liên hệ với con người ngày nay
Cuộc thảm sát tàn khốc đã giết chết 1,5 triệu người Armenia ở Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 1915 đến 1917 thuộc Đế quốc Ottoman. Tiến sĩ Nash-Marshall đã vạch trần sự phủ nhận của Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc diệt chủng và chỉ ra tác động vô nhân tính của chủ nghĩa đương thời. Họ phải chịu trách nhiệm cho việc tàn sát cả một dân tộc.
Che giấu về thất bại tại Caucasus bằng cách cách đổ lỗi cho người Armenia
Người Armenia theo đạo Cơ đốc. Ngoài những khác biệt về sắc tộc và tôn giáo, cuộc diệt chủng còn xuất phát từ sự thất vọng vì thất bại quân sự của người Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống người Nga trên dãy núi Kavkaz. Trong cuộc chiến 5 ngày, kết thúc ngày 3/1/1915, người Nga đã đánh bại cuộc tấn công của người Thổ Nhĩ Kỳ. Trong 95.000 quân Thổ đi chiến đấu, chỉ còn 18.000 người trở về – khoảng 50.000 người bị chết cóng. Trong lực lượng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lúc đó đã lan truyền tin đồn rằng các binh sĩ người Armenia trong quân đội đã bỏ chạy về phía người Nga.
Dưới sự quản chế của các luật lệ cai trị áp đặt bởi Tổng trấn Pasha, ông ta đã chọn cách đổ lỗi cho người Armenia về thất bại tại Caucasus để tránh khỏi sự kết tội.
Cuối tháng 2/1915, người Thổ Nhĩ Kỳ bãi nhiệm các quan chức người Armenia. Họ chuyển các binh sĩ người Armenia khỏi các đơn vị chiến đấu, đưa họ vào các binh đoàn lao công. Họ bỏ tù các sĩ quan quân sự Armenia, và họ ra sắc lệnh người Armenia không được phép mang vũ khí. Người Thổ bắt đầu cuộc truy tìm các vũ khí cất giấu bí mật trong cộng đồng Armenia. Tại Constantinople, chính quyền bắt giữ những người Armenia quan trọng, các nhà văn, nhà giáo, luật sư và giết chết họ.
Trong thời gian ngưng chiến tại bán đảo Gallipoli, Enver bắt đầu chương trình xua đuổi người Armenia ra khỏi quê hương họ. Trong quá trình cưỡng bức người Armenia di chuyển, nhiều người đã phản kháng, nhưng không thành công và đã bị giết chết. Nhiều người đã bỏ chạy, một số trốn vào sa mạc khô cằn nơi họ bị tấn công bởi người Kurd Hồi giáo cũng ghét người Armenia. Một số kết thúc cuộc đời trong các trại tập trung ở sa mạc, nơi họ bị bỏ đói đến chết.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với chúng tôi, tiến sĩ Nash-Marshall chủ tịch hội triết học Đại học Manhattanville tại New York, và là tác giả cuốn “The Sins of the Fathers” – một cuốn sách viết về cuộc diệt chủng người Armenia, bà cũng là dịch giả của cuốn tiểu thuyết “Silent Angel” của Antonia Arslan đã nói rằng: ‘‘Cuộc diệt chủng người Armenia là cuộc diệt chủng đầu tiên của thế kỷ 20. Đế chế Ottoman đã lợi dụng Thế chiến I để tiến hành một cuộc tàn sát toàn diện người Armenia. Một triệu rưỡi trong số họ đã bị tàn sát theo những cách khủng khiếp nhất mà con người ta có thể tưởng tượng.
Những người đàn ông bị tách khỏi gia đình của họ. Họ thường bị giết tại chỗ. Những người phụ nữ và trẻ em bị buộc phải đi bộ di chuyển vào sa mạc Syria. Đủ loại chuyện kinh dị xảy ra trên đường đi của họ. Hầu hết họ chết vì khát, đói và mệt.
Sự kiện về cuộc diệt chủng được ghi chép rất đầy đủ. Quân Đồng minh đã đặt ra thuật ngữ “Tội ác chống lại loài người” khi họ kêu gọi người Thổ Nhĩ Kỳ ngừng giết người Armenia. Giáo hoàng Benedict XV, trong bức thư của mình gửi cho Quốc vương, đã gọi đây là việc “khiến cho người Armenia gần như tuyệt chủng”. Đó là một phần của một hoạt động mà đại sứ Hoa Kỳ lúc bấy giờ, Henry Morgenthau, gọi là “sự minh oan cho Tiểu Á”.
Cuộc thảm sát này được công nhận rộng rãi là một trong những vụ diệt chủng có hệ thống và hiện đại đầu tiên về quy mô và về số lượng người chết, là bằng chứng về một kế hoạch có tổ chức và có hệ thống để hủy diệt người Armenia. Sự kiện này là vụ diệt chủng được nghiên cứu nhiều thứ hai sau vụ Holocaust của Đức Quốc xã. Đã có 22 quốc gia chính thức công nhận đây là một vụ diệt chủng. Đến nay, chính phủ Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ luôn bác bỏ khi bị cáo buộc về tội ác diệt chủng.
Mối liên hệ giữa cuộc diệt chủng người Armenia và cuộc sống con người ngày nay
Chủ nghĩa hiện thực với tư duy triết học hiện đại cùng với sự im lặng đáng sợ của cộng đồng là nguyên nhân sâu xa khởi nguồn cho cuộc đàn áp tôn giáo tàn khốc này. Tiến sĩ Nash-Marshall nói: ‘‘Điều này không lạ đối với một người Công giáo. Giáo hoàng Leo XIII đã chống lại chủ nghĩa hiện đại. Ông cũng cố gắng bảo vệ người Armenia trong các vụ thảm sát trước đó (1894-1896) được thực hiện bởi Quốc vương Abdul Hamid.
Đầu tiên, nó được khẳng định dựa trên tư tưởng phương Tây hiện đại: Tất cả các thủ phạm đều đọc và nghiên cứu cẩn thận các nhà triết học Châu Âu thế kỷ 19.
Thứ hai, nó cho thấy cái giá của sự giả dối trong nền chính trị đương thời. Cuộc diệt chủng đã không xảy ra trong một đêm. Nó đã xảy ra sau gần 30 năm đàm phán trong đó các cường quốc Châu Âu kêu gọi cải cách ở các tỉnh Armenia, ký đủ loại hiệp ước với Quốc vương, nhưng vẫn để người Armenia bị tàn sát. Giáo hoàng Leo XIII đã can thiệp, cố gắng làm trung gian giữa các cường quốc Châu Âu và đàm phán với các vị vua vì ông nhận thức rõ về hoàn cảnh của người Armenia và sức mạnh của hành động giả dối.
Thứ ba, cuộc diệt chủng người Armenia nêu rõ lịch sử vốn có trong triết học hiện đại. Mặc dù việc giết người Armenia hầu như đã kết thúc vào năm 1923, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay vẫn đang ra sức đưa người Armenia ra khỏi lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại.
Thứ tư, cuộc diệt chủng người Armenia cho thấy rõ cái xã hội được xây dựng theo triết học hiện đại. Người Armenia đã bị giết để kiến tạo một “Thổ Nhĩ Kỳ mới” được xây dựng theo con đường triết học Pháp và Đức. [Trong cuốn “Sins of the Fathers”, tiến sĩ Nash-Marshall đã chỉ ra giới trí thức của “Thổ Nhĩ Kỳ mới” đã được truyền cảm hứng từ Karl Marx, Georg Wilhelm Friedrich Hegel và cả nhà triết học người Pháp Auguste Comte.]
Thứ năm, diệt chủng Armenia là để chống lại Kitô giáo.
Do đó, cuộc diệt chủng người Armenia là một tấm gương để chúng ta hiểu những vấn đề đang phải đối mặt ngày nay. Cuộc diệt chủng người Armenia cho ta thấy điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không chú ý đến các dấu hiệu báo trước’’
Khi con người đối diện với dịch bệnh, ranh giới của sự sống và cái chết trở lên mong manh thì đức tin lại là sợi dây quan trọng trong xã hội này. Tiến sĩ Nash-Marshall nói: ‘‘Chúng ta đang sống trong thời kỳ khó khăn và có nguy cơ quên đi những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống của mình. Chúng ta bị phân tâm bởi các sự kiện, bởi những cảm xúc bạo lực, bởi sự bất ổn. Chúng ta cũng luôn bị cám dỗ để nghĩ rằng chúng ta chỉ có một mình. Điều này đặc biệt đúng với chúng ta bây giờ, không chỉ vì COVID-19, mà bởi vì những mối liên kết ràng buộc xã hội của chúng ta dường như đã bị nới lỏng: gia đình, giáo xứ, cộng đồng’’.
An Hòa