Có thể phát hiện cao huyết áp từ 2 dấu hiệu ở vành tai

Không cần máy đo huyết áp, cũng có thể chẩn đoán ra bị cao huyết áp không? Trung y thời cổ đại có phương pháp như vậy.

Triệu chứng đầu tiên của cao huyết áp thường là chóng mặt

Tim đập sẽ vận chuyển máu đi khắp cơ thể, huyết áp là áp lực tạo nên khi máu chảy tác động lên các thành mạch máu, và lực cản của thành mạch máu đối với lưu lượng láu. Bình thường huyết áp duy trì ở mức khoảng 120mmHg tâm thu (mm thuỷ ngân), 80mmHg tâm trương. Nếu người ở trạng thái đứng im mà huyết áp tâm thu vượt quá 140mmHg, tâm trương vượt quá 90mmHg, thì được xem là cao huyết áp.

Rất nhiều người bị cao huyết áp, nhưng bản thân họ không cảm thấy gì. Triệu chứng của bệnh cao huyết áp là xuất hiện dần dần, triệu chứng thường thấy đầu tiên là chóng mặt, sau đó xuất hiện tình trạng tim đập nhanh loạn, dễ mệt mỏi, thậm chí mất ngủ. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể bị nôn ói, co giật.

Làm thế nào để chẩn đoán cao huyết áp mà không cần máy đo huyết áp?

Bệnh cao huyết áp nếu không tiến hành điều trị, sẽ gây ra những biến chứng nghiêm trọng, vì vậy cần phải được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời. Nhưng ở thời cổ đại không có máy đo huyết áp, vậy Trung y thời đó làm thế nào để chẩn đoán bệnh nhân có bị cao huyết áp hay không?

Trung y có thể thông qua phương pháp “vọng, văn, vấn, thiết” (nhìn, nghe, hỏi, tiếp xúc) để phát hiện và chẩn đoán bệnh cao huyết áp.

Nhìn bên ngoài: Trái tai dày và có nếp nhăn, cổ ngắn thô

Một số người có tướng mạo và thể chất đặc thù, tương đối dễ bị cao huyết áp, trong Trung y gọi là hình dáng và tính chất huyết áp cao.

  • Trái tai rất dày hoặc có nếp nhăn. Tai của con người có ít biến đổi theo sự trưởng thành của tuổi tác. Tai của một số người trung niên hay người già xuất hiện một vết nhăn, gọi là “quan tâm câu”, hoặc là trái tai dày lên, kiểu người này động mạch dễ bị xơ cứng, dễ có hiện tượng cao huyết áp.
Có thể phát hiện cao huyết áp từ 2 dấu hiệu ở vành tai
Tai của một số người trung niên hay người già xuất hiện một vết nhăn, gọi là “Quan tâm câu”, điều này có thể là có vấn đề cao huyết áp. (Ảnh: Chương trình “Nói chuyện Trung y xưa và nay” cung cấp)
  • Cổ ngắn thô, sắc mặt luôn đỏ hồng. Mặt đỏ chính là khí huyết xông lên, đây là một dấu hiệu của cao huyết áp.
  • Hói đầu. Người hói đầu là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch và xuất huyết não.

Nghe giọng nói, nghe mùi: Khi nói chuyện thở gấp, hơi thở có mùi hôi

“Văn” chính là nghe chẩn đoán bệnh và ngửi mùi vị. Nếu khi nói chuyện nhanh mà thở gấp hoặc thở mạnh, đều là dấu hiệu dễ có hiện tượng cao huyết áp. Người bị cao huyết áp thường hỏa khí lớn, cũng thường bị hôi miệng.

Hỏi triệu chứng: Nhức đầu, chóng mặt

Triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh cao huyết áp chính là đau đầu, chóng mặt. Ngoài ra còn có triệu chứng ù tai, cổ cứng, tay tê, dễ nóng nảy, ngủ không ngon cũng là triệu chứng đặc thù.

Bắt mạch: Mạch đập vừa mạnh vừa gấp

“Thiết” chính là bắt mạch. Người cao huyết áp sẽ có mạch đập gấp, bởi vì máu lưu thông rất mạnh, sức căng của mạch quá cao, vách động mạch không co dãn đàn hồi, mạch đập vừa mạnh, vừa cứng, vừa gấp.

Trung y sau khi áp dụng phương pháp “vọng, văn, vấn, thiết”, sẽ hiểu được đại khái về bệnh cao huyết áp của người bệnh thuộc về loại nào, từ đó tiến hành trị liệu.

(Bài viết được trích và chỉnh lý lại từ chương trình: “Nói chuyện Trung y xưa và nay” của Đài truyền hình Tân Đường Nhân khu vực Châu Á – Thái Bình Dương).

Tác giả: Lâm Nguyên Tuyền, Giám sát trưởng Công hội bác sĩ Trung y thành phố Đài Bắc - Đài Loan
Lý Thanh Phong biên tập
Lam Yên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn