Độc giả rút ra bài học khi đọc bài viết ‘Vì Sao Có Nhân Loại’: Sống tử tế và biết ơn sẽ nhận được hồi báo
Bà Williams là bà cố của 40 người chắt, tin rằng những người tử tế và thường làm việc cao quý sẽ nhận được những phần thưởng lớn, và [cũng là] bảo chứng [cho họ] có cơ hội được tận hưởng cuộc sống vĩnh hằng trên thiên thượng.
Khi bà Williams đọc bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” của nhà sáng lập Pháp Luân Công, Ngài Lý Hồng Chí, được The Epoch Times đăng tải hồi tháng Một vừa qua, nhiều ý tưởng được tiết lộ trong bài viết này phù hợp với đức tin Cơ Đốc của bà.
Một “cảm giác từ bi […] thấm đẫm trong bài viết đó, để lại trong tôi một cảm giác bình yên,” bà nói với The Epoch Times.
[Những lời răn dạy của Cơ Đốc Giáo và Ngài Lý] đều nhấn mạnh thực tế về Tình Bằng hữu, sự quan tâm lẫn nhau và đối xử tử tế với nhau,” bà bày tỏ.
Năm nay đã 90 tuổi, bà Williams sống ở thành phố Salt Lake, tiểu bang Utah, tiếp tục nhớ lại sự thông thái trong bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” về “tầm quan trọng của việc đối xử tử tế và làm việc thiện sẽ được ghi nhận và nhận được hồi báo,” rất tương tự như đức tin của bà.
Mặc dù tôn giáo của bà khác ở một số khía cạnh, nhưng bà Williams tin rằng “thế giới này sẽ là nơi tuyệt vời nếu mọi người có thể tuân theo những nguyên lý của Pháp Luân Công,” như bà đã viết cho The Epoch Times trong một bức thư trước đó.
Những bài giảng về đạo đức của Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, bao gồm ba nguyên lý căn bản là: chân, thiện và nhẫn. Năm 1992, Đại Sư Lý đã phổ truyền môn tu luyện tinh thần này tới công chúng ở Trung Quốc.
“Đấng Sáng Thế Chủ nói với những người khác nhau theo những cách khác nhau … [Khi tôi đọc xong bài viết này, tôi có] cảm giác rằng Chúa đã nói chuyện với người đàn ông vĩ đại này [Ngài Lý],” bà nói thêm.
“Và tôi cảm thấy Đại Sư Lý rất quan tâm đến nhân loại … linh hồn của chúng ta là bất diệt, linh hồn đó sẽ tiếp tục sống,” bà cho biết.
Trong bài viết này, Đại Sư Lý đã nêu lên chân lý rằng giữ vững thiện lương và lòng biết ơn trong nghịch cảnh có thể giúp tiêu trừ nghiệp ác do những tội lỗi [mà chúng ta] đã phạm phải trong quá khứ.
“Tôi không biết làm sao để liên hệ với điều đó, ngoại trừ việc … chúng ta có thể sửa chữa … những suy nghĩ và lỗi lầm bất hảo [mà chúng ta đã phạm]. Những việc tốt mà chúng ta làm sẽ bù đắp cho những việc xấu, [và rồi] chúng ta sẽ được tha thứ và quên đi tội lỗi đó,” bà nói tiếp.
“Tôi biết rằng chúng ta có mọi cơ hội để thay đổi cuộc sống của mình, để hối cải và làm tốt hơn. Và tôi biết rằng Đấng Cứu Rỗi của chúng ta sẵn lòng tha thứ [cho chúng ta],” bà bổ sung.
Biết ơn mỗi ngày
Nghiên cứu các bài giảng của Pháp Luân Công đã khích lệ bà Wendy Klappenbach biết ơn mỗi ngày và luôn lạc quan.
“[Pháp Luân Công] là một tín ngưỡng thâm sâu [với] những giá trị đạo đức rất đơn giản làm nền tảng cho cuộc sống mà tất cả chúng ta đều nên tuân theo,” bà nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Đài truyền hình Tân Đường Nhân (NTD Television), hãng truyền thông cùng hệ thống với The Epoch Times.
“Dành thời gian để tĩnh lặng suy ngẫm, sống một cuộc đời tốt đẹp hơn, luôn là hữu báo về sau … Điều này thực sự có ý nghĩa. Giờ thì tôi có thể hiểu được tại sao hàng triệu người đang theo học Pháp Luân Công,” bà Klappenbach, người đã về hưu và sống ở Bắc Idaho, nói thêm.
“Thật hân hoan khi thức dậy vào mỗi ngày và nói: ‘Cảm ơn Chúa vì ngày hôm nay.’ Con sẽ khiến ngày hôm nay trở thành ngày tuyệt vời nhất có thể,” bà nói tiếp.
Được nuôi dạy là tín đồ Cơ Đốc Giáo, dù [bây giờ] không còn đi nhà thờ nữa, nhưng bà Klappenbach luôn quan tâm đến lý do tại sao một số tôn giáo lại khác với các tôn giáo khác.
“Đó chỉ là những con đường khác nhau mà chúng ta quyết định lựa chọn … tất cả chúng ta đều có con đường của riêng mình, nhưng thật tuyệt khi tìm hiểu về môn này, pháp môn Pháp Luân Công và đức tin của họ,” bà cho hay.
Bà khuyên mọi người nên đọc bài viết của Đại Sư Lý với một tâm hồn cởi mở. “Thay vì đọc để phán xét, hãy đọc đúng như bản chất của bài viết này, như cách giáo dục để tìm hiểu về một nền văn hóa khác,” bà nói.
“Nếu mọi người được kết nối nhiều hơn với vị Thần của họ, hoặc bất cứ vị nào mà họ tin tưởng, thì họ đều sẽ trở thành những người tốt hơn.”
Tín ngưỡng ôn hòa bị bức hại
Bà Klappenbach đã giới thiệu cho nhiều người đọc bài viết “Vì Sao Có Nhân Loại” — bài viết mang đến một góc nhìn sâu sắc về đức tin vào Thần Phật của Pháp Luân Công — vì cuộc bức hại mà các học viên Pháp Luân Công đang phải chịu đựng ở Trung Quốc.
“Có một nhóm người đang trải qua khổ nạn, chỉ vì họ [kiên định vào] đức tin này,” bà Klappenbach cho hay.
“Chính quyền Trung Quốc đang cố gắng đàn áp tín ngưỡng này … mọi người cần phải ý thức được rằng có một tín ngưỡng đang bị tấn công … đây không phải là [điều xảy ra vào] thời kỳ Trung Cổ … nó đang xảy ra ngay lúc này trong xã hội hiện đại,” bà nói thêm.
Pháp Luân Công được phổ truyền tại Trung Quốc trong những năm 1990, với số lượng học viên ước tính vào khoảng 70 triệu đến 100 triệu người. Chính quyền Trung Cộng lo sợ số lượng học viên [đông đảo] sẽ đặt ra một mối đe dọa cho sự kiểm soát độc tài của nó, vì vậy đã phát động một chiến dịch đàn áp [chưa từng có trong lịch sử] nhằm xóa bỏ pháp môn này bắt đầu từ ngày 20/07/1999, và cuộc bức hại vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay.
“Mọi người bị buộc phải từ bỏ đức tin của mình [và] về cơ bản họ chỉ được phép tôn sùng và tin rằng chính quyền của họ là ‘vĩ đại tuyệt đối,’” bà nói.
Bài viết có sự đóng góp của Stefania Cox
Việt Hà biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times