Có một Truyền Thống được gọi là Tự Do: Con Người, Thời Đại, Niềm Tin – Phần II
Tiếp theo phần I
Của Hoàng gia, Cách mạng và Cộng hòa Hoa Kỳ
Đôi khi, những cuộc nổi dậy mang ý nghĩa về cả hai phương diện chính phản. Phân định rạch ròi hai phương diện này là không hề dễ dàng; trong khi đang vật lộn cho cái này, chúng ta vô tình tìm thấy cả cái kia đi kèm với những hậu quả tồi tệ, dù ý định ban đầu là tốt. Lịch sử đã nhiều lần ghi lại những ví dụ về các cuộc cách mạng tuyên bố là đấu tranh cho tự do nhưng lại phục vụ sự nô dịch, chiếm đoạt và cả diệt chủng.
Các phong trào đấu tranh tự do hợp pháp đã xuất hiện trong truyền thống Tây phương trong quá khứ. Cả Xuất Ê-díp-tô Ký và sự phục sinh của Chúa Giê-su chính là ví dụ chứng thực cho việc giải phóng khỏi sự nô lệ trong khi ủng hộ sự tự do tuân theo các luật lệ do Đức Chúa Trời ban cho, luật mặc khải.
Những cuộc nổi dậy nhân danh tự do, nhưng dẫn đến kết quả ngược lại, cũng tồn tại. Đặc biệt trong những cuộc đấu tranh chính trị và tranh giành quyền lực, các động cơ xấu xa bị che giấu, và những từ ngữ như tự do dễ bị lạm dụng.
Cuộc nổi dậy thời Trung Cổ buộc vua John của Anh phải ký Magna Carta – được tôn vinh rộng rãi như là một cột mốc cho tự do và thông luật ngày nay
Nhiều thế kỷ sau, cuộc nội chiến Anh và theo sau đó là cuộc “Cách mạng Vinh quang” diễn ra, giống như một cuộc soán ngôi Bolshevik hơn là một phong trào tự do, khiến người dân lao vào phá bỏ một dinh thự trong khi những tên hung tàn nấp trong chái nhà.
Cuộc cách mạng Hoa Kỳ diễn ra vào năm 1776 có nhiều khía cạnh tương đồng với cách mạng Anh, đã thiết lập một chỗ đứng rõ ràng cho tự do. Tuy nhiên chúng ta không hề nhận ra rằng những nỗ lực trong Cuộc Thử Nghiệm Vĩ Đại sẽ bị ngấm ngầm phá hoại, khiến cho câu hỏi về tự do vẫn còn dở dang cho đến ngày nay.
Chúng ta cần thiết tìm hiểu về những cuộc nổi dậy trên và vai trò của chúng trong truyền thống tự do, nhằm làm sáng tỏ mức độ phức tạp của từ này, đồng thời khai thác ý nghĩa bên trong của nó.
I. Nhà Vua, Khế Ước và Magna Carta
Magna Carta là một bản khế ước ban đầu giữa người cai trị và thần dân của ông, một tiền thân của hiến pháp nhằm hạn chế quyền lực nhà vua. Nó đã đưa ra một hệ thống tiền đại nghị, một khái niệm mới lạ ở thời Trung Cổ, và gây được ảnh hưởng cho đến nhiều thế kỷ sau.
Trước Magna Carta, quốc vương trị vì dựa trên học thuyết Thần quyền, hoặc chủ nghĩa chuyên chế, cho rằng quyền lực của nhà vua là do Thần ban cho và có tính tuyệt đối (Điều thú vị là học thuyết này vang lên sức mạnh phi thường của cơ quan hành pháp Hoa Kỳ, như được sáng lập bởi các Tổ Phụ Lập Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra quyết định nhanh chóng để bảo vệ quốc gia trong thời chiến). Vua John của Anh (1166 đến 1216) không phải là vị vua đầu tiên tuân theo tập tục thần quyền này, cũng không phải là người cuối cùng gặp phải sự phản kháng vì làm như vậy
Vua John đối mặt với nhiều rắc rối vào năm 1203; sau khi mất phần lớn đất đai ở Normandy, ông thành lập căn cứ của mình ở Anh, nơi ông gặp phải mối bất hòa hơn nữa vì từ chối yêu cầu của Giáo hoàng Innocent III để Stephen Langton làm Tổng giám mục tiếp theo của Canterbury. Điều này dẫn đến việc John bị vạ tuyệt thông vào năm 1209. Vào thời điểm đó, Giáo hoàng có quyền trao ngôi vua cho các quốc vương châu Âu, và cũng có thể dễ dàng tước đi vương miện của họ.
Sau khi bị vạ tuyệt thông, quyền lực của John suy yếu, trong khi các quý tộc của Anh và Vua Philip II của Pháp đã sớm phản đối ông. 25 nam tước nổi loạn đã đứng lên phản đối việc thu thuế khoa trương của John trên những vùng đất mà ông không sở hữu, và việc ông tùy tiện tịch thu tài sản của nhà thờ. Các nam tước gây sức ép buộc phải khôi phục các luật lệ phong kiến cũ do William the Conqueror đặt ra. Họ đã soạn thảo ra Magna Carta và buộc John phải ký nó vào năm 1215. Cuộc tranh chấp ngoại giao này giữa Vua John và các nam tước được gọi là Cuộc chiến Nam tước lần thứ nhất, kết thúc vào năm 1217 sau cái chết của John.
Để ngăn chặn sự vi phạm của John, bản hiến chương cấm nhà vua đánh thuế thần dân của mình. Các nam tước, như quốc hội ngày nay và Cơ quan lập pháp của Mỹ, sẽ đại diện cho nông nô trên đất của họ, thu thuế và phê duyệt tài trợ của nhà vua – một truyền thống được gọi là “quyền lực của hầu bao”. Ngoài ra, nó thiết lập nền tảng pháp quyền và trình tự công bằng, để các thần dân không thể tùy tiện bị giam giữ hoặc trừng phạt. Bản hiến chương còn có những điều khoản khác.
Magna Carta đã thiết lập một tiền lệ mạnh mẽ cho hệ thống thông luật Anh và vẫn được coi trọng ở Mỹ ngày nay. Tuy vậy không phải tất cả mọi người đều ca ngợi nó; khế ước thường xuyên bị các nhà vua vốn ủng hộ học thuyết Thần quyền phớt lờ, những người mà việc khinh miệt Magna Carta đã trở thành truyền thống theo đúng nghĩa của nó – vang vọng trong hệ thống đối tụng và kiềm chế đối trọng ở Mỹ, nơi các nhánh quyền lực được cho là sẽ ràng buộc nhau và kiểm soát lẫn nhau.
Theo cách đó, khoảng 4 thế kỷ sau, Vua Charles I đã nói với quốc hội của mình rằng những yêu cầu của họ nên đi về đâu.
Và kết quả là gì? Một cuộc nổi dậy đã nổ ra.
II. Một cuộc soán ngôi của các Quân chủ Anh
Hơn 400 năm sau, Vua Charles I (1600 đến 1649), giống như John trước ông, đã gặp phải sự phản kháng từ các thành viên quốc hội của mình. Cuộc tranh chấp kết thúc bằng việc giết chết nhà vua – với một vụ chặt đầu công khai ở London – sau đó là một cuộc cách mạng sẽ vĩnh viễn định hình lại cục diện chính trị ở Anh.
Với việc quốc hội hiện là một cố định ở Anh, theo như nội dung của Magna Carta, các nghị viên vào năm 1628 đã viết một “Bản kiến nghị về quyền” cho nhà vua (các điều khoản tương đồng với yêu cầu của các nam tước), ngụ ý rằng Magna Carta đã không được xem trọng. Bản kiến nghị rất chân thành, nhưng với phản ứng thẳng thắn của Vua Charles đã nhắc nhở họ về một phong tục khác: quốc hội luôn là một cơ quan cố vấn (và chưa thể ban hành luật). Charles, giống như John, tuân theo nguyên tắc thần quyền.
Bất chấp sự bất hòa này, Charles vẫn hy vọng đoàn kết một quốc gia bị chia rẽ sâu sắc. Giữa cuộc Cải cách, xã hội đã bị phân chia thành các phe nhóm tôn giáo – Công giáo, Tin lành, Anh giáo, Thanh giáo và Calvin; có sự chia rẽ quốc gia – Ailen, Scotland, Anh, và các lợi ích nước ngoài; trong khi một số nhóm cấp tiến hơn những nhóm khác.
Sự bất hòa của nhà vua với quốc hội đã dẫn đến việc giải tán quốc hội trong 11 năm (từ 1629 đến 1640) – cho đến khi một cuộc nổi dậy ở Scotland nổ ra và ông cần nguồn quỹ. Sau khi được phục hồi, quốc hội trở nên thù địch và nổi loạn, họ công bố luật pháp (điều mà không thể làm được, khác với Cơ quan Lập pháp Hoa Kỳ, quốc hội khi đó về cơ bản là một cơ quan thu thuế không có quyền lập pháp) và họ cấm Charles giải tán nó – có thể mở ra một cuộc nổi dậy.
Vì vậy, Charles đã gán cho những kẻ cầm đầu tội phản quốc và ra lệnh bắt họ nhưng đã bị ngăn chặn một cách trắng trợn. Charles phải chạy trốn khỏi London và tìm kiếm sự hỗ trợ từ các vùng nông thôn ở phía bắc, những nơi trung thành hơn với nhà vua, ông đã tập hợp một đội quân gồm những người Bảo hoàng. Một cách táo bạo, quốc hội đã thành lập một lực lượng vũ trang của riêng mình, được gọi là Roundheads, bao gồm những người cấp tiến được gọi là Levellers – một phe ủng hộ cộng sản muốn xóa bỏ mọi quyền tư hữu. Lực lượng này do chỉ huy quân sự tài ba Oliver Cromwell lãnh đạo.
Và cuộc nổi dậy đã bùng nổ thành cuộc nội chiến.
III. Một cuộc “Cách Mạng Vinh Quang”
Năm 1642, hai đội quân đụng độ trên chiến trường trong cuộc Nội chiến Anh lần thứ nhất. Tuy nhiên, cuộc xung đột không được giải quyết cho đến cuộc Nội chiến thứ hai vào năm 1648, khi Charles bị đánh bại và bị cầm tù. Cromwell muốn ông ta bị xét xử và hành quyết, trong khi hầu hết quốc hội muốn hòa giải với nhà vua. Những thành viên không tuân thủ theo Cromwell đã bị thanh trừng, và trong số 50 thành viên còn lại, được gọi là “Nghị viện Rump”, 2/3 là những Người Levellers cấp tiến. Họ kết tội nhà vua trong khi thậm chí không có luật sư nào đưa ra cáo buộc hình sự như vậy, cho đến khi một nhà cách mạng ngoại quốc bị phát hiện làm hành vi này.
Vì vậy, vào tháng 03/1649, trước Nhà tiệc tại Whitehall ở Luân Đôn, Vua Charles I đã bị chặt đầu công khai.
Cũng như quyền lực của Vua John suy yếu sau khi ông bị vạ tuyệt thông, quyền lực quân chủ cũng bị dập tắt sau khi Charles I, hoàng tộc bị giáng xuống vai trò bù nhìn cho đến ngày nay. Quyền lực được giao cho quốc hội, từ đó về sau sẽ được quản lý thông qua Vương quyền Anh (không phải quốc vương), chịu sự điều hành của cùng một cơ quan đã tước bỏ vương quyền của John nhiều thế kỷ trước đó.
Trước khi qua đời vào năm 1658, Oliver Cromwell tiếp tục thực hiện một triều đại độc tài khủng bố khắp nước Anh và Ireland. Tự nhận mình là Chúa tể bảo hộ của Khối thịnh vượng chung, ông đã đưa ra chính sách thanh lọc sắc tộc ở Ireland, khiến khoảng 500.000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em chết đói bằng cách đốt phá tất cả hoa màu của họ. Tiếp theo là một cuộc cách mạng mà tự nó đánh mất chủ quyền.
Chế độ quân chủ hạn chế được “phục hồi” vào năm 1660, nhưng quyền lực thống trị rõ ràng đã thay đổi. Trong những thập kỷ sau đó, trật tự xã hội bị đảo lộn: Trận hỏa hoạn lớn ở London tàn phá thành phố năm 1666; Cuộc “Cách mạng Vinh quang” năm 1688 chứng kiến một vị vua khác (James II) bị lật đổ (được thay thế bởi con gái của ông là Mary II và người chồng Hà Lan của cô, William of Orange); Ngân hàng Anh được thành lập năm 1694; và nạn cho vay nặng lãi đẩy đất nước vào vòng nô lệ tài chính không ngừng.
Đây có thực sự là về tự do? Hay quyền lực và sự giàu có?
Đáng chú ý, Tuyên ngôn Nhân quyền của Anh được ký vào năm 1689, bên cạnh việc trao quyền quân chủ cho quốc hội, còn đưa ra các quy định về tự do tôn giáo, tự do sở hữu vũ khí, tự do ngôn luận và các quy định khác mô phỏng theo Magna Carta. Những điều này đã trở thành nguồn cảm hứng cho Tuyên ngôn Nhân quyền của Hoa Kỳ một thế kỷ sau.
IV. Cách mạng Hoa Kỳ và Luật La Mã
Cha của Charles I, Vua James I (1566 đến 1625), nắm giữ ngai vàng khi những người ly khai Thanh giáo đầu tiên lên đường đến các thuộc địa và thành lập Jamestown vào năm 1607 – thể hiện sự không hài lòng của họ đối với quân chủ Scotland, người cũng như Charles, hy vọng sẽ thống nhất nước Anh dưới một tôn giáo. Mãi cho đến năm 1776, các Tổ phụ Lập quốc mới tuyên bố nền độc lập, với lý do đánh thuế không công bằng từ mẫu quốc; vì Chiến tranh Pháp và Ấn Độ đã làm cạn kiệt ngân khố của Anh, và người dân phải chịu đựng các khoản nợ này. Dần dần bị đẩy đến đường cùng, họ đã nổi dậy, thành lập lực lượng dân quân và sẵn sàng đối đầu với quân đội chính quy Anh trên chiến trường.
Quyết tâm thành lập mới một nền cộng hòa tự do, các Tổ phụ lập quốc đã thành lập một liên minh tín nhiệm cho một liên bang của các quốc gia – 13 thuộc địa sẽ trở thành Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Đến năm 1775, chiến tranh bùng nổ. Lực lượng dân quân chưa qua đào tạo của George Washington không thể sánh được với quân đội Anh được trang bị đầy đủ; nhưng với sự hỗ trợ vũ khí và bộ binh từ Chuẩn tướng người Pháp Marquis de Lafayette và nước Pháp, họ đã đánh bại người Anh và giành được tự do – hoặc họ nghĩ vậy.
Sau khi Hiệp ước Hòa bình Paris kết thúc chiến tranh năm 1783, Hiến pháp năm 1788 cuối cùng đã được phê chuẩn. Các Tổ phụ Lập quốc ra quyết định rằng Người dân “được tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được” đối với “cuộc sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc;” luật pháp quốc gia tuân theo thông luật Mỹ và một chính phủ hạn chế với quyền hạn được liệt kê; họ cũng thành lập một liên hiệp thương mại (một liên minh của các bang) – nhưng Người dân phải chủ trì tất cả các thể chế này, chứ không phải ngược lại.
Tuy nhiên, cuộc chiến giành tự do vẫn chưa kết thúc sau khi đánh bại người Anh, vì chế độ quân chủ và quân đội của nó chỉ là những người quản lý doanh nghiệp thuộc địa – những người quản lý tài sản, vì vậy cũng nói; Mỹ vẫn phải giải quyết vấn đề của mình với các chủ đất, Hoàng gia và Thị trưởng Luân Đôn dưới quyền Holy Seal, điều này sẽ không đơn giản như vậy. Nền cộng hòa sẽ phải tuân theo luật La Mã (hoặc Justinian), như các cơ quan đó đã xử lý, và thực tế là các ý tưởng về tự do không phù hợp với tất cả mọi người.
Việc áp dụng luật La Mã cuối cùng đã lẻn vào và khẳng định một yêu sách ở quốc gia mới.
“TẬP ĐOÀN HỢP CHÚNG QUỐC HOA KỲ”
Việc lẻn vào bắt đầu vào khoảng thời gian diễn ra cuộc Nội chiến Hoa Kỳ (1861-1865), cuộc chiến tuyên bố là đấu tranh cho tự do, chống lại chế độ nô lệ nhưng rõ ràng nó phục vụ những mưu đồ bí mật khác. Vào thời điểm đó, cuộc cách mạng công nghiệp đang diễn ra, cả Anh và Pháp đều muốn phá bỏ thế độc quyền ngành bông sợi của miền nam nước Mỹ trong thời kỳ bùng nổ ngành dệt – và chấm dứt hoạt động kinh doanh của một nước cộng hòa một lần và mãi mãi. Một cuộc nội chiến nếu diễn ra sẽ làm suy yếu quốc gia, khiến các phe bên ngoài dễ dàng tác động để đạt được mục đích trên. Mặc dù kế hoạch nhằm khắc chế nước Mỹ này không thành công, nhưng đã kéo theo nhiều âm mưu phía sau.
Bất chấp những gì tốt đẹp mà Abraham Lincoln và Ulysses S. Grant tuyên bố, chế độ nô lệ không phải là nguyên nhân chính của chiến tranh.
Có thể nói rằng miền Bắc đã làm phá sản Liên bang (ở đây là liên minh thương mại, không phải là Liên bang trong nền cộng hòa) và sau đó cố gắng kéo miền Nam vào một thỏa thuận mới được hợp nhất không phù hợp với khế ước ban đầu – Hiến pháp. Các bang miền nam từ chối, vì vậy Lincoln đã lãnh đạo “Quân đội lớn của nền Cộng hòa” mới được thành lập để buộc họ tham gia vào thỏa thuận. Kết quả là cuộc Nội chiến đã cướp đi sinh mạng của khoảng 600.000 người, một lần nữa phá sản các doanh nghiệp, trong khi các phe cánh nước ngoài đang chực chờ.
Đó có thể là kế hoạch ngay từ đầu.
Khác với nước Anh, ở Mỹ không có vị vua nào bị chặt đầu sau cuộc Nội chiến. Nhưng cũng giống như chế độ quân chủ đã suy tàn sau cuộc Cách mạng Vinh quang, Hiến pháp Mỹ cũng trở nên suy yếu sau cuộc chiến này; vào khoảng năm 1871, một bản hiến pháp mới đã được soạn thảo, một bản hiến pháp mà những Tổ phụ Lập quốc chắc chắn sẽ không thừa nhận nó.
Văn bản này sử dụng ngôn ngữ của luật La Mã một cách giả dối để thao túng quốc gia. Con người, thuở ban đầu được nhìn nhận là “những linh hồn sống với các quyền được Thần ban cho,” nay trở thành “một giả định pháp lý không có quyền”; luật tự nhiên và luật mặc khải vốn được tòa án thông luật áp dụng nay bị thay thế thành các thể chế dân sự không có các ràng buộc đạo đức cao hơn, quyền tài phán chủ quyền đối với các vùng đất được hoán đổi cho luật biển dân sự (còn được gọi là luật đô đốc hay luật hàng hải) nơi không tồn tại quyền tối cao như vậy; do đó, chính phủ mới có thể cai trị người dân, chứ không phải ngược lại, và được quản lý ở nước ngoài.
Tiếp theo là gì? Nhiều vụ phá sản diễn ra hơn, dẫn đến sự ra đời của Cục Dự trữ Liên bang vào năm 1913; thể chế của chủ nghĩa xã hội tiền tệ đã bòn rút của cải của nhân dân và khiến quốc gia chìm trong nợ nần; cuộc Đại Suy thoái dẫn đến nạn đói trên diện rộng và sự hình thành một nhà nước theo xu hướng chủ nghĩa xã hội; hai cuộc chiến tranh thế giới nổ ra, kéo theo sau là nhiều cuộc chiến vô nghĩa; hệ thống truyền thông và giáo dục bị xâm nhập, nền văn hóa bị hủy hoại; đạo đức xuống cấp, và nền tự do cũng cùng chung số phận.
Điều thú vị là, phong trào dân quyền Hoa Kỳ diễn ra tiếp sau cuộc Nội chiến, tương tự như hoàn cảnh ở Anh: đạo luật Nhân Quyền ra đời sau cuộc Cách Mạng Vinh Quang. Thông qua lập pháp, phong trào đã thiết lập các biện pháp chống lại sự phân biệt đối xử dựa trên sắc tộc, tôn giáo hoặc các đặc điểm cá nhân khác và vẫn được coi trọng cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, các đạo luật dân sự được ban hành bởi nhà nước thế tục, không phải bởi Thần. Như chúng ta đã biết trước đây về quan điểm của Ngài William Blackstone, nhà nước thế tục không có quyền “hạn chế hoặc phá hủy” hoặc ban hành “những hình phạt nặng hơn” đối với các quyền mà “Đức Chúa Trời và tự nhiên đã thiết lập”.
Vậy rốt cuộc, cuộc Thử nghiệm Vĩ đại về tự do này đã trở thành gì?
Người ta có thể nói rằng đó chính là việc các cuộc cách mạng vẫn tiếp tục cho đến ngày nay.
Kết luận
Loài người vốn luôn có khát vọng sống với các trật tự tự nhiên mà Đấng Tạo Hóa thiết lập; ở nơi đâu mà con người phải chịu đựng bạo ngược và áp bức, nơi đó có khát khao cho tự do. Tuy nhiên, cái ác cũng bám lên khát khao đó, biến những người làm cách mạng và những khối óc cấp tiến thành những quân cờ trong trò chơi, gieo rắc lòng thù hận thành xiềng xích.
Tất nhiên, tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và trung thành là những đức hạnh của một nền cộng hòa tự do, nơi mà những đứa con trai và con gái của nền cộng hòa đã thề sẽ bảo vệ nó. Đúng thế, có những lúc phải mạnh dạn nói và hành động. Nhưng hãy chú ý! Mặc dù bạo lực có thể làm thỏa mãn mục đích nhất thời, nhưng tổ tiên của chúng ta, bằng trí huệ của họ, biết đâu mới là các giá trị cốt lõi bền lâu: “Hãy yêu thương kẻ thù”, tha thứ và giữ gìn đức tin. Vì chỉ có những tên bạo chúa mới thà nhìn thấy lửa và cơn thịnh nộ hơn là những linh hồn cao quý chịu đựng với ân sủng và sự kiên cường lâu dài.
Chỉ có thông qua ân điển, chúng ta mới gặt hái được những phước lành mà Đấng Thiêng Liêng đã an bài cho chúng ta.
Trường An biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Time