Biến thể COVID mới ‘HV.1’ có những đột biến đáng ngạc nhiên

Biến thể mới đang gia tăng ở Hoa Kỳ có các đặc điểm của biến thể delta năm 2022 và Eris. Biến thể mới này gây ra những tác động gì?

Theo báo cáo mới nhất ngày 28/10 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), một biến thể virus COVID-19 mới, được đặt tên là HV.1, đã vượt qua EG.5 (Eris) để trở thành biến thể hàng đầu được chẩn đoán ở Hoa Kỳ.

HV.1 đã tăng từ 1.1% vào đầu tháng Tám lên 25.2% số trường hợp nhiễm COVID. Trong khi đó, EG.5 đã giảm từ 24.3% vào ngày 30/09 xuống mức hiện tại là 21.9% trong vòng một tháng.

Biến thể COVID mới ‘HV.1’ có những đột biến đáng ngạc nhiên
HV.1 chiếm khoảng 25.2% tổng số trường hợp ở Hoa Kỳ. (Ảnh: CDC)

HV.1 lây lan nhanh hơn

HV.1 xuất hiện sau EG.5, cháu của XBB.1.5 hoặc Kraken. Do tốc độ lây truyền nhanh và khả năng trốn tránh miễn dịch vượt trội nhờ đột biến F456L, tỷ lệ lưu hành toàn cầu của EG.5 đã tăng lên. Điều này khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải phân loại HV.1 là “biến thể đáng lo ngại” (VOC) vào đầu tháng Tám.

HV.1 có hầu hết các đột biến protein gai của EG.5, bao gồm cả F456L. Tuy nhiên, HV.1 còn có một đột biến bổ sung đáng ngạc nhiên: L452R. Đột biến L452R làm tăng khả năng lây nhiễm, là một trong những đột biến chính của biến thể delta đầu năm 2022 nhưng không có ở biến thể omicron.

Làm sao điều này lại xảy ra? Tính chất không thể đoán trước của các biến thể virus COVID này khiến chúng ta nhớ lại nguyên lý bất định của vật lý lượng tử của Heisenberg. Các nhà vật lý không thể xác định vị trí hoặc tốc độ của một hạt trong phạm vi vi mô. Tương tự như vậy, các nhà virus học cũng không thể xác định vị trí đột biến và tốc độ biến đổi của các biến thể COVID trong thế giới virus.

Theo một phân tích gần đây được thực hiện bởi giáo sư Đại học Bắc Kinh Yunlong Cao và nhóm của ông, HV.1 được cho là có khả năng lây truyền tốt hơn một chút so với chủng ưu thế trước đó là EG.5, vì ái lực liên kết với thụ thể ACE2 tốt hơn. Hai chủng đáng lo ngại hơn là biến thể phụ omicron HK.3 (FLip) và BA.2.86 (Pirola), có ái lực gắn kết thấp hơn nhiều.

HV.1 trốn tránh vaccine dễ dàng hơn

HV.1 có thể khiến các loại vaccine COVID-19 hiện tại trở nên kém hiệu quả hơn nữa, vì nó thậm chí còn có khả năng thoát khỏi khả năng miễn dịch do vaccine gây ra tốt hơn so với EG.5. Điều này có nghĩa là tất cả các loại vaccine COVID hiện tại đều không thể tạo ra kháng thể hiệu quả để liên kết với HV.1.

Điều này là kết quả của các đột biến chính của biến thể F456L, L452R, F157L và Q52H. Những đột biến mới nhất này cho thấy các biến thể omicron mới đã phát triển các chiến lược xảo quyệt để trốn tránh các loại vaccine nhân tạo của chúng ta bằng cách nhắm mục tiêu rõ ràng vào các vị trí cụ thể. Nhờ đó, virus có thể thoát khỏi một phần hoặc toàn bộ tác dụng bảo vệ của chích ngừa. Điều này có khả năng dẫn đến nhiễm trùng bùng phát ở những người được chích ngừa.

Sự gia tăng khả năng lây truyền nhanh hơn và trốn tránh của virus giúp giải thích đường cong gia tăng mà chúng tôi quan sát được trong báo cáo của CDC.

Theo dữ liệu thực nghiệm của ông Cao, không có gì ngạc nhiên khi HV.1 cho thấy phản ứng trung hòa kháng thể giảm hơn nữa, làm tăng nguy cơ tái nhiễm hoặc lây nhiễm đột phá.

Virus thay đổi nhanh chóng

Kể từ năm 2022, các dòng con omicron đã tìm ra những cách mới để trốn tránh các phản ứng miễn dịch của chúng ta, tăng khả năng lây truyền và tái nhiễm nhiều lần hơn.

Khả năng đột biến của SARS-CoV-2 được xem là nhanh hơn nhiều so với nhiều loại virus đặc hữu khác. COVID-19 đột biến nhanh gấp 7 lần so với các loại virus Corona khác và nhanh gấp 2.5 lần so với virus cúm vốn được công nhận rộng rãi với khả năng đột biến kháng nguyên nhanh chóng.

Tại sao? Virus là một sinh vật thông minh, luôn cố gắng để sinh tồn. Để đạt được mục tiêu, virus không có lựa chọn nào khác ngoài việc biến đổi và vượt qua sự phát triển các loại vaccine mới của nhân loại.

Một quan điểm được áp dụng rộng rãi là chiến dịch chích ngừa nhanh chóng và trên quy mô lớn đã tạo ra áp lực chọn lọc chưa từng có đối với SARS-CoV-2. Điều này còn được gọi là áp lực miễn dịch dân số.

Bắt đầu từ cuối năm 2022, một số biến thể dòng omicron mới, XBB.1.5, XBB.1.16, EG.5 và HV.1, lần lượt xuất hiện. Chúng lây truyền nhanh hơn, hiệu quả hơn và ngày càng có khả năng trốn tránh các loại vaccine COVID hiện tại.

HV.1 có gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn không?

Theo dữ liệu hiện tại, HV.1 có thể sẽ gây ra các triệu chứng tương tự như nhiễm omicron, chẳng hạn như:

  • Ho.
  • Mệt mỏi.
  • Ngạt mũi
  • Sổ mũi.

Việc HV.1 có gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn hay không rất có thể sẽ khác nhau ở mỗi người.

Virus là một yếu tố ngoại lai, trong khi hệ miễn dịch của chúng ta là yếu tố nội tại, nhưng khả năng miễn dịch bẩm sinh của chúng ta là yếu tố nền tảng sẽ quyết định kết quả của trận chiến.

Chúng ta không thể kiểm soát virus hoặc cách nó biến đổi. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát lối sống của mình: thực phẩm, giờ đi ngủ, việc đi dạo bên ngoài hàng ngày và thậm chí cả quan điểm về cuộc sống. Tất cả những điều này đều quan trọng.

Cung cấp vitamin D, C và các khoáng chất vi lượng, duy trì tâm thái bình tĩnh, lạc quan, tránh căng thẳng, lo lắng và trầm cảm đều sẽ hữu ích cho khả năng miễn dịch của chúng ta.

Khi tiếp xúc với cùng một loại virus, kết cục ở những người có miễn dịch chống virus mạnh hơn sẽ khác với những người có miễn dịch yếu hơn. Để giành chiến thắng trong cuộc chiến với virus, chúng ta phải chọn chiến lược đã được thử nghiệm qua thời gian, đó là nâng cao khả năng miễn dịch của mình.

Tú Liên biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times.

Dr. Yuhong Dong, M.D., Ph.D.
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Tiến sĩ Đổng Vũ Hồng (Yuhong Dong), bác sĩ y khoa và tiến sĩ, phụ trách chuyên mục Sức khỏe của The Epoch Times. Và là cựu chuyên gia khoa học y tế cao cấp và lãnh đạo cảnh giác dược tại Trụ sở chính của Novartis ở Thụy Sĩ. Bà đã từng đoạt giải thưởng Novartis trong bốn năm. Bà có kinh nghiệm nghiên cứu tiền lâm sàng về virus học, miễn dịch học, ung thư học, thần kinh học và nhãn khoa, đồng thời cũng có kinh nghiệm lâm sàng về bệnh truyền nhiễm và nội khoa. Bà lấy bằng bác sĩ và tiến sĩ về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn