Nghiên cứu tiết lộ rằng 1 trong 5 trẻ em ở độ tuổi đi học sử dụng chất bổ sung Melatonin để ngủ

Tỷ lệ sử dụng melatonin ở trẻ em ngày càng tăng đã làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của các chất bổ sung trong bữa ăn.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy gần 1/5 trẻ em trong độ tuổi đi học và trẻ vị thành niên ở Hoa Kỳ đang dùng chất bổ sung melatonin để ngủ, làm dấy lên lo ngại về sự an toàn của sản phẩm.

Melatonin là một loại hormone do não sản xuất khi trời tối, có chức năng điều chỉnh chu kỳ ngủ-thức. Tại Hoa Kỳ, melatonin được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung không cần kê đơn hoặc sản phẩm giúp dễ ngủ.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu từ University of Colorado Boulder (CU Boulder) trong một nghiên cứu mới được công bố vào ngày 13/11/2023, tỷ lệ sử dụng melatonin ở trẻ em ngày càng tăng đã làm dấy lên lo ngại, do dữ liệu về tính an toàn và hiệu quả có sẵn của các chất bổ sung trong bữa ăn hàng ngày còn hạn chế.

Tác giả chính Lauren Hartstein, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Phòng thí nghiệm Giấc ngủ và Phát triển tại CU Boulder, cho biết trong một thông cáo báo chí: “Chúng tôi hy vọng nghiên cứu này [có hiệu quả] này nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ và bác sĩ lâm sàng, đồng thời gióng lên hồi chuông cảnh báo cho cộng đồng khoa học.”

Bà nói thêm, “Chúng tôi không nói rằng melatonin nhất thiết có hại cho trẻ em. Nhưng cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu hơn nữa trước khi chúng ta có thể tự tin khẳng định rằng melatonin là an toàn cho trẻ em khi sử dụng lâu dài.”

Theo nghiên cứu, từ năm 2017 đến 2018, chỉ có khoảng 1.3% phụ huynh ở Hoa Kỳ báo cáo rằng con họ đang sử dụng melatonin.

Bà Hartstein cho biết, “Đột nhiên, vào năm 2022, chúng tôi bắt đầu nhận thấy nhiều bậc cha mẹ nói với chúng tôi rằng đứa con khỏe mạnh của họ thường xuyên dùng melatonin.”

Để đánh giá mức độ phổ biến hiện nay của việc sử dụng melatonin ở trẻ em, các nhà nghiên cứu đã khảo sát khoảng 1,000 phụ huynh trong nửa đầu năm nay.

Phát hiện của họ cho thấy 18.5% trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 9 và 19.4% trẻ sơ sinh trong độ tuổi từ 10 đến 13 đã được cung cấp melatonin trong 30 ngày trước đó.

Nghiên cứu cho thấy gần 6% trẻ mẫu giáo dưới 4 tuổi đã sử dụng melatonin trong tháng trước.

Theo nghiên cứu, trẻ mẫu giáo sử dụng melatonin trong thời gian trung bình là một năm. Học sinh tiểu học và trẻ mẫu giáo đã dùng melatonin trong thời gian trung bình lần lượt là 18 và 21 tháng.

Sản phẩm kẹo dẻo Melatonin

Một phân tích về 25 sản phẩm kẹo dẻo melatonin cũng cho thấy 22 sản phẩm trong số này chứa lượng melatonin khác với lượng ghi trên nhãn.

Các nhà nghiên cứu tại CU Boulder phát hiện ra rằng một số chất bổ sung melatonin có chứa các chất liên quan khác, chẳng hạn như serotonin.

Bà Hartstein nói, “Cha mẹ có thể không thực sự biết họ đang cung cấp những gì cho con trẻ khi cho con dùng những chất bổ sung này.”

Giấc ngủ đặc biệt cần thiết đối với trẻ em, vốn cần ngủ nhiều hơn người lớn. (Ảnh: Saulich Elena/Shutterstock)
Giấc ngủ đặc biệt cần thiết đối với trẻ em, vốn cần ngủ nhiều hơn người lớn. (Ảnh: Saulich Elena/Shutterstock)

Cũng có những lo ngại về tác động tiềm ẩn của việc tỷ lệ sử dụng melatonin cho người trẻ tuổi, những người có bộ não và cơ thể vẫn đang trong giai đoạn phát triển, đối với thời điểm bắt đầu dậy thì.

Đồng tác giả Julie Boergers, chuyên gia về giấc ngủ nhi khoa tại Bệnh viện Rhode Island, cho biết mặc dù melatonin có thể giúp ích trong thời gian ngắn, đặc biệt là ở thanh thiếu niên gặp chứng tự kỷ hoặc các vấn đề nghiêm trọng về giấc ngủ, nhưng bà khuyên các gia đình chỉ nên sử dụng melatonin tạm thời.

Bà Boergers nói, “Melatonin gần như không bao giờ là phương pháp điều trị hàng đầu. Mặc dù nó thường được dung nạp tốt, nhưng bất cứ khi nào chúng ta sử dụng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào cho cơ thể trẻ em đang phát triển, chúng ta đều phải thận trọng.”

Bà Boergers kể rằng các bậc cha mẹ đã báo cáo những thành công ban đầu khi sử dụng melatonin ở trẻ em, nhưng theo thời gian, các em có thể cần liều cao hơn để đạt được tác dụng gây buồn ngủ tương tự.

Trong khi đó, bà Hartstein cho biết việc con trẻ sử dụng chất bổ sung melatonin ngày càng tăng cho thấy “có rất nhiều vấn đề tiềm ẩn về giấc ngủ cần được giải quyết.”

Bà nói thêm, “Việc giải quyết triệu chứng không nhất thiết phải giải quyết nguyên nhân.”

Theo các nhà nghiên cứu, các báo cáo về việc uống melatonin tại các trung tâm kiểm soát chất độc đã tăng 530% từ năm 2012 đến năm 2021, chủ yếu được quan sát thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hơn 94% các trường hợp này là không chủ ý và 85% trường hợp không có triệu chứng.

Thu Anh biên dịch

Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Aldgra Fredly
BTV Epoch Times Tiếng Anh
Cô Aldgra Fredly là một cây bút tự do sống tại Malaysia, chuyên đưa tin về khu vực Á Châu-Thái Bình Dương cho The Epoch Times.
Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn