Thị trường chứng khoán – Công cụ trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
Mục lục
Hiệu suất không phải là một câu đố như nhiều người nghĩ, khi nhìn từ một góc độ chiến lược hơn.
Điều gì đang xảy ra với mức tăng đáng kinh ngạc của thị trường chứng khoán Hoa Kỳ trong thời điểm đại dịch này?
Thực ra là khá nhiều. Trong quý 2, nền kinh tế bị thu hẹp lại với tỷ lệ khoảng 33% trung bình năm, trong khi giá xăng tăng hơn 12% và sản xuất tăng hơn 7%.
Thế nhưng, từ tháng 3 đến tháng 8, thị trường đã tăng trưởng vượt trội so với nền kinh tế một cách đặc biệt. Một số chuyên gia giải thích đó là một cách khẳng định rằng thị trường đã tách kết nối với nền kinh tế; trong khi những người khác nói ngược lại.
Ngay cả các chuyên gia ở cấp cao nhất dường như cũng không nắm được toàn cảnh.
Tất cả là Tâm lý?
Người đoạt giải Nobel và là huyền thoại tài chính Robert Shiller cho rằng hành vi của thị trường ít liên quan đến thị trường và nền tảng kinh tế, mà liên quan nhiều hơn đến tâm lý đám đông.
Nhưng đám đông trên thị trường đang ở đâu? Người bán (đáng ra phải) đông hơn người mua.
Khối lượng giao dịch có thể thấy là không đồng đều và chứng minh rằng hành vi thị trường bị ảnh hưởng bởi đánh giá của các nhà đầu tư về “phản ứng tiếp theo của các nhà đầu tư khác đối với các tin mới”, như ông Shiller làm, thay vì chỉ phản ứng với tin tức đó, việc này dường như sẽ tách rời hành vi thị trường ra ngoài phạm vi nền kinh tế hoặc các tình huống tài chính thực tế.
Chắc chắn rằng tâm lý luôn đóng một vai trò quan trọng, thường thì khi thị trường đi xuống, người ta bán cổ phiếu của họ để mua hàng hóa tiêu dùng, đặc biệt là khi có 30 triệu hoặc 40 triệu người mới thất nghiệp.
Khỏi phải nói, có rất nhiều số liệu phân tích và ý kiến trái ngược nhau về điều gì đang thực sự đang dẫn dắt thị trường và điều đó khá dễ hiểu.
Những con số cộng lại không khớp
Đầu tiên, dữ liệu kinh tế đã được cải thiện, nhưng điều đó không thể biện minh cho những con số kỷ lục mà chúng ta đã thấy gần đây. Đúng là đơn đặt hàng sản xuất tăng trong quý vừa qua và tỷ lệ thất nghiệp giảm, nhưng những con số đó còn xa mới đủ để chứng minh hoặc giải thích mức tăng trưởng ngoạn mục của thị trường trong năm nay.
Và mặc dù thị trường đã chứng kiến một sự sụt giảm mạnh vào tuần trước, nhưng đã phục hồi toàn bộ phần giảm kể từ tháng 3, khi bắt đầu đại dịch, trong bối cảnh tất cả những bất ổn hiện tại và tương lai bao quanh nó.
Tương lai bất ổn rất lớn
Điều đó không bình thường. Thông thường, sự bất ổn là một trong những động lực chính thúc đẩy thị trường chứng khoán đi xuống và làm tăng mức độ biến động.
Điều này đặc biệt đúng với sự bất ổn trong tương lai, điều mà năm 2020 đã chứng kiến rất nhiều và chắc chắn chưa kết thúc, kể cả trong trí tưởng tượng phong phú nhất.
Vậy nên bắt đầu từ đâu với danh sách của sự bất ổn trong tương lai 2020?
Trên thực tế, bất kỳ nơi nào cũng có.
Đại dịch virus Vũ Hán và các tin tức tiêu cực liên quan đã tạo nên một mức độ bất ổn chưa từng có. Ban đầu, hơn 2 triệu công dân Hoa Kỳ được dự đoán sẽ tử vong vì căn bệnh này, trong tình trạng thiếu thiết bị y tế và thuốc men, và sự không chắc chắn trong biện pháp điều trị đã tạo nên cơn sốt cao, không hề phóng đại trong so sánh.
Sau đó, các chiến dịch bầu cử quốc gia đã diễn ra và chia rẽ đất nước, cũng như các cuộc bạo động Black Lives Matter/Antifa trên khắp đất nước, từ New York, Minneapolis và Chicago đến Portland, Seattle, và những nơi khác. Hoa Kỳ có thể đang trên bờ vực của phiên bản nội chiến (Civil War) 2.0. Một số người nghĩ rằng chúng ta đã ở trong [tình trạng] nội chiến.
Nhưng khoan đã, tương lai còn nhiều điều bất ổn nữa — thực tế là còn rất nhiều.
Việc Trung Quốc gây hấn với Hồng Kông, và có thể là Đài Loan, chỉ là khởi đầu cho sự bất ổn liên quan đến Trung Quốc. Ngoài ra còn có cuộc chiến công nghệ – an ninh quốc gia ở Hoa Kỳ, từ Huawei đến TikTok và hơn thế nữa.
Những cú sốc hàng tỷ USD đó chắc chắn đã làm tăng thêm sự bất ổn trong thế giới kinh doanh, chưa kể đến khả năng hủy niêm yết của hơn 200 công ty Trung Quốc khỏi thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Việc hàng triệu tài khoản hưu trí của người Mỹ có khả năng bị gián đoạn và mất giá trị chắc chắn sẽ gây ra thêm nhiều bất ổn cho thị trường.
Tuy vậy, thị trường vẫn tăng lên mức cao kỷ lục.
Tại sao lại như vậy?
Chắc chắn đó không thể là do số tiền từ quỹ hưu trí 401(k), mà tiền đó còn chưa chảy vào thị trường — hàng chục triệu công dân Hoa Kỳ đã mất việc chỉ trong vài tháng từ tháng 3 đến tháng 6. Nhiều người đã sớm sống dựa vào tài khoản hưu trí của họ — mà không đóng thêm vào. Trong thực tế, nhiều người vẫn đang sống như vậy.
Đó là thị trường của Cục Dự trữ Liên bang (FED)
Câu trả lời đúng là, như bất kỳ nhà kinh doanh chứng khoán hoặc cố vấn tài chính hiểu biết nào cũng sẽ nói với quý vị rằng “đừng bao giờ đặt cược chống lại Fed”. Ý nghĩa của câu ngạn ngữ đó rất rõ ràng: Cục Dự trữ Liên bang dẫn dắt thị trường cũng như nền kinh tế. Ngày nay điều đó vẫn đúng cũng như trước kia.
Fed có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường chứng khoán. Trên thực tế, ngày nay ảnh hưởng của nó thậm chí còn trực tiếp và mạnh mẽ hơn những gì hầu hết mọi người tưởng tượng.
Có một lý do rất chính đáng cho điều này, nó không liên quan quá nhiều đến các lực lượng trên thị trường mà liên quan nhiều hơn đến chính sách đối ngoại. Thị trường chứng khoán Hoa Kỳ là một công cụ hữu hiệu được chính phủ liên bang sử dụng để làm việc với hoặc thậm chí thưởng cho các quốc gia nước ngoài.
Hơn nữa, ít nhất là từ năm 2008, nó đã được thực hiện khá thường xuyên.
Trong một bài báo trên tờ New York Post ngày 25/3/2015, nhà báo John Crudele đã tiết lộ một khía cạnh rất đơn giản nhưng mạnh mẽ của thị trường khi ông viết:
“CME Group, sàn giao dịch Chicago giao dịch quyền chọn và hàng hóa cơ bản, đã có một chương trình khuyến khích mà theo đó các ngân hàng trung ương nước ngoài có thể mua các công cụ phái sinh trên thị trường chứng khoán như hợp đồng tương lai của Standard & Poor với mức chiết khấu. … Các hợp đồng tương lai của S&P là phương tiện được lựa chọn để thao túng thị trường. Chúng là một công cụ rẻ và rất hiệu quả để gây ra cơn sốt mua giả tạo.”
Quý vị đã rõ chưa? Hợp đồng tương lai S&P là phương tiện được lựa chọn để thao túng thị trường.
Ông Crudele cũng chỉ ra, một cách rất khiêm tốn, những người tham gia thị trường sơ cấp là ai: “Tất nhiên, các ngân hàng trung ương nước ngoài thực sự không cần chiết khấu để mua các hợp đồng tương lai của S&P. … Việc thao túng thị trường chứng khoán Hoa Kỳ của các tổ chức nước ngoài có thể đã diễn ra trong một thời gian.”
Chính phủ Hoa Kỳ sẽ thật ngớ ngẩn nếu không tận dụng chúng để có lợi cho họ, cũng giống như họ đang tận dụng trạng thái của đồng US dollar là dự trữ tiền tệ của các nước để có lợi cho mình.
Không có âm mưu.
Không có tay trong hoặc bóp méo sự thật.
Không có nghi ngờ gì.
Nhưng ông Crudele không phải là người đầu tiên, cũng không phải là người duy nhất chỉ ra điều này.
Trong một bài báo trên Business Insider ngày 13/7/2015, ông Wolf Richter đã viết về sự thao túng trắng trợn của Bắc Kinh trên Thị trường Chứng khoán Thượng Hải, và nói thêm, “[giống như] Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu và các nền kinh tế khác nơi các ngân hàng trung ương và các chính phủ, và những thế lực khác, đã thao túng thị trường trong nhiều năm.”
Quý vị đã rõ chưa? Chính phủ Hoa Kỳ thao túng thị trường chứng khoán.
Hơn nữa, dường như các ngân hàng trung ương nước ngoài đến thị trường chứng khoán Hoa Kỳ để kiếm tiền và được Fed giúp làm điều đó. Các lợi ích chính trị tương tự thúc đẩy Fed cũng dẫn dắt Ngân hàng Trung ương Châu Âu.
Nhưng thị trường Hoa Kỳ là cỗ máy kiếm tiền hiệu quả và sinh sôi nảy nở nhất trên hành tinh, không có. Đó không phải là cường điệu và đó chính là lý do tại sao thế giới đến với Wall Street.
Đó cũng là lý do chính khiến thị trường tăng trưởng, trong khi phần còn lại của đất nước giảm phát. Thế giới cần trợ giúp về tài chính và thị trường chứng khoán Hoa Kỳ luôn sẵn sàng làm điều đó. Không cần thiết phải dùng đến đến lý thuyết hành vi hoặc quan sát tâm lý nhà đầu tư.
Và vâng, thật bất ngờ! — Những người chơi lớn nhất tạo ra luật chơi. Cách vận hành là như vậy và nó đã luôn như vậy.
Cũng giống như câu ngạn ngữ cổ rằng chiến tranh là quá quan trọng không thể phó mặc cho các vị tướng, thị trường chứng khoán là quá quan trọng và là tài sản đối ngoại có giá trị vượt xa hơn nhiều nữa, không thể để phó mặc cho các lực lượng thị trường.
Tác giả: James Gorrie (Ông James là tác giả của cuốn sách “The China Crisis” (tạm dịch: “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc”, Wiley, 2013) và viết trên blog của mình,TheBananaRepublican.com. Ông hiện sống tại Nam California.)
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là quan điểm của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.