Mối liên hệ giữa gia tăng ca nhiễm và tử vong do COVID-19 và khói do cháy rừng

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng việc tiếp xúc với các chất ô nhiễm trong khói cháy rừng có thể dẫn đến hàng nghìn ca nhiễm COVID-19 và tử vong.

Nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí Science Advances, chỉ ra mối liên hệ giữa ô nhiễm dạng hạt mịn được gọi là PM2.5 (có chiều ngang 2.5 micromet) được tạo ra bởi cháy rừng, trong số các nguồn khác, với sự gia tăng đáng kể các trường hợp và tử vong do COVID-19 tại tiểu bang California, Oregon và tiểu bang Washington.

Francesca Dominici, nhà thống kê sinh học tại Harvard và là tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Các đám cháy rừng đã làm trầm trọng thêm đại dịch.”

Nghiên cứu đã tìm cách đánh giá tác động của các vụ cháy rừng năm 2020 tại ba tiểu bang đối với các trường hợp bùng phát ca nhiễm và tử vong do COVID-19 bằng cách đánh giá mối tương quan của chúng với dữ liệu về phơi nhiễm PM2.5 ngắn hạn, đồng thời tìm cách giải thích một số yếu tố gây nhiễu, bao gồm  thời tiết, tính thời vụ, xu hướng dài hạn, tính di động và quy mô dân số.

Đánh giá dữ liệu từ 92 quận hạt bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn, các tác giả của nghiên cứu “đã tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ rằng cháy rừng đã khuếch đại ảnh hưởng của phơi nhiễm ngắn hạn bụi mịn PM2.5 đối với các trường hợp nhiễm và tử vong do COVID-19, bất chấp sự không đồng nhất đáng kể giữa các quận hạt.” 

Tính không đồng nhất đề cập đến sự thay đổi về mặt lâm sàng, thống kê hoặc phương pháp luận giữa các nghiên cứu trong một tổng quan hệ thống.

tử vong do COVID và cháy rừng
Các thành viên của Đơn vị Cal Fire San Mateo-Santa Cruz (CZU) diễu hành dọc theo Đường thu phí Old Lawley trong đám cháy Glass ở Calistoga, California, hôm 02/10/2020. (Ảnh: Stephen Lam/Reuters)

Đối với các trường hợp COVID-19, nghiên cứu cho thấy 52 trong số 92 quận có “bằng chứng mạnh mẽ” về mối liên quan tích cực giữa bụi mịn PM2.5 và nguy cơ cao nhiễm COVID-19, căn bệnh do virus Trung Cộng gây ra.

Mặc dù có sự khác biệt rõ rệt giữa các quận, nhưng khi tổng hợp trên nhiều quận, kết quả chỉ ra rằng bụi mịn PM2.5 hàng ngày tăng lên 10 microgam/ mét khối trong 28 ngày tiếp theo có liên quan đến sự gia tăng 11.7% các trường hợp COVID-19.  Tại hai quận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất – Sonoma, tiểu bang California và Whitman, tiểu bang Washington – các nhà nghiên cứu kết luận rằng cùng một mức độ PM2.5 trong cùng khoảng thời gian có liên quan đến sự gia tăng lần lượt là 65.3% và 71.6%.

Cũng có sự khác biệt đáng kể giữa các quận về tỷ lệ tử vong do COVID-19, với 17 trong số 92 quận phản ánh “bằng chứng mạnh mẽ về mối liên hệ tích cực” giữa PM2.5 và các trường hợp tử vong.  Cùng các thông số phơi nhiễm PM2.5 như trên, các nhà nghiên cứu nhận thấy tổng số ca tử vong tăng 8.4%, với hai quận của California – Calaveras và San Bernardino – lần lượt là 52.8% và 65.9%.

Nghiên cứu kết luận rằng PM2.5 trong khói cháy rừng có khả năng gây ra thêm 19,742 trường hợp COVID-19 và 748 trường hợp tử vong nhiều hơn so với những gì đã xảy ra nếu không có chất ô nhiễm.

Các nhà nghiên cứu viết: “Chúng tôi đã tìm thấy bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ tích cực giữa sự gia tăng PM2.5 mỗi ngày và sự gia tăng nguy cơ mắc và tử vong do COVID-19, tích lũy đến 4 tuần.” 

Trong khi các nhà khoa học tiếp tục tìm hiểu thêm về mức độ ảnh hưởng của cháy rừng đối với sức khỏe con người, một chuyên gia nói với National Geographic rằng PM2.5 có thể khiến virus Trung Cộng xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn bằng cách xâm nhập vào một số tế bào giúp trục xuất các mầm bệnh khác nhau.

Thiên Thiên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times

Xem thêm:

Chia sẻ bài viết này tới bạn bè của bạn