Nghiên cứu: Bệnh ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật vào năm 2023

Bệnh ung thư là nguyên nhân hàng đầu gây ra gánh nặng bệnh tật ở Úc vào năm 2023, tiếp theo là sức khỏe tâm thần và lạm dụng dược chất.

Nghiên cứu Gánh nặng Bệnh tật Úc (ABDS) 2023 đã công bố ước tính về gánh nặng bệnh tật do 220 loại bệnh và thương tích ở Úc vào năm 2023.

Nghiên cứu do Viện Y tế và Phúc lợi Úc (AIHW) công bố, xem xét số năm sống khỏe mạnh mất đi do sức khỏe yếu kém và những năm mất đi do qua đời sớm.

Gánh nặng bệnh tật đề cập đến việc mất đi cuộc sống khỏe mạnh do chấn thương, bệnh tật hoặc tử vong sớm.

Năm nhóm bệnh gây ra gánh nặng lớn nhất vào năm 2023 là bệnh ung thư, sức khỏe tâm thần và sử dụng chất kích thích, bệnh cơ xương khớp, bệnh tim mạch và bệnh thần kinh.

Các tác giả đã lưu ý, “Bệnh ng thư là nhóm bệnh góp phần tạo nên gánh nặng lớn nhất trong tất cả các năm nghiên cứu.”

COVID-19 được liệt kê là gánh nặng gây bệnh thứ 13 vào năm 2023, chỉ chiếm 0.9% tổng gánh nặng đối với người Úc và 1.5% gánh nặng tử vong. Tuy nhiên, theo phân tích, gánh nặng từ Covid-19 gây tử vong chủ yếu ở mức 83%.

Các tác giả cho biết bệnh mạch vành là nguyên nhân gây ra gánh nặng “đặc biệt” hàng đầu, chiếm 5% tổng gánh nặng. Tiếp theo là chứng sa sút trí tuệ ở mức 4.4%, đau lưng và các vấn đề ở mức 4.3% và rối loạn lo âu ở mức 3.9%.

Các tác giả đã lưu ý, “Khi xem xét từng bệnh riêng lẻ, bệnh mạch vành là nguyên nhân gây ra gánh nặng lớn nhất trong mỗi năm nghiên cứu.”

“Tuy nhiên, gánh nặng từ bệnh mạch vành cho thấy mức giảm tuyệt đối lớn nhất theo thời gian và chủ yếu là do gánh nặng tử vong giảm mạnh.”

Nghiên cứu cũng cho thấy người Úc đang sống lâu hơn và có sức khỏe tốt nhất trong nhiều năm mà không bị bệnh hay thương tích nào.

Ví dụ, người ta dự đoán nam giới sinh năm 2023 sẽ sống khỏe mạnh hoàn toàn trong 88% cuộc đời của họ, trong khi nữ giới sống trọn vẹn 87% cuộc đời.

Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng cho thấy số năm sống trong tình trạng sức khỏe yếu kém cũng đang tăng lên.

Bênh ung thư chiếm 17% tổng gánh nặng, sức khỏe tâm thần và sử dụng chất gây nghiện chiếm 15%, cơ xương khớp 13%, tim mạch 12% và thần kinh 8%.

Gánh nặng bệnh tật do sức khỏe tâm thần và sử dụng chất gây nghiện đã tăng lên từ năm 2003 đến năm 2023, trong khi đối với bệnh ung thư, gánh nặng này đã giảm xuống.

Mất đi 5.6 triệu năm sống khỏe mạnh

Nghiên cứu cho thấy người Úc đã bỏ lỡ 5.6 triệu năm sống khỏe mạnh khi phải sống chung với bệnh tật (gánh nặng không gây tử vong) và qua đời sớm (gánh nặng gây tử vong) vào năm 2023.

Sống chung với bệnh tật chiếm 54% tổng gánh nặng này, trong khi 46% còn lại là do qua đời sớm.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết, “Sống chung với bệnh tật hoặc thương tật gây ra gánh nặng bệnh tật nhiều hơn là mất sớm. Từ năm 2003 đến năm 2023, đã có sự chuyển đổi vừa phải từ gánh nặng gây tử vong sang gánh nặng không gây tử vong, vốn là yếu tố đóng góp lớn nhất vào tổng gánh nặng.”

Nam giới chiếm tổng gánh nặng nhiều hơn nữ giới do có tỷ lệ gánh nặng gây tử vong cao hơn.

Nghiên cứu ghi nhận, “Vào năm 2023, nguyên nhân dẫn đầu gây ra gánh nặng tổng thể ở nam giới là bệnh mạch vành, đau lưng và các vấn đề cũng như tự tử và tự gây thương tích. Ở phụ nữ, nguyên nhân dẫn đầu là sa sút trí tuệ, tiếp theo là rối loạn lo âu, đau lưng và các vấn đề khác.”

“Nam giới phải chịu gánh nặng do tự tử và tự gây thương tích gấp ba lần và gánh nặng do bệnh mạch vành gấp hai lần so với nữ giới. Phụ nữ phải chịu nhiều gánh nặng hơn nam giới do sa sút trí tuệ và rối loạn lo âu.”

Trong 20 năm qua, tỷ lệ gánh nặng tử vong đã giảm 13%, trong khi gánh nặng không gây tử vong đã giảm 15% trong khoảng thời gian đó.

Sau khi điều chỉnh theo tình trạng già hóa dân số, tổng gánh nặng đã giảm 11% trong khoảng thời gian từ năm 2003 đến năm 2023. Điều này bao gồm việc giảm 27% gánh nặng tử vong và tỷ lệ gánh nặng không gây tử vong tăng 6.3%.

Các tác giả đã lưu ý, “Những tác động do đại dịch COVID‑19 có thể là nguyên nhân hoặc ảnh hưởng đến gánh nặng do các nguyên nhân khác, bao gồm những tác động do các lệnh hạn chế và phong tỏa.”

Mọi người xếp hàng trong ô tô của họ để được xét nghiệm COVID-19 tại một phòng khám xét nghiệm tạm thời ở Bãi biển Bondi ở Sydney, Úc vào ngày 25/06/2021. (Ảnh: Dean Lewins/AAP Image via AP)
Mọi người xếp hàng trong ô tô của họ để được xét nghiệm COVID-19 tại một phòng khám xét nghiệm tạm thời ở Bãi biển Bondi ở Sydney, Úc vào ngày 25/06/2021. (Ảnh: Dean Lewins/AAP Image via AP)

“Do đó, việc chỉ trừ gánh nặng bệnh tật do COVID‑19 khỏi tổng gánh nặng không nhất thiết phản ánh gánh nặng bệnh tật thực sự đã trải qua nếu đại dịch COVID‑19 không xảy ra.”

Dự đoán năm 2030

Nghiên cứu ước tính người Úc sẽ có thêm ít nhất hai năm sống khỏe mạnh vào năm 2030.

Vào năm 2023, nghiên cứu ước tính nam giới sống được 71.6 năm hoàn toàn khỏe mạnh, trong khi nữ giới sống được 73.6 năm.

Con số này so với năm 2018 là 71.5 năm hoàn toàn khỏe mạnh đối với nam và 74 năm hoàn toàn khỏe mạnh đối với nữ.

Trong 25 năm đầu đời, 91.6% người Úc sống hoàn toàn khỏe mạnh vào năm 2023, so với 92.1% vào năm 2018.

Nghiên cứu ghi nhận, “Trung bình người Úc sống lâu hơn và có nhiều năm sống khỏe mạnh hơn (nghĩa là không có bệnh hoặc thương tích). Những năm sống khỏe mạnh còn được gọi là tuổi thọ được điều chỉnh theo sức khỏe”,”.

“Tuy nhiên, số năm sống trong tình trạng sức khỏe kém cũng ngày càng tăng, dẫn đến tỷ lệ thời gian sống trong trạng thái khỏe mạnh hoàn toàn không có nhiều thay đổi.”

Vân Hi biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Monica O’Shea
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Monica O'Shea là phóng viên ở Úc châu. Trước đây cô từng làm việc cho Motley Fool Australia, Daily Mail Australia và Fairfax Regional Media.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn