Hạ viện đẩy mạnh việc ủy quyền cho FISA, từ chối đề nghị xem xét lại
Các nhà lập pháp đã đưa ra một nỗ lực để sửa đổi FISA nhằm bảo vệ quyền tự do dân sự tốt hơn. Đạo luật đã được [Hạ viện] tái ủy quyền cho thời hạn ngày 19/04.
Hôm 15/05, Hạ viện đã bác bỏ một đề nghị xem xét lại cuộc bỏ phiếu ở viện này nhằm tái ủy quyền cho Mục 702 gây tranh cãi của Đạo luật Giám sát Tình báo Ngoại quốc (FISA).
Trước cuộc biểu quyết về đề nghị xem xét lại do Dân biểu Anna Paulina Luna (Cộng Hòa-Florida) đề xướng, các nhà lập pháp đã bỏ phiếu để đưa ra đề nghị nhằm tránh để dự luật này được xem xét lại toàn bộ. Dự luật này đã được đưa ra trong cuộc bỏ phiếu với tỷ lệ 259 phiếu thuận – 168 phiếu chống.
Bà Luna đã đề xướng xem xét lại vào tuần trước sau khi Hạ viện thông qua việc tái ủy quyền cho Mục 702 trong vòng hai năm trong cuộc bỏ phiếu với 273 phiếu thuận – 147 phiếu chống. Việc xem xét đề nghị này đã bị hoãn lại cho đến tuần này, mặc dù phần lớn dự đoán cho rằng việc xem xét lại này sẽ thất bại.
Việc tái ủy quyền đã được thông qua vào tuần trước không bao gồm một quy định rằng các cơ quan tình báo phải được cấp một trát tòa để kiểm tra dữ liệu và thông tin liên lạc của người Mỹ, vì một sửa đổi yêu cầu bắt buộc phải có một trát tòa đã bị bác bỏ trong một cuộc bỏ phiếu hòa.
Mục 702 ủy quyền cho các cơ quan tình báo tiến hành giám sát người ngoại quốc mà không cần trát tòa nhưng các cơ quan tình báo này cũng thu thập luôn thông tin của người Mỹ có mục tiêu giao tiếp với ngoại quốc. Điều này đã làm dấy lên những mối lo ngại về quyền tự do dân sự từ cả hai đảng, đặc biệt là sau những tiết lộ rằng FBI đã lạm dụng mục này một cách rộng rãi. Quyền hạn này sẽ hết hạn vào ngày 19/04.
Dự luật đã được Hạ viện thông qua là một bản sửa đổi của “Đạo luật Cải tổ Tình báo và An toàn cho nước Mỹ” của Dân biểu Laurel Lee (Cộng Hòa-Florida), sẽ gia hạn việc ủy quyền gián điệp gây tranh cãi thêm hai năm nữa. Đây là một mức giảm so với mức gia hạn năm năm vốn đã bị Hạ viện bác bỏ trước đó trong tuần này.
Tuần trước, 19 dân biểu Đảng Cộng Hòa đã cùng Đảng Dân Chủ tổ chức một cuộc bỏ phiếu theo thủ tục đối với một phiên bản trước đó của dự luật này với lý do là dự luật chưa làm đủ để cải tổ hệ thống và bảo vệ các quyền tự do dân sự.
Dự luật này sẽ cải tổ Mục 702, được thông qua năm 2008 và cho phép các quan chức tình báo thu thập thông tin về các tác nhân ngoại quốc đang làm việc bên ngoài Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, kể từ khi dự luật này được Quốc hội tái ủy quyền với đa số ủng hộ sít sao vào năm 2018, thì một loạt hành vi lạm dụng đã được đưa ra ánh sáng khiến người ta đặt câu hỏi về tương lai của toàn bộ thủ tục này.
Những vấn đề này đã gây chia rẽ Quốc hội và thúc đẩy việc hình thành các liên minh khó có thể xảy ra giữa các đảng phái về vấn đề này.
Vào năm 2021, người ta phát hiện ra rằng 3.3 triệu cuộc truy vấn về người Mỹ đã được thực hiện theo Mục 702.
Mặc dù số lượng có giảm vào năm sau đó nhưng gần 300,000 cuộc truy vấn vẫn bị phát hiện.
Quy định tương tự đã được sử dụng để theo dõi không đúng cách chiến dịch tranh cử năm 2016 của cựu Tổng thống Donald Trump trong cuộc điều tra Crossfire Hurricane đã đổ vỡ nhằm vào tổng thống, dựa trên quan điểm sai lầm rằng chiến dịch tranh cử của ông Trump đang hợp tác với Nga.
Có gì trong dự luật cải tổ?
Để đối phó với những hành vi lạm dụng này và các hành vi lạm dụng được báo cáo khác, dự luật của bà Lee sẽ thực hiện một số thay đổi về cách thu thập thông tin và các biện pháp bảo vệ chung quanh những hành động đó.
Dự luật chủ yếu sẽ tăng cường các quy định nhằm “bảo đảm rằng các đơn gửi lên Tòa Giám sát Tình báo Ngoại quốc … nhắm mục tiêu vào người dân Hoa Kỳ là chính xác và đầy đủ.”
Các điều khoản khác sẽ cắt giảm đáng kể số lượng những người được phép thực hiện và ủy quyền thực hiện các cuộc truy vấn FISA, điều mà những người đề xướng cho rằng sẽ giúp bảo đảm rằng luật pháp được tuân thủ.
Một điều khoản khác sẽ yêu cầu cấm hoàn toàn việc sử dụng Mục 702 để thu thập bằng chứng phạm tội.
Những cải tổ này “sẽ làm rõ đây là một công cụ tình báo, chứ không phải công cụ thực thi pháp luật,” Thành viên Đặc biệt của Ủy ban Tình báo Hạ viện Jim Himes (Dân Chủ-Connecticut), một người ủng hộ dự luật, cho biết trong phiên điều trần trước đó của Ủy ban Quy tắc.
Những cải tổ này cũng tăng hình phạt đối với các cuộc truy vấn trái phép, phạt tiền hoặc án tù liên bang lên tới 10 năm nếu vi phạm.
Cuối cùng, những cải tổ này sẽ giúp Quốc hội dễ dàng thực hiện việc giám sát chương trình hơn.
Với việc dự luật được thông qua tại Hạ viện sau khi đề nghị xem xét lại của bà Luna gặp thất bại, giờ thì dự luật sẽ được chuyển đến Thượng viện, nơi sau đó có thể sẽ xảy ra những tranh luận tương tự về quyền riêng tư và an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, dự luật này có thể phải đối mặt với một con đường gập ghềnh tại Thượng viện, nơi từng nhà lập pháp có nhiều quyền lực hơn để cản trở dự luật — một mối đe dọa mà Thượng nghị sĩ Rand Paul (Cộng Hòa-Kentucky) đã đưa ra liên quan đến việc tái ủy quyền cho FISA. Tương tự những người đồng cấp ở Hạ viện, ông Paul đã yêu cầu rằng dự luật phải đính kèm một quy định về trát tòa.
Ông Paul đã đe dọa sẽ để việc ủy quyền hết hiệu lực vào thứ Sáu (19/04).
Doanh Doanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times