Virus đậu mùa khỉ: Sự thật và Nỗi sợ hãi

Virus đậu mùa khỉ là gì? Tại sao căn bệnh này hiện lại được coi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế? Và liệu có những nghi vấn nào xoay quanh đợt lây lan dịch bệnh nhanh chóng chưa từng thấy trong lịch sử này? 

Tổ chức Y tế Thế giới tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là “Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cần được quốc tế quan tâm – PHEIC.” Tổng giám đốc WHO Tedros, người không được đào tạo về y tế đã đưa ra tuyên bố này trước sự phản đối của đa số ủy ban chuyên gia gồm các cố vấn khoa học và y tế. Ủy ban này đã họp chỉ một tháng trước và từ chối tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng với cuộc bỏ phiếu gồm 11 người phản đối và 3 người ủng hộ. Bây giờ vào tháng Bảy, chín trong số các thành viên của ủy ban cho rằng không nên công bố PHEIC và sáu thành viên ủng hộ việc tuyên bố. “Chín và sáu là rất, rất gần. Vì vai trò của ủy ban là cố vấn, nên sau đó tôi phải là người đưa ra quyết định,” ông Tedros nói trong một cuộc họp báo được kêu gọi để công bố quyết định.

Có lẽ đó là một “phương pháp toán học mới” cho “kết quả hòa” khi có đa số 3 phiếu bầu ở một bên?

Trong một cuộc họp báo hôm 20/07/2022, bà Rosamund Lewis, trưởng nhóm kỹ thuật của WHO về bệnh đậu mùa khỉ đã trích dẫn thêm: “Khoảng 98% các trường hợp (bệnh đậu mùa ở khỉ) xuất hiện ở những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới, và chủ yếu là những người có nhiều bạn tình không quen biết hoặc mới gần đây, thuộc nhóm trẻ tuổi và chủ yếu ở các khu vực thành thị.”

Điều này đặt ra nghi vấn hiển nhiên rằng: Tại sao một căn bệnh xảy ra đến 98% ở nam giới có quan hệ tình dục đồng giới hiện lại được áp dụng cho dân số trên toàn thế giới – bao gồm đàn ông, phụ nữ, trẻ em ở mọi lứa tuổi, những người không có rủi ro này?

Virus đậu mùa khỉ là gì?

Bệnh đậu mùa khỉ được biết đến ở Phi Châu chủ yếu như một căn bệnh của sóc đất kể từ năm 1958. Đây là một loại bệnh truyền nhiễm do virus truyền từ động vật sang người. Điều này xảy ra khi một loại virus sống trong vật chủ động vật (ví dụ: sóc đất) có thể lây lan sang khỉ và người nếu tiếp xúc gần và vệ sinh kém, mặc dù cần tải lượng virus cao hơn nhiều để gây bệnh cho khỉ và người.

Bệnh đậu mùa khỉ là một trong số các bệnh nhiễm virus “POX” khác nhau, nhưng nhẹ hơn nhiều so với bệnh đậu mùa (virus variola), về cơ bản đã được loại bỏ nhờ chích ngừa thành công lâu dài trên toàn thế giới. Virus đậu mùa khỉ chứa vật liệu di truyền là DNA, do đó có tính ổn định hơn các loại virus RNA như COVID, Marburg, Ebola, Lassa và những loại khác. Các bệnh lây nhiễm khác thuộc nhóm này bao gồm: bệnh đậu mùa thể nhẹ (cowpox), Horsepox, Camelpox, và Vaccinia. 

Làm thế nào để nhận biết bệnh đậu mùa khỉ?

Như chuyên gia của WHO vừa xác nhận hôm 20/07/2022, bệnh đậu mùa khỉ lây lan chủ yếu giữa những người đàn ông có quan hệ tình dục đồng giới. Phụ nữ có thể bị lây nhiễm từ tinh dịch trong âm đạo của một người đàn ông đã bị nhiễm bệnh. Virus xâm nhập vào trong máu và gây các tổn thương trên da (mụn mủ). Ngoài ở trong máu, virus sống cũng có mặt trong dịch tiết của cơ thể như: nước bọt, tinh dịch, vết thương hở trên da, vảy mụn mủ, dịch tiết âm đạo, phân, khăn hoặc quần áo bẩn của người bị nhiễm bệnh.

Ngoài quan hệ tình dục trực tiếp, con người có thể bị nhiễm bệnh đậu mùa khỉ khi họ tiếp xúc trực tiếp với động vật nhiễm bệnh hoặc máu, chất dịch cơ thể hoặc phân của người nhiễm bệnh. Sau đó, virus có thể lây lan sang những người khác có tiếp xúc trực tiếp với chất tiết cơ thể từ những người bị nhiễm bệnh có triệu chứng.

Bệnh đậu mùa khỉ không phải là một loại virus đường hô hấp. Kiểm soát sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ dễ hơn nhiều so với bệnh cúm, COVID-19 hoặc cảm lạnh thông thường lây lan qua các giọt bắn đường hô hấp khi ho hoặc hắt hơi.

Để kiểm soát sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ, quý vị không cần đeo khẩu trang, phong tỏa hàng loạt và cách ly đối với tất cả mọi người. Quý vị chỉ cần tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của cơ thể người bệnh, bao gồm:

  • Máu
  • Tinh dịch, dịch âm đạo và chất nhờn
  • Phân
  • Vết thương hở, cả những vết thương đang “rỉ nước” và những vết thương có vảy chứa virus sống. Khăn hoặc quần áo bẩn của người bị nhiễm bệnh

Ai có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cao nhất?

Về cơ bản, nguy cơ mắc đậu mùa khỉ cũng giống như mọi bệnh truyền nhiễm từ động vật khác: con người tiếp xúc với động vật mang virus. Ở Phi Châu, chủ yếu là do trẻ em mang về nhà những con vật bị bệnh, sau đó ăn thịt chúng.

Bên ngoài Phi Châu, những người có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ cao nhất là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới. Đợt bùng phát gần đây xảy ra ở Trung và Tây Phi là ở những người tiếp xúc gần với người hoặc động vật bị nhiễm bệnh. Các đợt bùng phát lớn hơn lây lan sang các quốc gia khác, trước tiên ở Âu Châu, chủ yếu bắt nguồn từ sự kiện Tháng tự hào LGBT trên quy mô lớn ở quần đảo Canary hồi đầu mùa xuân năm nay.

Ngoài nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, những người khác có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ nghiêm trọng bao gồm:

  • Nhưng cá nhân sống trong điều kiện không hợp vệ sinh hoặc các khu vực có ít hoặc không có dịch vụ y tế.
  • Những người mắc hội chứng suy giảm miễn dịch do vaccine sau chích ngừa thử nghiệm vaccine COVID.
  • Những người bị suy giảm miễn dịch do điều trị ung thư, bệnh mãn tính, sau cấy ghép nội tạng hoặc sau khi tiếp xúc với bức xạ (“Hội chứng Havana”), tiếp xúc với các hóa chất độc hại, chẳng hạn như thuốc trừ sâu và các chất khác.
Bệnh đậu mùa khỉ
Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người và có thể lây từ người sang người khi tiếp xúc. (Ảnh minh họa: binhphuoc.gov.vn)

Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ là gì?

Nếu tải lượng virus đủ cao, đặc biệt ở những người bị suy giảm miễn dịch, bệnh đậu mùa khỉ có thể gây tổn thương phổi khi dùng khí dung và tổn thương các giường mao mạch máu của phổi. Nhiễm trùng thứ phát/viêm phổi cũng có thể xảy ra nếu tải lượng virus đủ cao. Bệnh đậu mùa khỉ thường không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như cơn bão cytokine hoặc cục máu đông gặp trong bệnh COVID-19 và những người chích ngừa thử nghiệm vaccine COVID và sau đó nhiễm COVID.

Bệnh do virus [đậu mùa khỉ] gây ra có 3 giai đoạn và các triệu chứng ban đầu giống với nhiều bệnh do virus khác (COVID-19, Marburg, và những bệnh khác), cũng như các triệu chứng do nhiễm phóng xạ EMF:

Giai đoạn 1: Giai đoạn tiền bệnh (ủ bệnh): 7-17 ngày kể từ ngày phơi nhiễm

Giai đoạn 2: Giai đoạn nhiễm virus xâm nhập vào máu: Ở giai đoạn toàn thân, virus sống được tìm thấy trong nước bọt, tinh dịch và các chất tiết khác của cơ thể. Virus trong máu đi đến da và gây ra các tổn thương “mụn mủ”. Các triệu chứng toàn thân bao gồm:

  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Đau đầu
  • Ớn lạnh
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Sưng hạch bạch huyết

Giai đoạn 3: Phát ban/Tổn thương: có thể kéo dài 2-4 tuần, đôi khi lâu hơn.

Tổn thương tại chỗ xuất hiện trên cơ thể trong vài ngày. Tổn thương có hình tròn, thường chảy dịch, sau đó, dần dần đóng vảy và bong ra. Các nghiên cứu đã xác nhận rằng vảy có chứa virus sống. Thương tổn xuất hiện ở các vùng sau trên cơ thể:

  • Mặt
  • Tay và chân
  • Bàn tay
  • Lòng bàn chân
Vaccine đậu mùa khỉ
Các triệu chứng của một trong các ca nhiễm virus đậu mùa khỉ đầu tiên được phát hiện thể hiện trên tay của một bệnh nhân hôm 27/05/2003. (Ảnh: CDC/Getty Images)

Điều trị bệnh đậu mùa khỉ như thế nào?

BƯỚC 1. Tránh tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị nhiễm bệnh. Những người bị nhiễm bệnh cần được cách ly.

BƯỚC 2. Kiểm soát triệu chứng:

Cung cấp đủ nước để ngăn ngừa mất nước, chú ý đến cân bằng điện giải.

Các bữa ăn cần bảo đảm cân bằng [dinh dưỡng] với thực phẩm toàn phần, chủ yếu là thực vật, để cung cấp cho cơ thể năng lượng và chất dinh dưỡng

Làm dịu các kích ứng da liên quan đến các tổn thương da do mụn mủ đang phát triển.

Tăng lượng vitamin C, D, kẽm, hỗn hợp vitamin B, NAC (N-Acetylcysteine) để cải thiện phản ứng miễn dịch và chữa lành vết thương.

BƯỚC 3. Điều trị:

Nhiều loại thuốc dựa trên bằng chứng và các phương pháp tương tự khác mà chúng tôi đang sử dụng để điều trị hiệu quả COVID-19 có thể được sử dụng với chỉ định ngoài nhãn theo đánh giá y tế của bác sĩ điều trị, mặc dù dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng vẫn còn hạn chế. Đó là các loại thuốc kháng virus cũ an toàn, hiệu quả, được liệt kê trong Hướng dẫn Điều trị Sớm COVID tại nhà của chúng tôi. 

Thuốc điều trị mới hoặc vaccine chủng ngừa bệnh đậu mùa khỉ

1. Sử dụng Tpoxx đường miệng và truyền tĩnh mạch:

Hiện FDA đã chấp thuận “thuốc Tpoxx” như một phương pháp điều trị kháng virus đối với virus variola, bao gồm cả bệnh đậu mùa khỉ. Hoa Kỳ dự trữ Tpoxx (tecovirimat) trên toàn quốc từ năm 2018 và gần đây đã chấp thuận sử dụng Tpoxx qua đường tĩnh mạch vào ngày 19/05/2022. Loại thuốc mới này CHỈ trải qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I trên 359 bệnh nhân khỏe mạnh trước khi được FDA chấp thuận đầy đủ. Không có thử nghiệm nào ở những người bị bệnh để xác định hiệu quả. Và chúng ta cũng không có thử nghiệm an toàn dài hạn.

Theo Tổ chức bất vụ lợi Truth For Health Foundation Position: Có một số lựa chọn thay thế kháng virus đang được sử dụng rộng rãi trong nhiều thập kỷ với tính an toàn đã biết cho cả việc phòng ngừa và điều trị bệnh đậu mùa khỉ và các bệnh do virus khác. Các liệu pháp này có nhiều dữ liệu hơn về rủi ro, lợi ích và an toàn.

2. Vaccine chủng ngừa bệnh đậu mùa khỉ:

FDA đã chấp thuận vaccine sống bất hoạt đậu mùa và đậu mùa khỉ hồi tháng 09/2019. Ngày 19/05/2022, chỉ với HAI trường hợp được xác nhận ở Hoa Kỳ, Chính phủ Hoa Kỳ đã đặt hàng loại vaccine mới này trị giá 119 triệu USD từ nhà sản xuất Bavarian Nordic, mặc dù nó không được sản xuất cho đến tận năm 2023.

Điều đáng quan tâm lớn hơn là dữ liệu được công bố cho thấy vaccine đậu mùa khỉ Jynneos gây ra bệnh viêm cơ tim, một chứng viêm tim nghiêm trọng đã gây ra tử vong và bệnh tim nặng ở những người trẻ tuổi sau khi chích vaccine Covid. Trong một bài báo đánh giá y tế tương tự, Thornhill và cộng sự đã liệt kê những kết luận bổ sung dưới đây về bệnh đậu mùa khỉ, phù hợp với trích dẫn của WHO ở trên:

  • Bệnh xuất hiện 98% ở người đồng tính/lưỡng tính
  • 95% lây truyền qua quan hệ tình dục
  • 41% đồng mắc virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
  • 13% nhập viện vì các tổn thương da và thương tổn ở bộ phận sinh dục nghiêm trọng
  • Không có người thiệt mạng

Các đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ trước đây đã không xảy ra trong bối cảnh nhiều người bị suy giảm miễn dịch hơn sau khi chích ngừa hàng loạt với các mũi thử nghiệm COVID. Vì vậy, hiện nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết đối với các chuyên gia y tế là hướng dẫn cho bệnh nhân những cách tiếp cận cơ bản để cải thiện sức khỏe và chức năng miễn dịch. 

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập:

https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/fda-approves-first-live-non-replicating-vaccine-prevent-smallpox-and-monkeypox

https://www.fiercepharma.com/vaccines/bavarian-nordic-scores-fda-nod-for-smallpox-and-monkeypox-vaccine-jynneos

https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2207323

Cải thiện sức khỏe, khả năng phục hồi và giảm nguy cơ nhiễm bệnh

Chất bổ sung và sản phẩm có hoạt tính sinh học: Nghiên cứu đã chứng minh các sản phẩm này có tác dụng kháng virus, chống viêm, nâng cao miễn dịch và bảo vệ thần kinh đối với các bệnh do virus, tổn thương do vaccine COVID, bức xạ EMF và các tình trạng viêm nhiễm khác. Chúng tôi không có đủ dữ liệu nghiên cứu lâm sàng về lợi ích của các sản phẩm này trong bệnh đậu mùa khỉ một cách cụ thể. Nhưng với những lợi ích đáng kể như giảm viêm, cải thiện phản ứng miễn dịch và cải thiện oxy tế bào, chúng tôi đưa những liệu pháp này vào đây như một phần của kế hoạch tổng thể để cải thiện sức khỏe và khả năng phục hồi, cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.

Chúng tôi khuyên quý vị nên yêu cầu bác sĩ riêng hoặc chuyên gia y tế đáng tin cậy khác kiểm tra nồng độ vitamin và chất bổ sung trong máu vì khi sử dụng quá liều có thể gây bất lợi, chẳng hạn như Vitamin D, kẽm, B6, B12, magiê. Sau đó, các bác sĩ có thể đưa ra liều lượng phù hợp với tình trạng của quý vị dựa trên xét nghiệm khách quan.

Dưới đây là danh sách cơ bản về các loại sản phẩm có hoạt tính sinh học với các lợi ích chống virus, chống viêm, chống oxy hóa và nâng cao miễn dịch đã được ghi nhận:

  • Vitamin D (tan trong dầu) 5000IU, uống sáng – tối
  • N-acetyl cysteine ​​(NAC) 600-1200mg mỗi ngày
  • Glutathione, Co-Q-10 và resveratrol
  • Vitamin C với bioflavonoids 2000mg (2 lần/ngày nếu các triệu chứng trở nặng thêm)
  • Magiê 400mg, uống 1-2 lần/ngày
  • Vitamin B hỗn hợ
  • Kẽm sulfat 220mg mỗi ngày (50mg kẽm nguyên tố)
  • Quercetin
  • Trà xanh
  • Monolaurin (chiết xuất từ ​​dừa)
  • Bột hỗn hợp nấm nâng cao miễn dịch (nấm sư tử, nấm vân chi, nấm linh chi, nấm khiêu vũ, nấm chaga,…)
  • Aspirin liều dự phòng 81mg, liều chống kết tập tiểu cầu toàn phần 325mg (để giảm nguy cơ đông máu. Nếu xuất huyết bất thường, KHÔNG sử dụng aspirin, hoặc các chất bổ sung có tác dụng chống đông máu như Vitamin E và dầu cá).
  • Dầu hạt đen (hạt N-sativa)
  • Các chiến lược khử nhiễm sử dụng tại nhà:

Cục Quản lý Môi trường Hoa Kỳ khuyến nghị Chlorine dioxide (CD) là lựa chọn hàng đầu để khử nhiễm môi trường nhằm kiểm soát sự lây lan của nhiều đợt bùng phát virus khác nhau ở Phi Châu. Chlorine dioxide đã được sử dụng một cách an toàn và hiệu quả trong các nỗ lực làm sạch và khử trùng trên khắp thế giới (bao gồm cả Hoa Kỳ) ở lĩnh vực y tế, nông nghiệp và công nghiệp nhiều thập kỷ qua. Quý vị có thể vào các tài nguyên giáo dục của chúng tôi để xem các giải pháp khử ô nhiễm môi trường hiệu quả “Thuốc Giải độc Phổ quát” trong tab Sức khỏe và Khả năng phục hồi trên trang chủ của chúng tôi tại www.TruthForHealth.org. Những phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong bệnh viện, chế biến thực phẩm và thậm chí được khuyến nghị bởi NASA (tìm hiểu tài liệu trên trang web của chúng tôi về phần này để được hướng dẫn về các lựa chọn.)

Có rất nhiều bằng sáng chế liên quan đến việc sử dụng an toàn Chlorine dioxide để lọc sạch nước, điều trị vết thương, khử trùng thiết bị y tế,… Hai thành phần dùng để tạo Chlorine dioxide có hoạt tính đều dễ mua, rẻ tiền và không dễ biến đổi khi lưu trữ. Quý vị có thể đọc thêm về Chlorine dioxide trên trang web của chúng tôi trong phần Sức khỏe và Khả năng phục hồi. Có nhiều tài liệu tham khảo và tài nguyên được mô tả trong video và sách hướng dẫn.

Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) / Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia (NIAID) đang “kinh doanh khỉ”

Năm 1979, chính phủ Hoa Kỳ khởi động “chương trình chăn nuôi tự cung tự cấp” trên đảo Morgan ở Nam Carolina, bắt đầu với 1,400 con khỉ rhesus. Ngày nay số lượng khỉ của Đảo Morgan là gần 4,000 con. Những con khỉ trên hòn đảo này được tuyên bố là “không còn được sử dụng để nghiên cứu” và thuộc sở hữu của Sở Tài nguyên Nam Carolina.

Tuy nhiên, yêu cầu FOIA (Đạo luật tự do thông tin Hoa Kỳ) của nữ dân biểu địa phương, bà Nancy Mace, xác định rằng trên thực tế, đó là do cơ quan của ông Anthony Fauci tại NIH, Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm (NIAID), người SỞ HỮU CÁC CON KHỈ VÀ LẤY 500-600 con khỉ mỗi năm cho NIAID nghiên cứu. Theo yêu cầu FOIA, NIAID đã thừa nhận hành vi lấy khỉ của mình, đồng thời khẳng định việc làm này tuân thủ các chính sách và quy định của liên bang về chăm sóc cơ bản. Các cuộc điều tra đang được tiến hành.

Một vài trong số các cơ sở thử nghiệm nhận những con khỉ được biết đến như một trong những cơ sở thử nghiệm động vật tàn ác nhất trong cả nước. Ông Justin Goodman, Phó Chủ tịch Chính sách Công và Quốc phòng của Dự án the White Coat Waste Project (WCWP) trong một cuộc phỏng vấn của The Epoch Times hồi tháng 10/2021 cho biết NIAID đã chi 13,5 triệu USD trong quỹ thuế để tài trợ cho các thí nghiệm, trong đó khỉ bị chích nhiều bệnh truyền nhiễm khác nhau như Ebola và Virus Lassa, dẫn đến chảy máu, đau đớn, tổn thương não, mất kiểm soát vận động, suy nội tạng và tử vong. Ông Goodman cho biết: “Trong nhiều thí nghiệm này, ông Fauci và các cộng sự cố tình bỏ qua việc giảm đau, mặc dù đây là một trong những thí nghiệm kinh hoàng nhất của chính phủ liên bang.”

Tiến sĩ Tiffany Milless, nhà nghiên cứu bệnh học và cố vấn y tế của WCWP, cho biết “việc lây nhiễm các bệnh gây đau đớn và suy nhược cho động vật linh trưởng để chữa lành cho con người không chỉ tàn bạo mà còn vô cùng lãng phí. NIH cần ngừng lãng phí tiền thuế vào các nghiên cứu vô ích và tàn bạo trên linh trưởng mà các bác sĩ như tôi thực sự không thể sử dụng để giúp đỡ con người.”

Những nghi vấn quan trọng về đảo khỉ Morgan

Người dân Hoa Kỳ xứng đáng nhận được câu trả lời trung thực cho những nghi vấn này và nhiều nghi vấn khác nữa về “mối đe dọa sức khỏe cộng đồng” mới nhất đang giáng xuống chúng ta và được sử dụng để đe dọa nhiều hơn việc kiểm dịch và vaccine:

Tại sao NIAID dưới quyền của ông Fauci lại sở hữu và kiểm soát gần 4,000 con khỉ trên một hòn đảo tư nhân ở Nam Carolina mà không có sự giám sát nào?

Tại sao NIAID của Anthony Fauci lại đầu tư tiền thuế của Hoa Kỳ cho việc sở hữu và tham gia vào nghiên cứu động vật tàn ác và vô nhân đạo trên những con khỉ này?

Liệu những con khỉ trên đất Hoa Kỳ này có phải là nguồn gốc của những gì mà chính Tổng thống Biden và các phương tiện truyền thông hiện đang quảng bá như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng mới. Từ đó, tạo cho WHO cái cớ để can thiệp và tuyên bố “Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng cần được quốc tế quan tâm – PHEIC” để có thẩm quyền và kiểm soát phản ứng của Y tế Công cộng Hoa Kỳ, tương tự như những gì đã được thực hiện với COVID-19?

Nếu Anthony Fauci đã cho phép hoặc ngầm chấp thuận việc tàn ác và vô nhân đạo như vậy đối với khỉ và chó, chúng ta nên đặt nghi vấn rằng liệu cơ quan của ông ta có coi trọng những người trong các thí nghiệm được tiến hành dưới quyền của ông ta hay không.

Tiến sĩ Elizabeth Lee Vliet, M.D. là chủ tịch và giám đốc điều hành của Truth for Health Foundation, một tổ chức từ thiện nhân quyền dựa trên đức tin ủng hộ việc điều trị COVID ngoại trú sớm, điều trị và các nguồn lực cho bệnh nhân bị tổn thương do vaccine, v.v. Bà là đồng tác giả/biên tập viên của “Hướng dẫn Điều trị sớm COVID: Các lựa chọn để tránh xa bệnh viện và cứu mạng quý vị,” cùng với Tiến sĩ Peter McCullough.

Bà Nicole là y tá đã đăng ký với hơn 25 năm kinh nghiệm trong nhiều cơ sở chăm sóc y tế khác nhau. Bà chuyên quản lý ca lâm sàng y học phức tạp của bệnh nhân nhi khoa và người lớn tại gia đình và cộng đồng, đồng thời bà cũng là một nhà tư vấn y tá pháp lý được chứng nhận và có nhiều kinh nghiệm trong việc đánh giá y tế – pháp lý. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Nicole đã nâng cao kỹ năng trong việc phối hợp chăm sóc để bệnh nhân tiếp cận được phương pháp điều trị COVID sớm dựa trên bằng chứng và cấp cứu y tế trên toàn quốc cho các bệnh nhân COVID-19 nhập viện. Bà Nicole hiện là giám đốc của nhóm Chiến lược chăm sóc COVID của tổ chức Truth For Health, một nhóm các chuyên gia y tế và pháp lý làm việc cùng nhau để vận động cho quyền y tế của bệnh nhân và hỗ trợ bệnh nhân tiếp cận với điều trị thích hợp tại bệnh viện hoặc tại nhà. Bà Nicole cũng là đồng tác giả với Tiến sĩ Vliet của nhiều Tờ thông tin về giáo dục người tiêu dùng về các chủ đề quan trọng về y tế, đức tin và khả năng phục hồi của Truth For Health.

Tịnh Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn